Một người sống ở Arkansas cần một cái giếng để cung cấp nước cho gia đình, vì vậy anh ta làm những gì mà nhiều người trong vùng đã làm. Harold McCoy đã trở thành một “người tìm mạch nước”, khi sử dụng đôi đũa phép của mình để tìm nước ngầm. Quá trình bí ẩn này, vẫn thường được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới, đã giúp ông tìm thấy nhiều thứ khác nữa ngoài nước.
Harold McCoy, cựu chủ tịch Hiệp hội những người tìm mạch nước của Hoa kỳ (Với sự cho phép của Gladys McCoy).
Ở Oakland, California, một giáo sư tại Berkeley (là người có niềm tin vững chắc vào khoa học) đang tuyệt vọng tìm lại cho con gái cây đàn hạc bị đánh cắp. Con gái của tiến sĩ Elizabeth Mayer mới 11 tuổi, đã rất buồn vì sự biến mất của cây đàn hạc sau buổi hòa nhạc; cô bé không hài lòng với âm nền cổ điển của các cây đàn hạc khác sau khi đã quen với cây đàn hạc của mình do một nghệ nhân làm đàn hạc làm ra.
Tiến sĩ Elizabeth Mayer đã thử tất cả các kênh thông thường để tìm lại cho con gái chiếc đàn hạc bị đánh cắp, trước khi nhờ đến tài nghệ bí ẩn của những người tìm mạch nước.
Ảnh chụp một phụ nữ đang chơi đàn hạc. (Ảnh: Epoch Times France)
Elizabeth Mayer đã thử tất cả các kênh thông thường để tìm chiếc đàn hạc hiếm này – như thông báo cho cảnh sát, lục tìm phòng hòa nhạc, nơi chiếc đàn được nhìn thấy lần cuối, dán thông báo, kiểm tìm tại nhà những người bán nhạc cụ, thậm chí còn đăng tin trên truyền hình CBS.
Không còn cách nào khác, bà đã nghe theo gợi ý của bạn – hãy thử nhờ đến người tìm mạch nước. “Cuối cùng, quyết định của tôi tương đương như một thách thức“, Elizabeth Mayer cho biết trong một cuộc hội thảo trước khi bà qua đời năm 2005 và đăng trên YouTube.
Ngoài mạch nước, một số người còn có thể tìm thấy các món đồ bị mất, người bạn này đã nói với bà. “Nếu bạn thực sự muốn tìm thấy chiếc đàn hạc, bạn nên thử mọi cách”.
Elizabeth Mayer đã nhờ đến sự giúp đỡ của McCoy, khi đó là chủ tịch Hiệp hội những người tìm mạch nước của Hoa Kỳ.
Bức ảnh về một người tìm mạch nước. (Ảnh: Epoch Times France)
Gladys, vợ góa của McCoy, đã miêu tả với Thời báo Đại Kỷ nguyên, cách chồng bà tìm kiếm cây đàn. Ông lấy một bản đồ của Oakland và của thị trấn cạnh Berkeley, hai con rọi và một con lắc. Ông đã làm những gì được gọi là “khả năng cảm xạ từ bản đồ”.
“Oakland và Berkeley rất rộng nên bản đồ trải kín bàn ăn“, bà nói. “Phải mất rất nhiều thời gian để thực hiện các phép cảm xạ trên bản đồ”. Ông ấy phân chia bản đồ thành các khu vực, rồi sử dụng con rọi và yêu cầu con lắc cho biết chiếc đàn hạc có ở trong khu vực này của bản đồ không.
“Nếu con lắc dao động qua lại, giống như một người gật đầu để nói có”, Gladys nói, “điều đó có nghĩa là cây đàn ở đó”.
(Innerwhispers)
Làm như vậy, ông đã giảm vị trí xuống một con phố và sau đó đến một ngôi nhà cụ thể. Và cuối cùng nói với Elizabeth Mayer chính xác nơi để cây đàn hạc.
Elizabeth không thể gõ cửa nhà người khác và buộc tội người ta đánh cắp chỉ căn cứ vào lời của một người tìm mạch nước. Bà nói với cảnh sát rằng có một “người” nói đàn hạc là ở đó, nhưng điều đó không đủ để yêu cầu những người sống trong ngôi nhà cho kiểm tra.
