Vừa qua, sau khi Ford Việt Nam công bố giá bán và chi tiết thông số - trang bị của EcoSport 2018 thì có một câu hỏi dấy lên: “Giữa hai phiên bản cao cấp nhất nên chọn bên nào?”. Bởi lẽ Ecosport 1.5L AT Titanium và Ecosport 1.0L AT Titanium chênh lệch nhau 41 triệu (648 và 689 triệu), còn lại khác biệt đáng kể nhất nằm ở 2 động cơ mới: động cơ hút khí tự nhiên 1.5L Dragon và động cơ tăng áp 1.0L Ecoboost.
Sau đây mình xin phân tích những điểm khác biệt chính của 2 loại động cơ này để giúp anh em có thể cân nhắc tốt hơn khi chọn mua mẫu CUV của Ford. Liệu động cơ tăng áp có thật sự tốt hơn và đáng tiền bỏ ra thêm so với động cơ hút khí tự nhiên? Trước hết, anh em có thể xem qua bảng so sánh chi tiết về thông số động cơ, hộp số của 2 phiên bản Titanium của EcoSport như sau:
Như trong tiêu đề mình đã đề cập, công suất và mô-men xoắn của 2 động cơ thật sự chênh lệch nhau không nhiều. Có thể nói, nếu chủ yếu sử dụng xe đi lại ở đô thị thì anh em sẽ khó nhận ra khác biệt đáng kể giữa chúng, về độ mạnh hay khả năng tăng tốc trên các đoạn đường ngắn. Nếu muốn thấy rõ sự hơn thua cần thử với vận tốc từ khoảng 80 km/h trở lên ở cao tốc hay xa lộ.
Đó là chưa kể đến hiện tượng phản hồi trễ (turbo lag) đặc trưng ở động cơ tăng áp, khi đạp ga thì sự đáp ứng sẽ chậm hơn so với động cơ hút khí tự nhiên ở những dải tua thấp. Chỉ đến khi tuabin được khí thải quay đủ nhanh và nạp đủ nhiều không khí vào buồng đốt thì khi đó động cơ tăng áp mới thực sự thể hiện sức mạnh nhỉn hơn động cơ hút khí tự nhiên, thường là ở dải tua máy trung vào cao.
Tiếp đến về tiêu hao nhiên liệu thì sẽ có 2 trường hợp:
Khi di chuyển ở vận tốc trung bình thấp thì động cơ EcoBoost 1.0L tiết kiệm hơn. Đơn giản là vì bộ tăng áp cũng chưa tác động nhiều đến quá trình hoạt động của động cơ, lượng không khí và nhiên liệu nạp vào xylanh là “tự nhiên”, và vì có dung tích nhỏ hơn động cơ 1.5L nên nó tiết kiệm hơn.
Khi ở tốc độ cao thì mức tiêu hao nhiên liệu sẽ tương đương nhau hoặc động cơ tăng áp của Ford sẽ hao xăng hơn. Bởi lẽ khi đạt đến chế độ sinh công cao và tăng áp can thiệp nhiều, không khí đưa vào buồng đốt nhiều hơn, ECU sẽ điều chỉnh lượng xăng phun vào nhiều hơn để có thể đạt được sức mạnh tương đương như động cơ hút khí tự nhiên.
Có thể nói động tăng áp cũng chỉ đảm bảo hiệu suất và khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt nhất mà nhà sản xuất công bố khi anh em điều khiển xe ở một vận tốc và dải vòng tua tối ưu nhất định. Anh em có thể tham khảo hơn về vấn đề này ở bài Những sự thật chưa biết về động cơ tăng áp do mod @turquoise viết.
Động cơ EcoBoost 1.0L ở Ford EcoSport 2018
Do có cấu tạo phức tạp hơn, yêu cầu về vật liệu cao hơn để hoạt động ổn định với cường độ lớn nên động cơ tăng áp sẽ có giá thành đắt hơn động cơ hút khí tự nhiên. Đồng thời khi có hư hỏng, việc sửa chữa cũng sẽ tốn thời gian và tốn kém hơn. Ngoài ra theo lý thuyết trước đây thì động cơ tăng áp có độ bền không bằng các động cơ thông thường, nhưng với trình độ chế tạo của ngành công nghiệp ô tô hiện nay thì điều này anh em có thể an tâm, chỉ cần bảo dưỡng đầy đủ thì mọi chuyện sẽ ổn.
Bên cạnh các điểm vừa kể trên thì các trang thiết bị ở 2 phiên bản EcoSport 2018 cao cấp nhất giống nhau đến 96%. Bản Titanium 1.0L EcoBoost chỉ nhỉnh hơn với cụm đèn trước dạng Projector có tính năng tự động bật/tắt, thêm cảm biến gạt mưa và bật tắt động cơ tự động. Còn dưới đây là bảng so sánh danh sách tiện nghi, an toàn để anh em tiện theo dõi:
Ý kiến của anh em về hai phiên bản này của EcoSport ra sao? Đặt trường hợp là mình đi mua xe, nhiều khả năng sẽ chọn bản 1.5L Titanium AT thôi, nhu cầu chủ yếu đi lại trong thành phố và lâu lâu mới phải đi xa. Còn với 41 triệu tiết kiệm được có thể dùng để độ một bộ đèn nào đó đẹp và tốt hơn, còn bật/tắt động cơ, đèn hay gạt mưa tự động với mình không quá quan trọng.
Ảnh Ford EcoSport 1.0L Titanium AT: