Ô tô lắp ráp nội địa chất lượng thấp hơn xe nhập khẩu, vì đâu nên nỗi?
Thông thường, những người có sự quan tâm nhất định đến các dòng xe hơi và có cơ hội sở hữu xe đều nhận ra sự khác biệt giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước. Sự chênh lệch ở đây là khá rõ ràng và hầu hết cán cân chất lượng đều nghiêng về phía xe nhập khẩu hơn. Ví dụ, các dòng xe nhập khẩu thường có độ cách âm tốt hơn, vô-lăng cân bằng, ít xô lệch hơn hay thậm chí tiếng đóng cửa của xe nhập khẩu nghe cũng chắc chắn hơn xe trong nước. Điều này khiến ai cũng phải đặt câu hỏi, xe nhập khẩu thực sự có chất lượng cao hơn xe lắp ráp trong nước.
Để tìm hiểu rõ điều này, cần hiểu rõ rằng, xe lắp ráp cơ bản có 2 dạng: CKD và IKD, mỗi dòng thường có chỉ số chất lượng khác nhau.
1. CKD và IKD là gì?
• CKD
CKD hay còn được gọi là xe lắp ráp từ linh kiện hoàn chỉnh (Completely Knocked Down). Có nghĩa là dòng xe được lắp ráp bằng 100% linh kiện nhập khẩu nước ngoài, chỉ tiến hành lắp thành xe hoàn chỉnh bởi tay thợ Việt Nam.
Nếu xe lắp ráp theo kiểu này thì tỷ lệ nội địa hóa được tính bằng 0, dù thực tế xe vẫn phải phải tiến hành hàn, dập, sơn hoàn toàn ở nhà máy trong nước. Với phương pháp này, xe được lắp ráp trong nước sẽ có chất lượng tương đương với xe nhập khẩu được lắp ráp tại các quốc gia tại Đông Nam Á, nơi là nhận chung nguồn nhập linh kiện.
• IKD
IKD là xe lắp ráp từ bộ linh kiện không hoàn chỉnh (Incompletely Knocked Down), có nghĩa là có một số linh kiện dùng trên xe được mua ở trong nước. Tỷ lệ phần trăm lượng linh kiện nội địa sử dụng trên xe sẽ được quy đổi và được gọi dưới cái tên 'tỷ lệ nội địa hóa' mà chúng ta hay nghe.
Với dòng IKD, các hãng xe lắp ráp thường chỉ chọn các phụ tùng đơn giản ở trong nước, ví dụ như thân vỏ, lốp, dây điện, kính, ghế..., bởi nguồn hàng các linh kiện này ở trong nước rất nhiều và có chất lượng tốt. Chính bởi điều kiện nội địa hóa nên mới hình thành nên lằn ranh giữa xe lắp ráp và xe nhập khẩu.
2. Có thật hay không - xe lắp ráp trong nước không đảm bảo?
Thông thường, người ta thường cho rằng xe lắp ráp kém hơn là bởi chất lượng vật liệu không như hàng nhập khẩu, thể hiện qua các vấn đề như vỏ mỏng hơn, kính chắn gió nhanh mờ, cách âm kém, lốp nhanh ra... Trong khi xe nhập khẩu vận hành luôn cho cảm giác đầm, mượt mà và cách âm cũng tốt hơn hẳn.
Dù thực tế, quan điểm này thực tế chỉ hình thành từ tâm lí sính ngoại. Hãy nhìn vào 2 chiếc xe Camry lắp ráp trong nước và nhập khẩu. Camry ở Việt Nam nặng 1.490-1.505 kg khi không tải, gần như không chênh lệch là bao với con số 1.497-1.515 kg của Camry Mỹ, và có thể việc hơn kém nhau chỉ là do thiết kế và trang bị khác biệt chút ít.
Thực tế, bạn cần biết rằng để bán ra cả lô hàng ở Việt Nam, các hãng sản xuất xe luôn phải gửi 1 mẫu xe về hãng xe mẹ để kiểm tra chất lượng rồi mới có thể cho xuất xưởng toàn bộ lô. Với giấy chứng nhận chất lượng từ hãng mẹ, ai có thể nói rằng xe trong nước tệ hơn xe nhập khẩu. Đó là chưa kể đến việc có nhiều hãng xe ở Việt Nam vốn kinh doanh theo hướng FDI, tức là lắp ráp tại Việt Nam để đem xuất khẩu sang khu vực khác, ví dụ như Trường Hải. Hãy thử suy nghĩ, nếu như chất lượng của các mẫu xe lắp ráp này tệ, thì liệu chúng có thể xuất khẩu hay không.
Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng, không lửa làm sao có khó, câu chuyện về chất lượng xe nhập khẩu tốt hơn xe lắp ráp là có thật. Tuy nhiên, sự chênh lệch này đến từ đâu, từ trình độ lắp ráp, chất lượng dây chuyền hay cơ sở hạ tầng tại Việt Nam vẫn là câu hỏi là bất cứ ai cũng khó trả lời.
Nguồn: vnexpress.net