10 cách hợp pháp để nghe nhạc trực tuyến mà hoàn toàn miễn phí

Tất cả chúng ta đều rất may mắn khi sống trong thời đại phát triển của công nghệ hiện đại. Nhờ có sự gia tăng của các dịch vụ như Spotify, Google Play Music và Apple Music mà chúng ta có thể nghe bất cứ bài hát nào ngay lập tức và dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tất nhiên, có rất nhiều điều khiến chúng ta phải cân nhắc trước khi đăng ký một dịch vụ âm nhạc trực tuyến và một trong những khía cạnh quan trọng nhất là chi phí. Mặc dù trả phí cho một bài hát là không quá đắt nhưng không phải ai cũng muốn và có thể làm điều đó. Nếu bạn không thể 'với tới' một dịch vụ cao cấp thì đừng thất vọng, trong bài viết này TCN sẽ chia sẻ cho bạn 10 cách hợp pháp để nghe nhạc trực tuyến mà hoàn toàn miễn phí.

1. Spotify

Spotify là một trong ba “ông lớn” cung cấp gói miễn phí mà cả Google Play Music và Apple Music đều không có.

Gói miễn phí đã có nhiều biến thể kể từ khi Spotify được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2008. Trong các thời điểm khác nhau, công ty đã hạn chế người dùng sử dụng 5 lần phát của mỗi bài hát và 10 giờ nghe mỗi tháng cũng như hạn chế playback trên điện thoại thông minh. 

10 cách hợp pháp để nghe nhạc trực tuyến mà hoàn toàn miễn phí

Điểm khác biệt lớn nhất giữa phiên bản miễn phí và cao cấp là bản miễn phí bao gồm quảng cáo, không hỗ trợ playback ngoại tuyến và chất lượng âm thanh cao hơn, không hỗ trợ cho các thiết bị như Sonos và Amazon Echo và hạn chế playback trên di động.

2. Pandora

Giống như Spotify, Pandora có cả phiên bản miễn phí và trả phí. Bản miễn phí bị hạn chế nhiều hơn so với cấp độ tương đương của Spotify, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không đáng để sử dụng.

Về cơ bản, nó chỉ có một tính năng, đó là radio phát thanh Pandora dựa trên sở thích của bạn. Bạn có thể bỏ qua bài hát, nghe nhạc offline, nghe nhạc theo yêu cầu hoặc tùy chỉnh danh sách phát của riêng mình. Kể từ tháng 9 năm 2013, khi công ty gỡ bỏ hạn chế nghe nhạc 40 giờ mỗi tháng cho các tài khoản miễn phí, bây giờ không có sự hạn chế nào trong việc số lượng nhạc mà người dùng không trả phí có thể nghe nữa.

Miễn phí thường đi kèm với nhiều hạn chế, nhưng nó là cách tốt nhất để nghe những bản nhạc yêu thích của bạn mà không phải bỏ ra quá nhiều công sức.

Về nhược điểm, Pandora chỉ khả dụng cho công dân ở Hoa Kỳ, Úc và New Zealand. Nếu bạn không sống trong các quốc gia này thì sẽ cần sử dụng nhà cung cấp DNS thông minh để truy cập. Pandora đã chặn người dùng trên VPN từ năm 2007. Thật không may, các nhà cung cấp DNS thông minh không hề rẻ.

3. YouTube

YouTube là nguồn lưu trữ những video âm nhạc hàng đầu. Bạn có thể xem các video âm nhạc hot nhất hay mới ra của mọi nghệ sỹ tại đây. Hiện nay, hầu như không thể có một bài hát đứng đầu trên bảng xếp hạng nào mà không có video kèm theo. 

Nếu video music là tất cả những gì bạn cần thì YouTube hiển nhiên là một câu trả lời thỏa đáng. Nhờ có sự hợp tác với hãng thu âm Vevo, YouTube có các video sẵn cho hầu hết mọi bài hát mà bạn có thể nghĩ ra. Bạn sẽ có thể tìm thấy tất cả mọi thứ từ thể loại, nghệ sỹ đến những tác phẩm cổ điển hay mới phát hành.