Thay vào đó, bà đặt tờ rơi trong bán kính hai khối nhà quanh ngôi nhà này, cùng một hậu tạ cho người tìm ra cây đàn hạc. Ba ngày sau, bà nhận được một cú điện thoại từ một người cho biết hàng xóm của ông đã khoe với ông một chiếc đàn hạc vừa mua gần đây. Nó chính là chiếc đàn hạc trên tờ rơi của ông ta.
Với sự giúp đỡ mạnh mẽ từ trực giác của người tìm mạch nước, bà đã tìm lại được cây đàn hạc trong một tuần. “Điều này làm thay đổi mọi thứ”, bà cho biết.
Chỉ với các công cụ bình thường, với sức mạnh tâm linh và trực giác của người tìm mạch nước, bà đã tìm được cây đàn hạc chỉ trong vài ngày.
Elizabeth Mayer nhớ lại suy nghĩ của mình : “Điều đó làm thay đổi mọi thứ”. Sự chính xác của McCoy “đã thay đổi dứt khoát suy nghĩ cá nhân tôi về khoa học và tư duy hợp lý”, bà cho biết.
Sự cố với cây đàn hạc xảy ra năm 1991, sau đó Elizabeth Mayer đã tập trung nghiên cứu về những hiện tượng này. Bà viết một cuốn sách mang tên “Kiến thức phi thường: khoa học, sự hoài nghi và sức mạnh không thể giải thích của tâm trí con người“.
Các nhà khoa học đã cố gắng chứng minh hoặc bác bỏ công việc của những người tìm mạch nước.
(Hermann)
Tiến sĩ Hans-Dieter Betz, Giáo sư danh dự về Vật lý Thực nghiệm tại Đại học Ludwig-Maximilian ở Munich, đã tiến hành các thí nghiệm viện dẫn nhiều nhất về cảm xạ vào những năm 1980. Phân tích của ông cho thấy cảm xạ là hiệu quả.
Tuy nhiên, sau đó James Enright, giáo sư danh dự về hành vi sinh lý học tại Học viện Hải dương học Scripps, Đại học California, đã công bố phân tích riêng của mình về những dữ liệu của Tiến sĩ Hans-Dieter Betz. Ông nói cảm xạ không hiệu quả.
Tuy nhiên, Suitbert Ertel tại Đại học Göttingen đã đưa ra một phân tích khác về những dữ liệu của Betz bằng tiếng Đức, trong tạp chí khoa học Naturwissenschaften. Tài liệu của Ertel có nhan đề “Những dữ liệu về cảm xạ ngược lại với tuyên bố không thuận lợi của Enright“. Ertel không những bác bỏ kết luận của Enright, mà còn tìm thấy một hiệu ứng mạnh mẽ hơn của cảm xạ so với Betz.
Lập luận phổ biến nhất chống lại các nhà tìm mạch nước là có nước ở khắp mọi nơi, do đó với một chút may mắn để người tìm mạch nước tình cờ tìm thấy nước. Các dây rọi chuyển động theo cái gọi là “hành động theo ý tưởng”, một chuyển động có chủ đích của tay. Giải thích tương tự cũng được áp dụng cho bảng bói Ouija.
Gladys, bâ giờ cũng là một người tìm mạch nước và dạy cho người khác về cảm xạ, cho biết: “Nước có ở khắp mọi nơi, điều đó là đúng … Nhưng một người tìm mạch nước không chỉ tìm thấy nước, họ tìm thấy những dòng sông ngầm chảy quanh năm và không bao giờ cạn“. Các con lắc thậm chí không cần thiết, bà cho biết, đó chỉ là vấn đề đi theo trực giác.
“Tôi biết rất rõ nhiều nhà khoa học coi cây đũa phép của người tìm mạch nước giống như chiêm tinh học, giống như một thứ mê tín xưa, theo tôi là vô căn cứ. Đũa phép của người tìm mạch nước đơn giản là một công cụ chỉ ra phản ứng của hệ thần kinh của con người đối với một số yếu tố nhất định, mà chúng ta vẫn còn chưa biết đến”, Albert Einstein nói, trong bức thư gửi cho Herman E. Peisach, năm 1946.
Một số người tìm mạch nước, như McCoy, rõ ràng đã có thể khôi phục các nguồn đã ngừng chảy và chuyển hướng nước ngầm để làm cho chúng chảy theo các hướng khác.
