So sánh cấu hình, tổng quan nâng cấp, dự đoán hiệu năng giữa Surface Pro và Pro 4

So sánh cấu hình, tổng quan nâng cấp, dự đoán hiệu năng giữa Surface Pro và Pro 4

 

So sánh cấu hình, tổng quan nâng cấp, dự đoán hiệu năng giữa Surface Pro và Pro 4


Microsoft đã âm thầm ra mắt chiếc Surface Pro mới, lần này thì không còn gọi là Surface Pro 5 như mọi khi với một số thay đổi về cấu hình, tính năng, ngoại hình gần như không đổi. Chúng ta hãy cùng xem qua những thay đổi về cấu hình và dự đoán xem Surface Pro mới sẽ mạnh hơn Surface Pro 4 như thế nào nhé.
[media=https://www.youtube.com/watch?v=TwWs2jIy4js]

Surface Pro mới mình sẽ tạm gọi là Surface Pro (2017), như vậy là gần 1 năm 7 tháng kể từ khi công bố, Surface Pro 4 mới có phiên bản thay thế. Như đã nói trước đó Panos Panay - lãnh đạo mảng Surface của Microsoft cho biết sẽ không có một phiên bản nào được gọi là Pro 5 trong năm nay nên không ngạc nhiên khi Surface Pro (2017) chỉ được nâng cấp về cấu hình, ngoại hình giữ nguyên mặc dù Panos cho biết có đến 800 thay đổi lớn nhỏ. Một vài chi tiết thay đổi để giúp chúng ta nhận dạng Surface Pro (2017) so với Surface Pro 4 ngay từ bên ngoài là hệ thống khe tản nhiệt được ẩn sau vào trong, các cạnh được bo cong nhiều hơn mang lại cảm giác cầm tốt hơn đặc biệt dùng như máy tính bảng.


Đặc biệt là bản lề cũng đã được thiết kế lại với góc mở 165 độ, tương tự Surface Studio cho phép mở máy ra ở góc gần như phẳng. Bản lề không còn bị bật lên khi mở góc tối đa nữa (theo cơ chế an toàn) mà giờ đây Microsoft tự tin rằng bản lề sẽ không gãy cho dù bạn có mở phẳng máy.


Phụ kiện đi kèm cũng được nâng cấp, Type Cover có thêm các màu mới, bút Surface Pen cũng được nâng cấp với 4096 mức cảm ứng lực, giảm tối đa độ trễ, hỗ trợ nghiêng bút tạo bóng, nhả 'mực' thực hơn và lần này Surface Pro (2017) cũng đã hỗ trợ núm xoay đa năng Surface Dial. Surface Pro 4 và Surface Book sẽ được hỗ trợ thông qua một bản cập nhật firmware dự kiến ra mắt cuối năm.
Cấu hình mới với vi xử lý Intel thế hệ 7, Bluetooth 4.1, sẽ có phiên bản hỗ trợ LTE, vẫn không có USB-C:
Về cấu hình thì dĩ nhiên Surface Pro (2017) sẽ được trang bị cấu hình mới nhất với vi xử lý Intel Core I thế hệ 7 (Kaby Lake), dòng chip tiết kiệm điện, bộ nhớ RAM tối đa 16 GB và các tùy chọn dung lượng ổ lưu trữ vẫn tương tự với 4 mức nhưng điều đáng chú ý là SSD giờ đã được bắn chết trên bo mạch thay vì dùng ổ M.2 2280 PCIe 3.0 như thế hệ trước. Dưới đây là bảng so sánh các thông số và cấu hình của Surface Pro (2017) và Surface Pro 4.


Có thể thấy những thay đổi chủ yếu đến từ bộ vi xử lý, màn hình, âm thanh, kích thước và trọng lượng hầu như không đổi. Tuy nhiên, Microsoft tự tin Surface Pro (2017) có thể đạt thời lượng sử dụng lên đến 13,5 giờ, nhiều hơn 50% so với Surface Pro 4. Chế độ Sleep trên Surface Pro (2017) cũng sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn để duy trì thời lượng pin.
Điều đáng chú ý nữa là Surface Pro (2017) vẫn không được trang bị cổng USB-C, chắc vì lý do cổng này chưa 'ổn định' để trở thành một trang bị tiêu chuẩn. Số lượng cổng, chuẩn cổng giữa 2 phiên bản Surface Pro không khác gì nhau, các cổng riêng của Microsoft vẫn được duy trì để đảm bảo tương thích phụ kiện.
Một thay đổi nhỏ về kết nối là Bluetooth 4.1 trên Surface Pro (2017) cải thiện hiệu năng truyền tải dữ liệu, cho phép kết nối với thiết bị ngoại vi nhanh và thông minh hơn đồng thời tín hiệu Bluetooh 4.1 không gây nhiễu tín hiệu mạng di động 4G (LTE), tránh tình trạng giảm hiệu năng của nhau, gây hao pin. Nói tới LTE thì Microsoft cho biết sẽ tung ra các phiên bản hỗ trợ kết nối mạng di động tốc độ cao này, dùng microSIM và eSIM, giá bán, thời điểm vẫn chưa được tiết lộ nhưng khả năng là cuối năm.
Chi tiết hơn về các phiên bản CPU, GPU:


