Trước hết hãy cùng ngâm lại bài thơ tuyệt cú rất đẹp này:
Đáp nhân (Trả lời)
Ngẫu lai tùng thụ hạ
Cao chẩm thạch đầu miên
Sơn trung vô lịch nhật
Hàn tận bất tri niên
Dịch thơ:
Ngẫu nhiên đến gốc cây thông
Gối đầu lên đá giấc nồng đến ngay
Núi sâu chẳng lịch chẳng hay
Đông hàn đã hết ngày này năm nao
Ngay câu đầu của bài tuyệt cú ta đã có thể thấy tác giả tự do tự tại, không câu thúc, hành tung bất định, phiêu du như mây trời. Ảnh dẫn theo wikipedia.org
Thái Thượng Ẩn Giả chỉ là bút danh, không ai biết tên tuổi, thân thế, lai lịch, cư trú của tác giả. Dựa vào bút danh và nội dung thơ, có thể đoán được ông là người tu luyện Đạo gia.
Thời Đường, Phật gia và Đạo gia đều hưng thịnh, lòng người hướng về bản nguyên, rất nhiều người gửi thân nơi Phật tự, Đạo quán, người ẩn cư núi sâu rừng rậm cũng rất nhiều. Trong vô vàn người tu luyện này, có rất nhiều người tu thành đắc Đạo, vượt ra khỏi cõi hồng trần như Lã Động Tân, Tôn Tư Mạc… Còn những người chẳng biết mặt, rõ tên thì đếm không xuể, cũng chẳng rõ số lượng bao nhiêu.
Tác giả bài “Đáp nhân” đích thị là một người chân tu Đạo gia mà không để người thường biết tới. Bất kể là ông tu thành đắc Đạo hay không, chỉ dựa vào nội dung và ngữ khí bài thơ này, có thể thấy tác giả không phải hạng tầm thường vậy. Độc giả chỉ cần đọc kỹ nghĩ sâu, dùng tâm ý mà cảm nhận đều sẽ tự nhận ra được điều đó.
“Ngẫu lai tùng thụ hạ” (Bất chợt đến gốc thông): Có thể thấy tác giả tự do tự tại, không câu thúc, hành tung bất định, phiêu du như mây trời.
“Cao chẩm thạch đầu miên” (Gối đầu lên phiến đá cao mà ngủ): Tác giả tự mình vui thích, không lo nghĩ, không tư lự, điềm đạm vô cầu, thanh tĩnh không tranh giành.
“Sơn trung vô lịch nhật” (Trong núi chẳng có lịch ngày tháng): Người ẩn sĩ ở trong núi sâu, chẳng giao du với đời, chẳng giao tiếp với người, chẳng cầu danh lợi, chẳng lụy tình người, tất là cũng chẳng có nhu cầu cần nhớ đến những thứ như thời giờ, tháng ngày nữa.
“Hàn tận bất tri niên” (Đông tàn chẳng biết là năm nào). Tuy đông qua xuân đến, vẫn còn biết nóng lạnh, một năm qua, cũng vẫn biết một tuổi nữa, nhưng trường kỳ chẳng hỏi chẳng nghe, cũng chẳng biết đời này đời nào, năm này năm nao nữa.
Cái khí chất của người tu Đạo, ở nơi cách biệt, xa vắng chốn phồn hoa mà tự giữ tấm lòng thanh bạch. Ảnh dẫn theo pinterest.com
Đó chẳng phải là khí chất của người tu Đạo, ở nơi cách biệt, xa vắng chốn phồn hoa mà tự giữ tấm lòng thanh bạch, không dục vọng đó sao?
Bài thơ tên “Đáp nhân”, nhưng nào có ai nghe được tiếng lòng ấy? Đó chẳng phải cũng là tự trả lời mình, tự đáp lòng mình đó sao? Nhà thơ tùy tiện nói ra 20 chữ, liền thành bức tranh chân dung tự họa của một cao nhân thoát tục ngoài nhân thế. Người đó không chỉ rời xa thế tục, chẳng dính hồng trần, ngay cả cây tùng, tảng đá cũng tùy duyên mà gặp, tùy hứng mà đi.
Một mình lặng lẽ đến rồi một mình lẳng lặng đi, không gian chẳng thể câu thúc được người ấy, mà thời gian cũng chẳng thể làm khó được người ẩn sĩ. Không gian là tự tại, phiêu diêu, thời gian cũng vô cùng thoải mái (chẳng biết năm tháng, chẳng biết tiết trời nóng lạnh là chi).
Trong lòng người ẩn sĩ lại cũng chẳng nhớ, chẳng mong. Thế giới của ông đã không phải là cuộc sống của người thường, thời gian, không gian của ông cũng không phải thời gian, không gian mà người thường cảm nhận nữa rồi.
“Đáp nhân” là bài thơ mà Thái Thượng Ẩn Giả trả lời người hỏi ông. Theo “Cổ kim thi thoại” có ghi chép: “Thái Thượng Ẩn Giả, không ai biết lai lịch ông, có người hỏi danh tính, ông không đáp, chỉ để lại một bài tuyệt cú này.
Theo zhengjian.org
Nam Phương biên dịch
Xem thêm: