1. Thành phố Thế Thành
Thành phố cổ Thế Thành nằm dưới lòng hồ Qiandao, huyện Xuân An, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Wikimedia Commons)
Được phát hiện năm 2001 dưới một hồ nhân tạo của quận Xuân An, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, dưới chân Võ Thi (Núi Ngũ Hổ), là thành phố Thế Thành. Ngập vào năm 1959, thành phố này có từ thời Đông Hán (kéo dài từ năm 25 đến năm 200 SCN).
Thành phố có niên đại 1.800 năm, với kích thước bằng 62 sân bóng đá. Nơi đây đã từng có một vị thế chính trị và kinh tế cao và, không giống như các thành phố khác cùng thời đó, nó có năm cửa thay vì bốn.
Thành phố cổ Thế Thành nằm dưới lòng hồ Qiandao, huyện Xuân An, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Wikimedia Commons)
Nằm sâu dưới nước từ 26 tới 40 mét, việc thăm dò thành phố này là một khó khăn đối với thợ lặn, những người đang sưu tập chứng tích của thành phố.
Thành phố Heracleion
Heracleion (hoặc Thonis), là một thành phố chìm trong Vịnh Aboukir gần thành phố Alexandria, Ai Cập, nó đã từng là cảng chính của Ai Cập.
Một bức tượng khổng lồ của vị thần Hapi, trục vớt lên từ thành phố Heracleion. (Franck Goddio / Hilti Foundation)
Thành phố này được đặt theo tên Hercules và đã được Helen của thành Troy viếng thăm.
Thành phố bị chìm vào khoảng thế kỷ thứ sáu và vẫn chưa được khám phá trong suốt 1.200 năm sau, cho đến khi phát hiện ra nó.
Một trụ cột bằng khối đá granite đen cao 1,95 m với chữ tượng hình Ai Cập khắc theo lệnh của Nectanebo I năm 380 TCN, lấy từ khu di tích thành phố Heracleion. (Franck Goddio / Hilti Foundation)
Trước đây, người ta cho rằng thành phố Heracleion là một huyền thoại được Homer kể lại. Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra các đồng tiền vàng, các tượng điêu khắc cao tới 5 m, những tấm bia khắc chữ, và những chiếc quách đựng xác ướp động vật.
Các di tích của đảo Yonaguni
Đảo Yonaguni của Nhật Bản là một trong các nhóm di tích dưới biển bí ẩn nhất cho đến nay.
Một thợ lặn khám phá những di tích của đảo Yonaguni, Nhật Bản . (Wikimedia Commons)
Có niên đại ước tính 14.000 năm, những di tích của Yonaguni gồm nhiều công trình, như một kim tự tháp dài 200 mét và cao 30 mét cao với năm cấp độ rõ rệt trông giống như bậc thang.
Những công cụ đo lường và khắc đá được tìm thấy trên nhiều công trình. Các cuộc tranh luận về nguồn gốc các công trình đổ nát này, là do con người tạo ra hay tạo hóa tạo ra vẫn chưa kết thúc.
Di tích Yonaguni. (Vincent Lou / Flickr)
Giáo sư của Đại học Tokyo Teruaki Ishii xác định các công trình này có niên đại từ cuối kỷ băng hà cuối cùng, cách đây gần 10.000 năm. Nhiều công cụ và những chữ tượng hình xa lạ đã được tìm thấy trên đất ở khu vực xung quanh.
Các di tích của Nan Madol
Soun Nan-leng (đá ngầm của Trời), bây giờ được gọi là thành phố Nan Madol, nằm ở bờ biển phía Đông của đảo Pohnpei trong Liên bang Micronesia.
Ảnh các đảo nhân tạo của Nan Madol. (Wikimedia commons)
Nó được gọi là Venice của Thái Bình Dương, bao gồm những di tích nằm rải rác trong 92 hòn đảo nhân tạo nhỏ. Những công trình cự thạch sử dụng những khối đá có trọng lượng lên đến 50 tấn, tạo ra một loạt các kênh qua các đảo – đã mang đến cái tên Nan Madol.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang bối rối về cách thức và lý do tại sao các đảo này được xây dựng giữa đại dương – chứ không phải trên đất liền – khiến cư dân các đảo này phải đi vào đất liền để có nước và thực phẩm.