Thế hệ CPU Kaby Lake không chỉ được tối ưu về kiến trúc mà còn là sự gia tăng về xung nhịp. Các phiên bản CPU được Microsoft trang bị cho Surface Pro (2017) đều là phiên bản thay thế tương đương của thế hệ Skylake, như m3-7Y30 thay cho m3-6Y30, Core i5-7300U thay cho Core i5-6300, chỉ riêng Core i7-7660U được nâng cấp và hiện là tùy chọn duy nhất mà Intel có thể cung cấp với CPU ULV đi kèm GPU Iris bởi Core i7-7650U thay cho Core i7-6650U vẫn chưa xuất hiện.
Lợi thế về xung nhịp thì chúng ta đều đã rõ, xung nhịp cơ bản lẫn Turbo Boost cao sẽ mang lại tốc độ xử lý nhanh hơn, rút ngắn thời gian thực thi tác vụ, mang lại trải nghiệm sử dụng mượt mà hơn - đây cũng là yếu tố mà chúng ta đều mong muốn trên một chiếc máy tính chạy Windows. Tuy nhiên, không thể kỳ vọng vào một cải tiến vượt trội về hiệu năng bởi tất cả các tùy chọn CPU trên Surface Pro (2017) vẫn là ULV tiết kiệm điện, 2 nhân 4 luồng nên đối với các tác vụ khát tài nguyên, đòi hỏi đa nhân nhiều như game nặng hay xử lý đồ họa chuyên nghiệp thì Surface Pro (2017) vẫn khó có thể mang lại trải nghiệm tốt nhất. Dĩ nhiên chúng ta sẽ không chơi game nặng trên một chiếc máy 2 trong 1 như Surface Pro, nếu sử dụng bộ công cụ Adobe thì vẫn đủ sức.
Surface Pro (2017) liệu có mạnh hơn Surface Pro 4, nên chọn phiên bản nào theo từng nhu cầu?


Với phiên bản thấp nhất chạy Core m3-7Y30, nếu anh em chỉ dùng văn phòng, lướt web, xem phim, giải trí nhẹ nhàng và đặc biệt là cần thời lượng pin dài thì đây là lựa chọn tốt nhất. Lợi thế của Core m3-7Y30 là mức tiêu thụ điện năng cực thấp, nếu dùng bình thường thì mình nghĩ thời lượng 13,5 giờ như Microsoft nói là có thể đạt được. Thêm vào đó GPU tích hợp trên Core m3-7Y30 là HD Graphics 615 cũng được cải tiến với xung nhịp cao hơn đôi chút, kiến trúc Kaby Lake GT2 mang lại hiệu năng xử lý cao hơn đến 30% so với phiên bản HD Graphics 515 trên Core m3-6Y30 (Skylake). Anh em thích chơi game online như Liên Minh hay Dota2 vẫn có thể chơi khá ngọt với Core m3-7Y30 ở cấu hình trung bình, phân giải FHD nhưng vào combat chắc chắn rớt frame. Hãy mua phiên bản này nếu anh em cần pin lâu! Thêm vào đó Core m3-7Y30 sẽ không cần đến quạt tản nhiệt, Microsoft dùng hệ thống tản nhiệt chất lỏng hybrid.


Phiên bản Core i5 là phiên bản mình thấy nhiều anh em dùng nhất bởi tầm giá không quá cao như Core i7, hiệu năng vẫn đủ tốt, đáp ứng được đa dạng tác vụ. Trên Surface Pro (2017), Microsoft trang bị Core i5-7300U thay thế trực tiếp cho Core i5-6300U trên Surface Pro 4. Về cơ bản, trên Core i5-7300U Intel đã thiết kế lại công nghệ Speed Shift để điều chỉnh nhanh điện áp và xung nhịp cũng như cải tiến tiến trình 14 nm mang lại tốc độ cao hơn, hiệu năng cũng tăng theo. Xung tối đa của Core i5-7300U giờ đã là 3,5 GHz so với 2,8 GHz trên Core i5-6300U và thậm chí còn cao hơn cả Core i7-6650U trên Surface Pro 4 cũ nên hiệu năng xử lý tác vụ năng của con chip này chắc chắn sẽ tốt hơn thế hệ trước khá đáng kể.


