Cấp giấy phép lái xe ô tô cho người khuyết tật: Liệu có khả thi?



Dùng xe nào để sát hạch cấp bằng lái cho người khuyết tật?


Mặc dù đã chính thức có hiệu lực, nhưng việc triển khai Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ GTVT trong thực tế theo đánh giá của các địa phương và cơ sở đào tạo lái xe là rất khó khăn và chắc chắn sẽ phát sinh vướng mắc cần tiếp tục xử lý.


Đủ sức khỏe thì được thi lấy bằng B1 số tự động


Khoản 2, điều 43, Thông tư 12/2017/TT - BGTVT về đào tạo lái xe quy định rõ: “Đào tạo để cấp GPLX hạng B1 số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo”. Như vậy, từ ngày 1-6, người khuyết tật đã có thể được đăng ký học, thi và lấy GPLX. Tuy nhiên, cũng theo Thông tư này, người khuyết tập muốn được tham gia đào tạo, cấp bằng lái xe hạng B1 phải đáp ứng đủ các điều kiện về sức khỏe theo quy định tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT - BGTVT của Bộ GTVT và Bộ Y tế ban hành năm 2015.


Cụ thể, những người bị chứng: rối loạn tâm thần (chữa khỏi chưa quá 6 tháng hoặc mãn tính), động kinh, rối loạn cảm giác sâu; suy tim, có chứng khó thở từ độ III trở lên; song thị, hoặc mù 3 màu (vàng, đỏ, xanh lá); liệt vận động từ 2 chi trở lên, hoặc mất 1 bàn tay (chân) trong khi có 1 chi khác không toàn vẹn hoặc, giảm chức năng... sẽ không đủ điều kiện học, thi lấy GPLX hạng B1.


Theo Trưởng phòng Phục hồi chức năng - giám định, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lê Tuấn Đồng, quy định người khuyết tật được đào tạo và tham gia sát hạch GPLX hạng B1 là để bảo đảm quyền lợi cho mọi công dân. Bộ Y tế, Bộ GTVT cùng các đơn vị liên quan đã nghiên cứu, tham khảo Luật Người khuyết tật, Công ước quốc tế, cũng như các tiêu chuẩn sức khỏe lái xe của một số nước trên thế giới và trong khu vực... để có tiêu chuẩn rõ ràng, phù hợp.


Khó vận dụng trong thực tiễn


Dù ủng hộ về chủ trương cấp GPLX hạng B1 xe số tự động cho người khuyết tật đủ điều kiện, nhưng các địa phương cũng như cơ sở đạo tạo lái xe còn nhiều băn khoăn. Trưởng phòng Quản lý phương tiện và người lái, Sở GTVT Hà Nội, ông Nguyễn Đình Nghĩa đặt vấn đề, để đào tạo, sát hạch đối với người khuyết tật, liệu có cần đến phương tiện, sân bãi và bài thi riêng, phù hợp với điều kiện sức khỏe hay cứ áp dụng các điều kiện như với người bình thường? “Để đưa được quy định này vào thực tế, thực hiện tốt và phát huy hiệu quả thì cả người khuyết tật lẫn cơ quan chức năng sẽ còn nhiều vấn đề cần thời gian để giải quyết thấu đáo”, ông Nguyễn Đình Nghĩa cho hay.


Tương tự, Trưởng phòng Quản lý phương tiện và người lái, Sở GTVT Hải Phòng, ông Nguyễn Quang Hiếu cho rằng, rất nhiều cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn thành phố cũng băn khoăn về việc này. “Tại buổi tập huấn về Thông tư 12 của Tổng cục Đường bộ cho các Sở GTVT và cơ sở đào tạo lái xe thì hầu hết đều tỏ ra băn khoăn. Quy định là vậy nhưng khi áp dụng vào thực tiễn sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề”, ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin.


Ông Nguyễn Quang Hiếu lấy ví dụ, đối với người bị khuyết chân phải, trong khi chân ga của ô tô đặt ở bên phải sẽ phải xử lý như thế nào. Cũng có thể đưa xe vào hãng để lắp bộ chuyển đổi chân ga từ phải sang trái nhưng liệu có vi phạm về đăng kiểm và có phù hợp với đặc tính an toàn của phương tiện? “Các cơ sở đào tạo lái xe đều cho biết, không có phương tiện thích hợp để dạy và sát hạch cho người khuyết tật”, ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin.


Theo ghi nhận ý kiến của một số các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn Hà Nội, hầu hết đều cho rằng, chưa có ý định đầu tư phương tiện đặc thù cho học viên là người khuyết tật vì lo lắng sẽ có ít học viên, không đủ bù đắp chi phí. “Chúng tôi giờ đã xã hội hóa, mọi thứ đầu tư đầu vào đều phải tính toán đến hiệu quả. Nếu quá ít người học mà lại bỏ chi phí lớn đầu tư xe, giáo viên… thì chỉ có lỗ. Hơn nữa, chúng tôi cũng không biết đầu tư xe kiểu gì cho phù hợp, vì mỗi người khuyết tật ở mức độ và hình thức khác nhau”, đại diện một cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội chia sẻ.


Theo Thông tư 12, trong trường hợp cơ sở đào tạo không có xe thì có thể sử dụng xe của người khuyết tật, nhưng các cơ sở đào tạo cho rằng, trường hợp người khuyết tật không có phương tiện, hoặc không thuê mượn được thì như thế nào? Ngoài ra, các phương tiện này khi đưa vào sa hình để sát hạch sẽ như thế nào, vì các xe sát hạch trong sa hình đều phải đáp ứng những thông số, tiêu chuẩn nhất định và được gắn chip chấm điểm tự động.


Ngân Tuyền (ANTĐ)

TIN LIÊN QUAN

Bắt đầu từ tháng 6/2017, 3 quy định mới về ô tô, xe máy sẽ có hiệu lực

Từ đầu tháng 6/2017, theo quy định của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thì người khuyết tật sẽ được thi lấy bằng lái xe, người dân không...

Bằng lái xe ô tô còn thời hạn không bắt buộc phải đổi sang thẻ PET

Bộ GTVT vừa chính thức ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 58/2015/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Theo đó, đối với GPLX ô tô còn thời hạn...

Điều kiện nâng cấp giấy phép lái xe từ C lên E

Hành nghề từ 5 năm, có 100 nghìn km lái xe an toàn, có bằng tốt nghiệp trung học là những điều kiện nâng hạng GPLX từ C lên E.

Vẫn có thể sử dụng GPLX giấy khi tham gia giao thông

Nguoiduatin - Người điều khiển phương tiện có thể sử dụng Giấy phép lái xe (GPLX) giấy khi tham gia giao thông và không cần phải thi lại lý thuyết nếu không đổi GPLX.

"Ép" dân đổi bằng lái xe, Bộ GTVT bị "tuýt còi"

Các điểm cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) tại các Sở GTVT địa phương đang bị quá tải. Đáng nói, theo lộ trình của Bộ GTVT, hàng chục triệu bằng lái xe còn thời hạn nhưng vẫn phải đổi. Mới đây, Bộ Tư...

Hoàn tất đổi Giấy phép lái xe PET trong năm nay

Để đảm bảo lộ trình chuyển đổi sang Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET theo chỉ đạo của Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị các Sở GTVT rà soát, tổng hợp số lượng GPLX xe ô tô...

Thay đổi quy định sát hạch giấy phép lái xe: Vẫn còn kẽ hở

Bộ GTVT đang tiếp tục soạn thảo Thông tư thay thế Thông tư 58/2015/TT-BGTVT năm 2015 về đào tạo, sát hạch Giấy phép lái xe theo hướng mở rộng và siết chặt hơn đối với người thi lấy bằng lái. Tuy vậy,...

Mở nhiều kênh hỗ trợ người dân đổi Giấy phép lái xe

Khoảng 1 tháng trở lại đây, do nhầm lẫn thông tin về lộ trình đổi Giấy phép lái xe (GPLX) máy từ giấy sang vật liệu PET, người dân sinh sống, làm việc trên địa bàn Hà Nội đã ùn ùn đổ về các điểm cấp...

THỦ THUẬT HAY

Chiếc vòng tay hay chai nước cũng có thể làm mật khẩu bí mật cho smartphone?

Bạn nghĩ sao nếu chính chiếc vòng tay mình đang đeo hay chai nước đang uống cũng có thể làm mật khẩu bí mật cho smartphone? Điều đó hoàn toàn có...

Đây là lý do tại sao bộ nhớ trên Iphone chưa bao giờ là đủ?

Ngoài mức bộ nhớ chiếm dụng dành cho hệ điều hành IOS, chiếc Iphone của bạn còn được chứa khá nhiều thứ mà'có thể bạn không biết', vậy đâu là lý do chiếc smartphone của bạn luôn đầy bộ nhớ?

Cách kiểm tra điện thoại Android có 4G hay không

Mạng 4G đang dần phổ biến ở Việt Nam. Vì thế, bài viết sau của chúng tôi sẽ chỉa sẻ một mẹo nhỏ để kiểm tra điện thoại có 4G hay không

So sánh camera trên OPPO A39 và Samsung J5 2016

Cùng sở hữu camera độ phân giải lên đến 13 MP, trên thực tế OPPO A39 hay Samsung J5 2016 mới là thiết bị cho ảnh chụp đẹp hơn. Hãy cùng khám phá qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

ĐÁNH GIÁ NHANH

TOP 3 smartphone chơi game tầm giá 10 triệu đáng mua nhất hiện nay

Bạn đang tìm kiếm một chiếc điện thoại chơi game được trang bị cấu hình mạnh mẽ, hiệu năng tốt, có khả năng chiến mọi thể loại game nhưng với mức giá bán vừa phải. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn top 3 smartphone chơi

Đánh giá thông số kỹ thuật Honda Winner 150 và Yamaha Exciter 150

Chiếc xe underbone côn tay của Honda cũng chính thức ra mắt. Honda Winner 150 được cho là sẽ cạnh tranh với Yamaha Exciter 150 hay Suzuki Raider 150 ở phân khúc này. Đây đều là những chiếc xe 150 phân khối mạnh mẽ,

Đánh giá thời lượng sử dụng pin của Galaxy S7: Ấn tượng không ngoài dự đoán

Với dung lượng pin cao 3000 mAh, Galaxy S7 cho thời gian sử dụng rất ấn tượng đủ để người dùng thoải mái trải nghiệm trong một ngày.