Bản đồ khu trung tâm Nan Madol (Wikimedia Commons)
Theo truyền thuyết địa phương, những người sống sót của lục địa Mu, lục địa đã chìm cách đây 12.000 năm, đã xây dựng đảo này.
Các di tích của Cambay
Việc phát hiện ra vịnh Cambay, Ấn Độ, là một bất ngờ.
Bức tranh Thần Krishna với một cây sáo. (Smithsonian Freer và Sackler Gallery / Wikipedia Commons)
Thành phố cổ 9.500 năm tuổi này, được gọi là vương quốc Dwarka, bất chấp niềm tin hiện đại theo đó không tồn tại bất cứ nền văn minh nào trên 5.500 năm.
Người ta nói rằng nền văn minh này đã bị nhấn chìm bởi những con sóng thời tiền sử. Thành phố có đường phố và một hệ thống thoát nước, dài 8 km, nó nằm ngoài khơi thành phố hiện đại của Dwarka, và được cho là thành phố của thần Hindu Krishna.
Thành phố Pavlopetri
Pavlopetri ở Hy Lạp, thuộc về thời kỳ Mixen khoảng 2.800 TCN. Nằm dưới đại dương, chỉ cách bờ biển phía Nam của Laconia có 3 đến 4 mét, thành phố gồm các ngôi mộ, các tấm bia và các sân rộng.
Di tích Khảo cổ Pavlopetri từ thời Mixen, Laconia, Hy Lạp. (Spiridon Ion Cepleanu / Wikipedia Commons)
Ở thời đó, Pavlopetri là một cảng cho thương mại địa phương và là điểm nối giữa các vùng Địa Trung Hải.
7.Di tích hình nón của Hồ Tiberias
Trong sâu thẳm của Hồ Tiberias, Israel, có một di tích hoành tráng.
Ảnh Hồ Tibériadea chụp gần thành phố cổ Tiberias. Di tích hình nón nằm ở phía Nam. (Avi Deror / Wikimedia)
Phát hiện vào năm 2003 và được công bố trên Tạp chí quốc tế về khảo cổ trên biển, bí ẩn về việc tại sao, khi nào và ai đã xây dựng công trình này vẫn còn nguyên.
Xây dựng nó cần phải có một công trường đồ sộ, cần một chính quyền và một nền kinh tế thịnh vượng. Nó có cấu trúc hình nón, làm bằng đá bazan nguyên thủy và các khối đá, có trọng lượng ước khoảng 60.000 tấn, cao gần 10 mét, có niên đại hơn 4.000 năm tuổi, những dự đoán dựa trên nhiều cấu trúc cự thạch ở xung quanh có niên đại từ thiên niên kỷ thứ ba TCN.
Vậy là liên tục có những khám phá về các nền văn minh bị chìm xuống đáy biển tưởng chừng như không có. Những khám phá mới của con người dường như liên tục mở ra những chân trời quá khứ tươi đẹp mà trước đây người ta vốn không nghĩ tới, nhưng cũng bắt buộc con người suy ngẫm để tự thấy mình nhỏ bé thế nào trước vũ trụ mênh mông và bao la, năng lực của con người vẫn quá ư nhỏ bé. Hãy tôn trọng thiên nhiên đất trời. Chúng ta vốn là ai và có thể thực sự làm được điều gì, trên thực tế vẫn mãi là một ẩn số lớn của nhân loại.
Xuân Hà (biên dịch từ Epoch Times France)
Những bí ẩn về thiên đường huyền thoại Shangri-la của Phật giáo Tây Tạng
‘Chấn động thế giới’: câu chuyện đau thương đầy xúc động với di cảo của người đã mất còn lưu trên mạng
Shangri-La: Đắm mình chốn bồng lai tiên cảnh giữa nhân gian