Từng du lịch qua 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, một tác giả của Speedhunters có trải nghiệm với nhiều nền văn hóa xe hơi trên thế giới. Ví như ở Na Uy, 'Mọi thứ thú vị đều là bất hợp pháp', thì Singapore cũng có những điều đặc biệt.
Chính phủ Singapore rất nghiêm khắc trong việc kiểm soát xe hơi chạy trên đường. Với một quốc gia chỉ có 718 km2 với dân số khoảng 5,5 triệu người thì thực tế không có đủ không gian để 'chơi xe'. Chỉ có người giàu mới có thể tận hưởng nền văn hóa xe hơi, bởi việc chơi xe thật sự tốn kém.
Ví như, tại Bắc Mỹ, hãng sản xuất đề xuất giá bán lẻ của một chiếc Toyota GT-86 (hay Scion FR-S) là 25.900 USD. Nếu mua cùng một chiếc tại Singapore, giá bán sẽ khoảng 128.000 USD. Ngoài ra, số tiền trên chỉ có thể giúp chiếc xe lăn bánh trên đường trong 10 năm. Nếu muốn chạy thêm 10 năm nữa, chủ xe phải trả một khoản tiền lớn khác.
Với giấy phép sử dụng có tên COE (Certificate of Entitlement), mọi xe ở Singapore đều là xe hợp pháp chạy trên đường công cộng. Nếu không trả tiền và bị cảnh sát bắt được, các nhà chức trách sẽ tịch thu xe, đưa vào bãi phế liệu và cho nghiền nát.
Những quy định ngặt nghèo có mục đích giữ số lượng xe ở mức tối thiểu và đảm bảo xe cộ luôn mới và hiện đại. Hiện COE có chi phí khoảng 50.000-60.000 USD.
Ví dụ ai đó mua một chiếc Honda Civic Typr R vào năm 2007, một chiếc xe có giá khoảng 55.000 USD tại Singapore. Nhưng vì xe đã 'có tuổi' và COE chỉ có giá trị trong vòng 10 năm, vì thế sau 3 năm nữa, chủ xe sẽ phải chi khoảng 60.000 USD để có thể tiếp tục đưa xe ra đường.
Có một cách khác với những người chơi xe. Một số người đưa xe sang Malaysia và trả tiền cho một cửa hàng để cất giữ giúp, rồi báo tin với các nhà chức trách ở Singapore là xe đã bị đánh cắp. Tất nhiên, sau đó chiếc xe chỉ có thể sử dụng ở Malaysia và chỉ ở trên đường đua.
Với một chiếc như Toyota AE86, hay Toyota Corolla, với tuổi đời đã 28 năm, có nghĩa chủ xe đã phải trả 2 lần cho COE và sau 2 năm nữa, sẽ phải chi thêm một lần COE nữa nếu vẫn muốn sử dụng trong 10 năm sau đó.
Cũng trong dịp tới Singapore, tác giả bài viết có dịp gặp những mẫu xe không thường thấy trên đường phố, tại một bãi đỗ xe vào ban đêm. Một nhóm những xe dường như có gì đó 'mờ ám' tụ tập bên nhau. Một số xe có dán decan kiểu dành cho xe đua trên cánh cửa.
Một lúc sau, xe cảnh sát xuất hiện. Từng chiếc trong nhóm xe tụ tập lần lượt rời đi. Không giống cảnh sát giao thông, cảnh sát địa phương không có quyền kiểm tra các loại xe độ.
Chỉ những xe có vô-lăng bên phải mới được phép chạy ở Singapore. Vì thế có khoảng 2 siêu xe Ferrari Enzo, một vài McLaren P1 và một chiếc McLaren F1 chỉ có thể nằm im trong garage do vô-lăng nằm bên trái.
Với một nơi hạn chế không gian như ở Singapore, dường như con đường lớn dài nhất là từ trung tâm đi ra sân bay. Vì thế đoàn xe tụ tập ở bãi đỗ cùng nhau lặp lại con đường này tới vài lần.
Họ gặp một đoàn môtô dường như cũng có kế hoạch tương tự.
Đoàn xe tách ra rồi về đến đích cuối với 20 chiếc ban đầu. Lúc đó đã là 4h30.
Trong ảnh là một trong những xưởng độ lớn nhất ở Singapore, nơi gần như không ai tự rửa xe hay thay dầu ở nhà, mà hầu hết đưa tới xưởng. Việc cứ 10 năm lại phải chi tiền COE khiến tình yêu với những cỗ máy tốc độ trở thành một thứ giống như sự ám ảnh. 'Chúng tôi không dùng chất gây nghiện, không cờ bạc, không gây rắc rối. Chúng tôi chỉ yêu xe và chạy lòng vòng với bạn bè. Thế thì có gì sai?', một tay chơi giãi bày.