Những công nghệ ôtô làm thay đổi thế giới tại CES 2017 (P.2)



Xu hướng xe điện với quãng đường chạy xa hơn sau một lần sạc, đi kèm với đó là công nghệ tự lái đang ngày một nhiều hơn. Cuộc chiến đang khá nóng bỏng giữa các hãng xe hàng đầu thế giới, ngay tại CES 2017.

Lính mới Faraday Future thách thức Tesla


Faraday Future giới thiệu chiếc xe điện FF91 với thời gian tăng tốc kỷ lục từ 0-100km/h trong 2,39 giây - đánh bại đối thủ Tesla Model X P100D nhờ hệ thống ắc qui 130kWh có thể tạo ra sức mạnh 1.050hp mã lưc và mô-men xoắn 1.800Nm. FF91 cũng có tầm hoạt động tới 608 km đồng thời có thể tương thích với mọi chuẩn xạc nhờ hệ thống xạc không dây của tương lai.


Dù xe có những chỉ số động lực tương đương với siêu xe, chiều dài cơ sở FF91 cũng tương đương với một chiếc sedan sang trọng. Với chiều dài cơ sở 3.200mm, xe có chiều dài cơ sở lớn hơn Mercedes S-Class và Bentley Flying Spur. Điều này có nghĩa người ngồi sau có thể ngả ghế tới 60 độ.


Xe có hình thức của một chiếc SUV-Crossover với phần đầu mượt mà, tròn trịa, đèn cỡ lớn đặc trưng, cùng đuôi nhọn, vểnh. FF91 sử dụng lazăng 22 inch cùng các dải đèn LED ở đầu và đuôi có thiết kế hệt như mẫu concept của công ty từ năm 2016. Xe dẫn động 4 bánh và có hệ thống treo có thể điều chỉnh độ cao căn cứ vào tốc độ.


FF91 sử dụng mui kính để đem lại ánh sáng và không khí cho nội thất, tuy nhiên cả cửa kính trước và sau của xe cũng sử dụng kính PDLC (Polymer Dispersed Liquid Crystal).




Dưới nắp ca-pô là ổ đĩa giam sát 3D LIDAR có thể thò lên thụt xuống với vai trò vận hành nhiều chức năng lái tự động khi kết hợp với 10 HD camera, 13 radar tầm xa và tầm ngắn cùng 12 cảm biến siêu âm. Một trong những chức năng này là tự điều khiển xe vào điểm đỗ rồi sau đó chủ xe có thể “gọi” xe trở lại thông qua ứng dụng FFCTRL.


Gương hậu trong xe được thay thế bằng một màn hình HD, kết hợp thêm với hình ảnh thu được từ gương sườn để tạo ra hình ảnh tổng thể nhằm loại bớt các điểm khuất. Chức năng nhớ khuôn mặt giúp mở cửa xe không cần khóa đồng thời các nút nhấn thay cho lẫy mở cửa.


Faraday Future còn giới thiệu mã số toàn cầu FFID, theo đó mỗi lái xe có ID riêng để lưu trữ dữ liệu. Mọi kết nối được trợ giúp thông qua internet không dây tốc độ cao giúp bạn có thể lập lộ trình trên máy tính xách tay, tải thẳng tới ôtô đồng thời có thể thay đổi nó thông qua smartphone.


Faraday Future sẽ đưa F91 vào sản xuất sớm nhất là năm 2018 và khách mua tiềm năng ngay từ bây giờ đã phải đặt cọc 5.000 USD


Honda và concept NeuV


NeuV (New Electric Urban Vehicle) của Honda là sự kết hợp nhiều ý tưởng của nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản, từ tự lái, cho đến xe dùng chung, sạc điện, và kết nối. Song có lẽ ý tưởng tham vọng nhất Honda đặt vào mẫu concept mới nhất này là hệ thống trí tuệ nhân tạo Hana (Honda Automated Network Assistant).