GPU đi kèm với Core i5-7300U là HD Graphics 620 nâng cấp nhẹ từ phiên bản HD Graphics 530 trên Core i5-6300U. Xung nhịp cao hơn nhưng điều đáng tiếc là Microsoft vẫn sử dụng loại RAM LPDDR3-1866 MHz thay vì DDR4-2133 MHz trên Surface Pro (2017). Việc dùng RAM LPDDR3 sẽ giúp tiết kiệm điện năng nhưng đổi lại hiệu năng đồ họa của GPU tích hợp không tối ưu nếu như sử dụng với RAM có tốc độ cao hơn. Thế nhưng về cơ bản GPU HD Graphics 620 vẫn tốt hơn HD Graphics 520 nhờ hỗ trợ giải mã bằng phần cứng H.265/HEVC Main 10, Google VP9 và hỗ trợ HDCP 2.2. Tương tự Core m3-7Y30, phiên bản chạy Core i5-7300U cũng không dùng quạt mà chỉ tản nhiệt bị động qua hệ thống tản nhiệt chất lỏng hybrid.
Cuối cùng là phiên bản Core i7-7660U, đây hiện đang là con CPU ULV nhanh nhất của Intel dành cho laptop với tốc độ tối đa đến 4 GHz và tích hợp GPU Iris Plus Graphics 640 khá mạnh. Điểm đặc biệt trên phiên bản CPU này so với Core i7-6660U là nó có 64 MB eDRAM và bộ nhớ động này có thể được sử dụng làm bộ đệm L5 hoặc bổ trợ cho GPU. Nhờ đó trải nghiệm với màn hình PixelSense phân giải cao của Surface Pro (2017) cũng sẽ trở nên mượt mà hơn so với 2 phiên bản trên. Nếu anh em có điều kiện và muốn trải nghiệm Surface Pro (2017) tốt nhất thì đừng ngại mà chơi hẳn Core i7. Dĩ nhiên phiên bản này sẽ cần đến quạt tản nhiệt, 1 quạt mỏng bên cạnh hệ thống tản nhiệt chất lỏng hybrid.


Sau khi ra mắt Surface Pro (2017) thì Microsoft cũng đã ngay lập tức giảm giá các phiên bản Suface Pro 4. Trong bảng trên hiện tại Surface Pro (2017) vẫn chưa có nhiều tùy chọn cấu hình như Surface Pro 4 và có lẽ trong đợt đặt hàng trước này thì Microsoft vẫn chưa cung cấp. Mức giá khởi điểm cho Surface Pro (2017) là $799 và cao cấp nhất là $2699 cho bản max opt. Tuy nhiên, nếu anh em thích thiết kế của Surface Pro và muốn đầu tư lấy hiệu năng thì Surface Pro 4 đang mang lại nhiều lựa chọn tốt hơn. Chưa kể là các phụ kiện giới thiệu cùng Surface Pro (2017) vẫn có thể dùng được với Surface Pro 4, màn hình tương tự, hỗ trợ Surface Pen mới (mua riêng $99), Type Cover (mua riêng $129), hỗ trợ cả Surface Dial sau khi Microsoft cập nhật firmware.

TIN LIÊN QUAN

Microsoft ra mắt Surface Pro: Intel Core i5, RAM 8 GB, hỗ trợ LTE

Surface Pro phiên bản LTE chỉ trang bị chip Intel Core i5. Ban đầu, chúng đi kèm với RAM 4 GB + SSD 128 GB, hoặc RAM 8 GB + SSD 256 GB. Còn bây giờ, phiên bản LTE còn có thêm RAM 8 GB + ROM 128 GB.

Microsoft ra mắt Surface Pro 8 và Surface Go 3

Cùng với Surface Laptop Studio, Microsoft hôm nay đồng loạt ra mắt ba chiếc Surface khác là bản nâng cấp của các dòng máy hiện tại bao gồm Surface Pro 8, Surface Go 3 và Surface Pro X.

The Verge: Cuối cùng thì cổng Thunderbolt cũng đã xuất hiện trên Surface?