“Tôi không nghĩ rằng điều này có thể được chứng minh“, Gladys nói. “Cảm xạ dựa trên trực giác, niềm tin và cách tiếp cận trí tuệ độc đáo đối với công việc của một người. Thực tế không thể tìm thấy đủ những người tìm mạch nước để hoàn thành một nhiệm vụ thống nhất do các nhà khoa học đề ra”.
Gladys nói thêm cảm xạ thường hiệu quả, nhưng không phải luôn luôn: “Tôi không hiệu quả 100% và người tìm mạch nước khác chắc cũng vậy“.
Trong cuốn sách của mình, Elisabeth Mayer bày tỏ quan điểm tương tự liên quan đến các nghiên cứu khoa học thông thường về hiện tượng này:
“Họ luôn tìm cách giải thích theo các quy tắc của khoa học cổ điển trước khi xem xét liệu các khả năng tinh thần bất thường có thực sự tuân theo các quy tắc này hay không. Có lẽ những điều kỳ quái này là trong bản chất của chúng – bởi vì đó là điều khiến chúng bất thường.
Hơn một trăm năm trước, William James đã xác định được vấn đề một cách xuất sắc, trước các nghiên cứu thực nghiệm về những kiến thức phi thường. Ông đã yêu cầu một nghiên cứu khoa học về những năng lực này để “mở rộng phạm vi khoa học, bao gồm cả việc nghiên cứu các hiện tượng ngẫu nhiên, không lặp lại và tùy thuộc vào những năng lực cá nhân phổ quát và năng khiếu”. Ông đã kêu gọi thành lập một khoa học có khả năng tiếp cận mọi hướng các năng lực tinh thần bất thường không theo quy tắc, khi gọi chúng là các biến chính ngẫu nhiên và không lặp lại, ông khẳng định sẽ có những kỳ dị trong khoa học và điều đó sẽ ảnh hưởng đến cốt lõi của phương pháp khoa học cổ điển mà ông biết – và chúng ta vẫn biết ngày nay “.
Gladys cho biết, cảm xạ vẫn phổ biến, thậm chí có những nhà tìm mạch nước làm việc cho các công ty dầu mỏ để tìm dầu. Thực tế này được các thợ mỏ người Đức thực hiện khi họ sử dụng một người tìm mạch nước để tìm quặng và thực hành này được đưa đến Anh vào thế kỷ 16, sau đó nó lan đến các thuộc địa của Anh.
Năm 1692, cảm xạ đã được sử dụng để tìm một kẻ giết người, tạo ra một tiếng vang lớn
Hình ảnh một ngừơi tìm mạch nước trong bức tranh “De re metallica”, Agricola 1580. (Ảnh: Epoch Times France)
Một nông dân ở Pháp, tên là Jacques Aymar đã sử dụng đũa phép để lần theo dấu vết của ba người chạy trốn khỏi một quán rượu sau một vụ ám sát năm 1692. Aymar đã dẫn các nhà chức trách tới một trong 3 người kia, người đã thực sự thú nhận vụ giết người. Đó là người cuối cùng ở Châu Âu bị trừng phạt tàn bạo dưới bánh xe.
Nhà vật lý người Anh Sir William Barrett đã viết trong cuốn sách “Nghiên cứu Tâm linh” năm 1911: “Thật đáng ngạc nhiên là các bản cáo trạng đưa ra tại phiên tòa cho thấy Aymar đã chính xác trong các chi tiết nhỏ nhất, các nhân chứng đã làm chứng cho việc đánh cắp và những địa điểm bắt giữ những kẻ có tội cũng chính là những nơi mà Aymar đã chỉ ra“.
“Chúng tôi không nghĩ chúng tôi cần phải chứng minh“, Gladys nói. “Chúng tôi biết cảm xạ hoạt động, vì bằng chứng cho bạn thấy nó hiệu quả, khi một giếng được đào lên và nước đã tới”.
Xuân Hà (biên dịch từ Epoch Times France)
Bí ẩn tâm linh: Những chuyện kỳ bí về hiện tượng bóng đè, tác hại kinh hoàng từ việc chơi game
Bí ẩn tâm linh: Câu chuyện có thực về phi công nhìn thấy sân bay tương lai và người phụ nữ vào cửa hàng đã đóng cửa từ lâu…
Trải nghiệm phi thường của nữ nhà báo tìm lại đôi mắt sáng khi cận kề bóng tối vĩnh viễn…