Hana có thể cảm nhận được cảm xúc của lái xe thông qua giám sát nhịp tim và nhận dạng khuôn mặt, cũng như thực hiện cuộc trò chuyện. Tuy nhiên nó cũng có thể quyết định một số chức năng thực tế hơn như thời gian hợp lý nhất để xạc điện thông qua cổng không dây của NeuV. Hana được thể hiện qua một khuôn mặt nhỏ, xúc cảm trên màn hình điều khiển rộng. Nó có thể nhớ những quán cà phê bạn thích lui tới, và khi thiết bị giám sát nhịp tim trên ghế xác nhận bạn hơi căng thẳng hoặc khuôn mặt bạn thể hiện sự bực bội, hệ thống sẽ đề nghị bạn dừng xe nghỉ tại quán cà phê ưa thích, hay thậm chí đặt mua đồ uống quen thuộc trên đường. Xe sử dụng công nghệ gọi là Safe Swarm, cho phép kết nối với các xe khác trên đường, giúp vận hành hiệu quả, ít căng thẳng hơn và điều quan trọng là không để xảy ra tai nạn.



Những công nghệ ôtô làm thay đổi thế giới tại CES 2017 (P.2)

Một tầm nhìn khác của NeuV là dịch vụ chia sẻ xe. Theo Honda, chủ sở hữu sẽ có thể cho mượn xe của họ khi làm việc hoặc ở nhà để kiếm thêm chút ít. Honda cho biết NeuV có mức tự động lái ở cấp 4. Điều này có nghĩa xe có thể tự động định vị đường đi trong trong hầu hết các tình huống, song cũng có những trường hợp người lái phải can thiệp như trong điều kiện đường đông.


Ngoại hình xe cũng khá đặc biệt với các cửa mở theo kiểu đẩy ngang khỏi khung xe 20 mm, rồi sau đó xoay lên trên 90 độ. Điều này giúp đảm bảo có thể mở cửa xe ngay cả trong không gian hẹp, đồng thời có thể hạ thấp sàn xe để dễ dàng chất và dỡ hàng hóa. Ngoài ra NeuV cũng sử dụng nhiều khuôn kính bán trong suốt, với đèn chiếu sáng bên trong có thể biến mất khi tắt máy.


Buồng lái chăm sóc sức khỏe của Hyundai


Được gọi là Buồng lái chăm sóc sức khỏe (Health + Mobility Cockpit), mẫu concept này được thiết kế để theo dõi sức khỏe người sử dụng, điều trị những căng thẳng và tác động tiêu cực khác thường thấy khi điều khiển ôtô.


Buồng lái gồm cái gọi là 'Mood Burst” thông qua các cảm biến để phát hiện sự mất tập trung của người điều khiển. Nếu lái xe mất tập trung, cảnh báo “Alert Burst” có thể kích hoạt, song nếu phát hiện lái xe rất căng thẳng, “Calm Burst” sẽ được bật để lấy lại sự thoải mái cho người lái. Ví dụ, khi lái xe mất tập trung, ghế ngồi có thể tự động dựng đứng hơn. Tương tự như vậy là sự thay đổi khác nhau của nhiệt độ, ánh sáng trong cabin để tác động tới sự tỉnh táo và tâm trạng. Ngoài ra còn có một hệ thống tiên tiến, đưa các hương thơm khác nhau vào cabin. Ví dụ, mùi hoa oải hương hoặc bạch đàn có thể được sử dụng để giúp lái xe lấy lại sự cân bằng trong khi mùi tuyết tùng hoặc bạc hà có thể tiếp thêm sinh lực.




Cabin xe có thể thay đổi các yếu tố khác như nhiệt độ và âm thanh. Ngoài ra còn có một hệ thống ghi âm một chạm giúp người lái xe có thể sử dụng để nhanh chóng ghi lại những suy nghĩ của mình bất cứ khi nào họ muốn.


Dù không biết Hyundai có đưa Health+ Mobility Concept vào sản xuất hàng loạt hay không song có thể khẳng định các cảm biến tương tự có thể được ứng dụng cho các mẫu xe tương lai của hãng.



Xe tự lái Ioniq của Hyundai


Mẫu sedan concept 4 cửa của Hyundai có mức tự lái ở cấp 4, nghĩa là nó có thể tự điều khiển mà không cần sự “trợ giúp” của con người. Xe có thể nhận biết tín hiệu giao thông và dừng lại khi cần thiết, có thể vào cua và chạy nhậm lại để nhường các phương tiện giao thông khác cũng như người bộ hành.