Microsoft sẽ tổ chức một sự kiện Surface vào ngày 22 tháng 9 tới đây để “nói về các thiết bị và Windows 11”, và dự kiến Surface Pro 8, Surface Book 4, Surface Duo 2 và một vài thiết bị khác sẽ xuất…

Microsoft Surface Pro 5 có thể sẽ được ra mắt vào cuối tháng

Panos Panay phó chủ tịch mảng thiết bị của Microsoft gần đây đã nói chuyện với Cnet về tương lai của các phiên bản Laptop và đề cập rằng 'không có gì chắc chắn về Pro 5'. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sẽ không có Surface Pro 5 trong tương

Surface Pro 8 được cho sẽ có màn hình 120Hz, viền mỏng và cổng Thunderbolt

Những thông tin và hình ảnh mới xuất hiện về Surface Pro 8 cho thấy máy sẽ được trang bị màn hình 120Hz, viền mỏng hơn và hai cổng Thunderbolt. Kể từ khi Surface Pro 7 ra mắt đã được hai năm…

Máy tính - Microsoft công bố thu hồi dây sạc Surface Pro vì lo sợ cháy nổ

Nếu từng mua máy tính bảng Surface Pro, Surface Pro 2, hay Surface Pro 3 tại Mỹ hoặc Canada trước 15/3/2015, dây nguồn của bạn có nguy cơ bị cháy nổ và có thể yêu cầu Microsoft đổi cho mình một dây nguồn mới.

Máy tính - Microsoft: Đã khắc phục được lỗi lớn nhất của Surface Book và Surface Pro 4

Sau nhiều tháng “im hơi lặng tiếng”, cuối cùng Microsoft cũng đã xử lý được một số lỗi nặng nhất trên hai laptop Surface Book và máy tính bảng Surface Pro 4.

Microsoft Surface Pro 6 và Surface Laptop 2 không có cổng USB-C như người dùng mong đợi

Tiêu chuẩn công nghiệp thay đổi theo thời gian, và cuối cùng các công nghệ mới hầu như luôn thay thế cho những công nghệ cũ. Nếu bạn đủ tuổi để nhớ về khoảng thời gian sử dụng đĩa mềm 3.5 inch hoặc thậm chí đĩa mềm 5.25 inch, bạn sẽ biết chúng ta

THỦ THUẬT HAY

Cách sửa màn hình iphone bị đen, không lên màn hình

Màn hình iPhone bị đen là một lỗi rất nghiêm trọng. Tuy ít trường hợp bị màn hình iPhone đen, nhưng người dùng Apple nên trang bị cho mình kinh nghiệm sửa màn hình iphone bị đen để phòng trường hợp không may. Hai cách

Cách tải ứng dụng PC Covid về điện thoại cực đơn giản cho bạn

Cách tải ứng dụng PC Covid - Ứng dụng chính thức thay thế các ứng dụng phòng chống Covid hiện nay giúp bạn có thể kiểm tra thẻ xanh Covid, khai báo y tế,...

Lưu, chia sẻ, In, chú thích, chỉnh sửa file PDF trên iPhone và iPad

Chắc chắn, không phải lúc nào bạn cũng mang theo máy tính bên người, do đó biết được cách quản lý các file PDF khi sử dụng iPhone hoặc iPad là rất cần thiết. Cho dù bạn muốn lưu lại, chia sẻ, ký, chỉnh sửa hay in

Cách ánh xạ ổ đĩa mạng bằng Command Prompt trong Windows

Việc ánh xạ ổ đĩa mạng tới một thư mục chia sẻ từ giao diện đồ họa của Windows không phải là khó. Nhưng nếu bạn đã biết đường dẫn mạng của thư mục chia sẻ, bạn có thể ánh xạ ổ đĩa nhanh hơn rất nhiều bằng cách sử dụng

( Giveaway)Đăng ký bản quyền FolderClone, sao lưu dữ liệu file, folder máy tính từ 14/06

phần mềm nhỏ gọn FolderClone nhưng lại rất hữu ích trong việc sao lưu dữ liệu file, folder nhanh chóng trong máy tính. Nếu bạn đang cần một phần mềm sao lưu dữ liệu nhưng lại không quá phức tạp thì phần mềm bản quyền

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh Samsung Galaxy Watch4 và Watch4 Classic

Bộ đôi Galaxy Watch4 và Watch4 Classic vừa được Samsung trình làng vào giữa tháng 8 vừa qua. Đây cũng là hai smartwatch thế hệ mới nhất của hãng. Vậy giữa hai thiết bị này có gì khác biệt? Hãy cùng chúng tôi so sánh