4. 8tracks

8tracks là dịch vụ tiếp cận âm nhạc trực tuyến theo một cách độc đáo so với các đối thủ khác của nó. Mục đích của ứng dụng là khám phá âm nhạc. Âm nhạc được nhóm thành những danh sách phát do người dùng tạo ra, mỗi nhóm có tối thiểu tám bài hát. Trên mỗi danh sách phát, bạn phải bỏ qua ba bài hát trước khi bạn có thể chuyển sang danh sách phát kế tiếp.

Kế hoạch miễn phí đã trải qua một cuộc cải tổ đáng kể vào tháng 12 năm 2016. Do giảm doanh thu và mong muốn của các nhà phát triển để duy trì trang web, mức thanh toán mới đã được giới thiệu và những hạn chế đối với các thuê bao miễn phí cho bất cứ ai ở Hoa Kỳ. Ban đầu, người dân Mỹ bị giới hạn trong 30 phút mỗi tuần, nhưng giờ đây đã tăng lên một giờ mỗi tuần.

Tin tốt là những thay đổi này không ảnh hưởng đến những người ở các quốc gia khác. Nếu bạn ở bất cứ đâu trên thế giới, bạn có thể nghe nhạc miễn phí theo ý muốn.

5. Jango

Jango đã dần dần trở nên nổi tiếng trong vài năm trở lại đây. Dịch vụ này đã trở thành xu hướng phát triển, năm 2007 nó là dịch vụ nghe nhạc đầu tiên trên thế giới kết hợp một tính năng mạng xã hội nội bộ với radio internet.

Ngoài ra, không giống như các dịch vụ khác, Jango không có phiên bản cao cấp. Toàn bộ sản phẩm được quảng cáo hỗ trợ, nhưng để đổi lại, bạn sẽ không bị yêu cầu thanh toán bất cứ thứ gì. 

Dịch vụ này tự xoay quanh người dùng, những người tạo và chia sẻ danh sách phát cá nhân của họ. Không có tính năng theo yêu cầu.

Trang web chia các danh sách phát thành hơn 40 danh mục. Nhấp vào một danh mục sẽ hiển thị mọi lựa chọn trong danh mục đó. Khi một danh sách phát đang phát, bạn sẽ tìm thấy các liên kết đến những danh sách, lời bài hát tương tự khác, và thậm chí những tiểu sử cho ban nhạc hiện tại.

6. MySpace

Có thể nói MySpace là mạng xã hội đầu tiên nhưng kể từ khi Facebook nổi lên, tính hữu ích của nó như một mạng xã hội từ lâu đã biến mất. Nhưng sự hữu ích của nó như một dịch vụ nghe nhạc miễn phí thì vẫn được duy trì rất tốt.

Chủ sở hữu mới, Specific Media Group đã bỏ hầu hết các khía cạnh xã hội và tập trung lại trang web hướng tới dịch vụ phát nhạc. 

Bạn sẽ tìm thấy hàng nghìn bài hát miễn phí và chúng không là những bài hát không ai muốn nghe. MySpace có những hit mới nhất cả mọi nghệ sỹ như Lady Gaga, Blake Shelton, Madona,...

Với MySpace, không có hạn chế về phát nhạc, thời gian, không có quảng cáo và thuê bao, không có bài hát bị chặn bởi vị trí địa lý.

7. BandCamp

Không giống như những dịch vụ khác đã được đề cập đến ở trên, bạn sẽ không tìm thấy một bài hát nào của Lady Gaga, Coldplay ở hay bất kỳ ngôi sao nhạc pop khác trên BandCamp. Tại sao lại như vậy? Bởi vì mục đích duy nhất của BandCamp là giúp bạn tìm và hỗ trợ các nghệ sỹ âm nhạc mới.

Đó là một sự sắp xếp phù hợp với các nghệ sỹ và người hâm mộ. Người hâm mộ có thể nghe miễn phí tất cả các bài hát trên trang web, tặng cho những ban nhạc yêu thích, mua album họ thích và trong một số trường hợp thậm chí tải nhạc mà không phải trả tiền.