Trái tim của xe là 3 bộ cảm biến hình ảnh laser cung cấp tầm nhìn 180 độ về thị trường phía trước. Dữ liệu từ các cảm biến được kết hợp với một bản đồ 3D chi tiết được tạo ra trước đó, cho phép xe “xác định” vị trí trên đường. Nó cũng nhận biết được các tín hiệu thị giác như làn đường.




Ioniq ở mức tự lái cấp độ 4 nên nó vẫn có một số 'hành vi' máy móc so với thực tế trên đường. Ví dụ, Hyundai đã lập trình để xe tuân thủ luật song điều đó cũng có nghĩa chiếc xe bị hạn chế tố độ ở mức 40km/h trong khi hầu hết người điều khiển khác chạy xe nhanh hơn.


Vào thời điểm khi xe rẽ phải tại một ngã ba, nó “bắt gặp” một người đi bộ, không đứng đợi trên vỉa hè mà dưới lòng đường. Chiếc xe nhận thấy người này và chạy chậm lại, gần như dừng, trong khi thông thường ở những trường hợp như vậy lái xe chỉ cần vào cua rộng hơn chút ít.


Rinspeed Oasis đem cả vườn lên ôtô


Tương lai của xe sử dụng chung (sharing) trong những thập kỷ tới được giới thiệu tại CES 2017 thông qua mẫu concept Rinspeed Oasis kết hợp với một khoảng vườn nhỏ phía trước. Mẫu concept 2 chỗ này do công ty Rinspeed của Thụy Sĩ phát triển cùng với chuyên gia tương tác trong ôtô Harman. Xe và có thể tự lái hoặc sử dụng chế độ vận hành thông thường. Nó là sự tiến hóa của mẫu Rinspeed Etos được giới thiệu tại CES năm ngoái, có tầm hoạt động 100km, sử dụng 2 động cơ điện độc lập truyền động vào các bánh sau và vì chỉ nặng 1.100kg với chiều dài cơ sở 2.360mm. Xe rất thích hợp khi vận hành trong đô thị.


Nội thất Rinspeed Oasis được thiết kế giống như một phòng khách với các ghế ngồi thoải mái có thể hiển thị văn bản trên gối tựa đầu và thậm chí có cả một khoảng vườn nhỏ trên táp lô trước để cung cấp hương thơm tự nhiên cho cabin.




Cả lái xe và người đồng hành đều sở hữu các màn hình khổ rộng siêu HD với chức năng điều khiển bằng cử chỉ và hỗ trợ nhận biết giọng nói dựa trên nền tảng Microsoft Cortana. Các màn hình hiển thị thực tế HUD này phù hợp với sở thích cá nhân của người sử dụng, được tải về thông qua điện toán đám mây Harman Cloud và tích hợp với chức năng truyền thông xã hội, thời tiết, bãi đỗ xe, nhật ký hàng ngày. Hệ thống này cũng sử dụng dữ liệu đám đông crowdsourcing để xác định nơi tắc đường trên hành trình và chỉ ra các tuyến đường thay thế.


Vô-lăng có ba chế độ vị trí: có thể gập phẳng ra để đặt máy tính xách tay hay bàn phím khi làm việc, chế độ điều khiển và chế độ nghỉ ngơi khi vô-lăng có thể gập hẳn lại trong thời gian xe tự lái. Nhằm đảm bảo an toàn ở chế độ tự lái, Rinspeed Oasis trang bị hệ thống giám sát 360 độ, cho phép nó ngăn ngừa các tai nạn.


