Việt Nam có truyền thống sử dụng các loại máy bay của hãng MiG, từ tiêm kích MiG-17, MiG-19 đến huyền thoại MiG-21- Cánh én bạc đã làm khiếp kinh cho các máy bay Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Hiện nay nhiều khả năng Không quân Việt Nam sẽ phải thay lực lượng máy bay huấn luyện L-39C vốn đã lớn tuổi, và gần hết thời gian hoạt động. Việc tìm kiếm máy bay thay thế là nhu cầu tất yếu của tiến trình hiện đại hóa Không quân mà Việt Nam đang theo đuổi trong những năm gần đây. Ngoài máy bay Yak-130 và phiên bản nâng cấp sâu rộng từ L-39 mang tên L-39NG, còn một ứng cử viên sáng giá khác là MiG AT- máy bay huấn luyện của hãng chế tạo MiG.
Ra đời vào giữa những thập niên 1990, MiG AT được Nga chế tạo để thay thế những chiếc máy bay huấn luyện Aero L-29, và L-39 vốn đã quá cũ của không quân Nga. Chữ “AT” có nghĩa là huấn luyện cao cấp để chỉ về loại máy bay huấn luyện MiG này.
Với những tính năng nổi bật, MiG AT sở hữu tính năng linh hoạt có thể sánh ngang với máy bay chiến đấu, tuổi thọ phục vụ lên tới 15.000 giờ bay, tương đương với thời gian phục vụ 30 năm. Máy bay trang bị một động cơ khỏe cho phép đạt tốc độ tối đa Mach O,7.
Máy bay trang bị hệ thống điện tử tích hợp đa kênh KSU-821, hệ thống điều khiển bay fly-by-wire với nhiều máy tính cung cấp số liệu bay, hệ thống vô tuyến ERA 2000 VHF/UHF, hệ thống liên lạc nội bộ SPU-821, máy ghi âm USB ALMAZ…
Máy bay có tải trọng vũ khí 2.000 kg, có thể trang bị pháo, tên lửa, rocket và bom được gá trên 7 điểm treo. Hiện máy bay đang được cung cấp cho không quân Nga và được tiếp thị đến các nước khác trên thế giới trong đó có Ấn Độ.
Cùng xem thông số chi tiết của loại máy bay huấn luyện này qua infographic dưới đây.
Việt Hùng (ANTĐ)