Các nghệ sỹ được tạo microsite của riêng họ. Họ có thể sử dụng nó để tạo tiểu sử và bán nhạc của mình cũng như bán hàng hóa, vé xem hòa nhạc và nhiều sản phẩm liên quan khác.

8. NhacCuaTui

Bây giờ hãy dành thời gian cho các dịch vụ của chính người Việt Nam. NhacCuaTui là một trong những trang web nhạc lớn nhất Việt Nam. Tại đây, bạn có thể thưởng thức những ca khúc, playlist từ mọi thể loại của nhiều nghệ sỹ đến từ các thị trường âm nhạc lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc... 

Và tất nhiên, những bài ca bất hủ hay những bản nhạc hit của các nghệ sỹ Việt Nam là không thể thiếu được. NhacCuaTui là ứng dụng đa nền tảng, hoạt động tốt trên mọi thiết bị chạy iOS, Android, Windows và hỗ trợ tất cả các định dạng nhạc phổ biến hiện nay như MP3, WMA, FLAC, AAC, AP3, OGG, M4A và nhiều hơn nữa.

9. Zing MP3

Nhắc đến các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến miễn phí tại Việt Nam thì không thể không kể đến Zing MP3, nơi cung cấp một thư viện nhạc khổng lồ cập nhật liên tục, chất lượng cao và có bản quyền. 

Bạn có thể tìm kiếm những bài hát yêu thích theo danh mục như nghệ sỹ, chủ đề, top 100, bảng xếp hạng... hoặc nhập tên bài hát, nghệ sỹ vào hộp tìm kiếm.

10. ChiaSeNhac

ChiaSeNhac là cộng đồng chia sẻ nhạc trực tuyến chất lượng cao hàng đầu Việt Nam. Tại đây, bạn không những được thưởng thức âm nhạc trực tuyến miễn phí mà còn có thể download từng bài hát riêng lẻ hoặc cả album về thiết bị của mình để nghe offline nhanh chóng và dễ dàng mà không cần đăng ký tài khoản. 

ChiaSeNhac có một kho âm nhạc phong phú với giao diện thân thiện, dễ sử dụng giúp bạn dễ dàng tìm kiếm bài hát, nghệ sỹ, thể loại, bảng xếp hạng để thưởng thức những sản phẩm âm nhạc yêu thích của mình.

Nghe nhạc là một trong những sở thích của nhiều người, giúp đầu óc thư giãn sau những giờ học tập và làm việc, do đó đừng để những điều như phí dịch vụ ngăn cản niềm vui của bạn. Hãy tìm và thưởng thức những bài hát yêu thích của mình với 10 cách mà bài viết đã giới thiệu trên đây.

TIN LIÊN QUAN

Google Play Music All Access: Đối thủ đáng gườm với Spotify

Cuộc chiến ứng dụng chơi nhạc chính thức bắt đầu với Google khi gã khổng lồ công nghệ ra mắt công cụ Play Music All Access, cạnh tranh trực tiếp với dịch vụ trực tuyến Spotify.

Cách nghe nhạc Spotify, Apple Music, YouTube Music trên Google Maps

Bạn có thể phát Spotify, Apple Music hoặc YouTube Music trên Google Maps Android và iOS. Sau đây là hướng dẫn cách nghe nhạc trên Google Maps cực kỳ hay ho cho bạn...

Dịch vụ nhạc số Spotify bị cáo buộc vi phạm bản quyền

Wixen Music là công ty sở hữu bản quyền ca khúc của nhiều nghệ sỹ và ban nhạc tên tuổi như Tom Petty, Missy Elliot, Stevie Nicks, Neil Young, Santana hay ban nhạc The Doors...

Apple Music sẽ không được miễn phí tại một số quốc gia

Với những ai đang muốn dùng thử dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Apple Music thì thông tin sau đây sẽ khá buồn: Apple dừng chương trình dùng thử miễn phí Apple Music tại một số quốc gia.