Harman cũng phát triển chức năng kiểm tra tự lái khi xe chuyển quyền điều khiển cho người lái. Xe kết hợp tính năng phản hồi có thể cảm nhận, với giám sát ánh mắt và mức độ căng thẳng của lái xe thông qua hệ thống giám sát 3 bước. Chức năng giám sát ánh mắt này cũng được tích hợp trong hệ thống Intelligent E-Mirror. Rinspeed Oasis không sử dụng gương hậu trong xe hay gương sườn, thay vào đó là các camera. Tín hiệu từ camera liên tục được truyền về màn hình hiển thị và màn hình này chỉ sáng lên khi người lái liếc nhìn “gương”


Toyota Concept-i


Mẫu concept của Toyota tại triển lãm CES 2017 vẽ nên tương lai nơi hình thành các quan hệ giữa những chiếc xe tự lái. Theo đó có các tương tác không chỉ giới hạn trong màn hình cảm ứng trên táp lô điều khiển, mà còn thông qua giao tiếp thực tế, dự đoán và đáp ứng các nhu cầu hành khách.


Concept-i là chiếc xe tự lái cỡ nhỏ với thiết kế hữu cơ và đột phá. Tuy nhiên, điều thú vị nhất là nội thất xe. Cabin xe không có những màn hình cảm ứng đen truyền thống. Đây là một phần của điều mà êkíp thiết kế CALTY Design Research của Toyota ởCalifornia và Toyota Innovation Hub gọi là triết lý 'ấm động - cho rằng công nghệ di động sẽ ấm áp, được chào đón, và trên hết là thú vị”.


Về cơ bản, Toyota cho rằng cần có mối quan hệ “con người” và “gắn kết” hơn giữa các xe ôtô. Bởi vậy, thay cho các nút và màn hình, hành khách có thể tương tác với nhân vật máy tính biệt danh Yui, có thể đoán nhu cầu của người sử dụng, “đo” cảm xúc của họ và tự động ứng xử. Những ửng xử này có thể bằng lời nói (như gợi ý điểm đến) hoặc thông qua tâm trạng bằng cách tăng cường các yếu tố môi trường (như thay đổi ánh sáng trong cabin). Hành khách cũng có thể nói chuyện với Yui như họ sử dụng Siri trên điện thoại thông minh để đưa ra các yêu cầu bằng ngôn ngữ.




Được thiết kế để vừa có thể tự lái vừa có thể điểu khiển như thông thường, Concept-i có vô-lăng và các tính năng hỗ trợ điều khiển như màn hình xem video để loại bỏ các điểm khuất và màn hình hiển thị trên kính thế hệ mới giúp người lái tập trung trên đường.


Mối quan hệ “không cần chạm” với công nghệ còn diễn ra bên ngoài cabin, cho phép Yui chào đón người điều khiển chiếc xe khác đang tiến lại gần thông qua màn hình bên ngoài và cửa mở kiểu xoay lên trên. Bên ngoài xe cũng có các tính năng đồ họa để thông báo cho người bộ hành rằng Concept-i ở chế độ tự lái hay do con người điều khiển và có thể chia sẻ thông tin hình ảnh về con đường phía trước thông qua hình họa phía sau xe.


Concept -i là tầm nhìn của Toyota vào năm 2030, khi ôtô sẽ là một ngôi nhà trên 4 bánh. Dù vậy, phần lớn các công nghệ trên Concept-i dự kiến sẽ được ứng dụng trong các mẫu xe của Toyota trước năm 2030.


Tâm Khanh
(Theo Nghe nhìn Việt Nam)

TIN LIÊN QUAN

Faraday Future FF91 – Siêu xe điện mạnh 1.050 mã lực

Hãng xe Faraday Future vừa chính thức giới thiệu ra thị trường mẫu Crossover có tên F91 mang trên mình khối động cơ điện có khả năng sản sinh sức mạnh lên đến 1.050 mã lực.

Xe điện siêu đẹp của Faraday “cháy hàng” dù chưa sản xuất

Hãng Faraday Future mới chân ướt chân ráo bước chân vào thị trường xe điện đã tạo nên sự chú ý khi công bố mẫu xe FF91 tại triển lãm CES 2017, trở thành đối thủ đầy thách thức của hãng Tesla.

Bentley Flying Spur V8 S lịch lãm hơn với gói Black Edition

Sau Continental GT, Bentley đã quyết định sử dụng gói nâng cấp Black Edition dành cho chiếc Flying Spur cực kỳ sang trọng của...

Trình làng Bentley Flying Spur W12 S siêu tốc độ đạt 325km/h

Bentley Motors vừa tung ra mẫu xe mới Flying Spur W12 S với cải tiến gia tăng về công suất và lực xoắn, trở thành mẫu xe 4 cửa đầu tiên của Bentley có thể vượt ngưỡng tốc độ 200mph (322km/h).

Bentley Flying Spur V8 S lịch lãm hơn với gói Black Edition

Sau Continental GT, Bentley đã quyết định sử dụng gói nâng cấp Black Edition dành cho chiếc Flying Spur cực kỳ sang trọng của thương hiệu.

Bentley Flying Spur Mulliner ra mắt, sang trọng từ trong ra ngoài

Mới đây, thương hiệu Bentley gây chú ý khi giới thiệu đến 2 phiên bản mới nhất của dòng xe Flying Spur tại triển lãm ô tô Quảng Châu 2021. Bentley Flying Spur với 2 phiên bản mới ra mắt Đầu tiên là Bentley Flying Spur Mulliner, mẫu sedan hạng sang

Chiêm ngưỡng Bentley Flying Spur Mulliner và Flying Spur Hybrid “bằng xương bằng thịt” tại Triển lãm Ô tô Quảng Châu

Tại sự kiện Triển lãm Ô tô Quảng Châu năm nay, Bentley đã cho ra mắt 2 biến thể hoàn toàn mới của mẫu sedan đầu bảng - Flying Spur Mulliner và Flying Spur Hybrid.

Đại gia Lan đột biến Hải Phòng tậu Bentley Flying Spur First Edition với giá gần 20 tỷ VNĐ

Các đại gia ngành Lan đột biến lại một lần nữa khiến không ít dân mê xe trong nước phải choáng ngợp trước mức độ chịu chơi và giàu có của mình.

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn mang tính năng Dynamic Desktop lên Windows 10

WinDynamicDesktop là một công cụ giúp Windows 10 có được tính năng mới như macOS Mojave, được tảo bởi người dùng có nick name t1m0thyj trên diễn đàn reddit.

4 mẹo nhỏ rất hữu ích trên Huawei nova 2i

Phần mềm Huawei nova 2i có nhiều tính năng rất hay như chế độ sử dụng một tay, dùng cảm biến vân tay để chụp ảnh hay chế độ bảo vệ mắt.

Hướng dẫn sử dụng Notepad++ cho người mới bắt đầu

Notepad++ là một sản phẩm có thể giải quyết các vấn đề đó, hơn thế nữa, công cụ lập trình này còn cung cấp nhiều tính năng hữu dụng và có thể mở rộng bằng plugin.

Cách thiết lập âm thanh tai nghe Samsung Galaxy S8

Bộ đôi Samsung Galaxy S8 và S8 Plus được tăng kèm tai nghe AKG, với chất lượng âm thanh tuyệt vời. Và người dùng hoàn toàn có thể tùy chỉnh lại âm thanh cho tai nghe để phù hợp với từng người.

4 cách tìm lại AirPods bị thất lạc cực kỳ dễ dàng

Cách tìm lại AirPods bị thất lạc luôn là chủ đề mà người sở hữu AirPods quan tâm để tránh những lúc “não cá vàng” bị để quên ở đâu đó. Nhưng kể cả bạn chưa sở hữu chiếc tai nghe này thì cũng đừng bỏ qua bài viết hữu

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá thông số kỹ thuật Honda Winner 150 và Yamaha Exciter 150

Chiếc xe underbone côn tay của Honda cũng chính thức ra mắt. Honda Winner 150 được cho là sẽ cạnh tranh với Yamaha Exciter 150 hay Suzuki Raider 150 ở phân khúc này. Đây đều là những chiếc xe 150 phân khối mạnh mẽ,

Đánh giá Suzuki Swift 2018: Sở hữu nhiều nâng cấp so với phiên bản cũ

Suzuki Swift phiên bản 2018 – The All New Swift, sở hữu nhiều nâng cấp so với phiên bản trước đó. Từ nội thất, ngoại thất cho đến khả năng hoạt động, mọi yếu tố tạo nên một chiếc hatchback hạng B đều được nâng tầm với