Samsung chính thức loại bỏ Music app và sử dụng Google Play Music làm trình phát nhạc mặc định

Có thể nói rằng, Samsung đã khá thành công khi tung ra hai siêu phẩm mới là Galaxy S8 và S8+. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở việc phát triển phần cứng, mảng phần mềm cũng 'thay da đổi thịt' từng ngày. Mới đây, hãng đã chính thức thông báo rằng họ

Samsung hợp tác cùng Spotify để hợp lực đối phó Apple

Sau khi chấm bút ký, Spotify sẽ cung cấp các dịch vụ của mình, bao gồm âm nhạc trực tuyến lên nền tảng Samsung Smart Switch (bao gồm điện thoại, máy tính bảng).

Nghe nhạc Spotify miễn phí: Hướng dẫn sử dụng dịch vụ miễn phí trên Spotify

Spotify là một trong những dịch vụ nghe nhạc trực tuyến phổ biến nhất trên thế giới, tuy nhiên để sử dụng dịch vụ của Spotify mà không phải trả phí hàng tháng, bạn sẽ phải chấp nhận một số giới hạn và quảng cáo.

Spotify là dịch vụ stream nhạc trực tuyến lớn nhất thế giới với hơn 75 triệu thuê bao trả phí

Theo đó, sau khi trở thành công ty đại chúng bằng cách phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, Spotify đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2018 cho thấy những chỉ số tăng trưởng ấn tượng như có hơn 75 triệu thuê bao trả phí và hơn 170 triệu người

THỦ THUẬT HAY

Nguyên nhân và 5 cách khắc phục tình trạng loa điện thoại bị nhỏ cực hiệu quả mà bạn nên thử ngay

Loa điện thoại bị nhỏ trong quá trình sử dụng là do nguyên nhân nào gây ra? Hãy cùng tìm hiểu cách khắc phục tình trạng này cực đơn giản trong bài viết.

Hướng dẫn sử dụng một số tính năng tiện ích trên Windows 10

Nhiều lúc khi sử dụng Windows 10, bạn ít nhiều gặp các quảng cáo gây cản trở công việc hoặc thấy vướng mắt. Hãy cùng FPTShop tìm cách tắt những quảng cáo này đi

Cách vô hiệu hóa tính năng tự động đọc văn bản PDF trên Chrome, Firefox

PDF hiện nay đã có thể được đọc một cách tự động trên các trình duyệt. Tuy nhiên, nếu không muốn sử dụng thì các bạn có thể vô hiệu hóa tính năng này.

Pin iPhone 6s dùng được bao lâu?

Nếu bạn đang băn khoăn về thời lượng pin của chiếc iPhone 6s liệu có đáp ứng nhu cầu sử dụng của bạn hay không. Hôm nay, chúng tôi sẽ phần nào giải đáp.

Cài đặt Windows Timeline Support trên trình duyệt Chrome, Firefox và Vivaldi

Về cơn bản, Windows Timeline là tính năng hỗ trợ, nó tạo ra các snapshot của ứng dụng, web hay bất cứ chương trình nào mà người dùng đã sử dụng và khôi phục trong thời gian 30 ngày.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá sơ bộ iPhone X: một bước tiến lớn về mặt phần cứng

Sau nhiều tháng chờ đợi, chúng ta cuối cùng đã có được iPhone X để trải nghiệm thực sự. Apple cho biết đó là một sản phẩm để kỷ niệm 10 năm sau cuộc cách mạng mà họ tạo ra trong mảng kinh doanh điện thoại trên thế giới.

Trên tay Huawei MediaPad M3 2017: 7 triệu, chưa xuất sắc nhưng đủ dùng và đáng tiền

MediaPad M3 2017 được đóng hộp đơn giản, bao da tặng kèm được đóng gói riêng. Hộp của M3 bao gồm củ sạc 5V-2A, que chọc sim, sách HDSD, cáp microUSB và không có tai nghe đi kèm. Tuy nhiên, theo thông tin, nếu đặt hàng

So sánh Honda CR-V 5+2 và Mazda CX-5: Lựa chọn nào phù hợp với bạn?

Câu hỏi trên có lẽ cần nhiều năm bán hàng để khẳng định. Và khi trong phân khúc compact SUV ngày càng phát triển thì cả hai mẫu xe gia đình tiêu biểu trên đều xứng đáng được lựa chọn.