Giao diện dòng lệnh cung cấp tất cả các tiện ích giống như GUI, trên thực tế, đây cũng là cách mà người dùng sử dụng máy tính trong nhiều năm. Nhiều người khi đã quen với dòng lệnh còn cảm thấy thoải mái khi sử dụng và thích nó hơn GUI. Với cả, sử dụng dòng lệnh nhìn có vẻ 'PRO' hơn nữa, đúng không? Nếu bạn cũng nghĩ như thế thì đây là một số lệnh cmd bạn cần biết, nó không chỉ giúp bạn trong những trường hợp cần thiết mà còn có thể giúp bạn có được sự nể phục từ bạn bè vì độ 'PRO' của mình đấy.
Những lệnh cmd trên Windows 10 mà bạn nên biết
Dòng lệnh cmd được ví như Alice ở Xứ sở thần tiên, nó mang đến cảm giác gì đó huyền bí, bí ẩn và (có thể) khá nguy hiểm. Cách sử dụng máy tính của chúng ta đã thay đổi rất nhiều kể từ khi có GUI, và đối với nhiều người, dòng lệnh mang lại cảm giác cổ xưa, nguyên thủy. Nhưng đừng vì thế mà không khám phá dòng lệnh, một góc nhỏ đầy thú vị trên Windows. Sau bài viết này, bạn có thể sử dụng dòng lệnh để thực hiện một số nhiệm vụ mà bình thường chỉ dùng đến chuột, rê và nhấp. Lệnh cmd cũng khá hữu ích khi cần tạo các script và tác vụ tự động. Trước khi bắt đầu, bạn hãy chắc chắn là mình biết mở CMD trên Windows 10, nếu chưa, hãy đọc bài viết này nhé: 12 cách mở CMD - Command Prompt dễ dàng trên Windows 10. Một số lệnh trong bài yêu cầu quyền Admin để thực hiện, vì thế hãy đăng nhập máy tính của bạn với quyền Admin để không gặp lỗi trong quá trình thử, thực hành lệnh nhé.
1. Liệt kê nội dung các thư mục và xóa màn hình
Khi muốn xem trong thư mục này có những gì, bạn mở cmd, nhập lệnh dir (viết tắt của directory), nhấn Enter. Danh sách nội dung thư mục sẽ được hiển thị, có thể bao gồm các file hoặc thư mục con. Tùy thuộc vào từng thư mục, rất nhiều thông tin có thể hiển thị trên màn hình. Khi bạn muốn quay trở lại màn hình trống, gõ cls để xóa màn hình.
2. Tắt, khởi động lại hoặc chuyển máy sang chế độ ngủ đông
Đây là việc mà chúng ta làm hàng ngày: shutdown, restart, sleep hoặc hibernate máy. Khi đang mở cmd, bạn nhập shutdown -s -t 01 để ngay lập tức tắt máy. Có thể thay đổi bộ đếm thời gian để hẹn giờ tắt máy. Ví dụ, nếu đang tải xuống một file và bạn biết chắc nó sẽ hoàn tất trong khoảng 2 tiếng nữa, chỉ cần thay đổi thời gian (số sau -t, tính bằng giây), câu lệnh lúc này sẽ là shutdown -s -t 7200. Nếu bạn muốn khởi động lại máy tính, nhập lệnh shutdown -r -t 01. Hibernate thì phức tạp hơn chút, tại dấu nhắc lệnh, bạn nhập vào: rundll32.exe PowrProf.dll,SetSuspendState. Sleep sử dụng một câu lệnh tương tự, nhưng khi chế độ hibernate đang được bật, thì lệnh này làm việc không chuẩn lắm. Vì thế, bạn cần phải tắt hibernate trước khi chạy nó. Để tắt hibernate, bạn gõ powercfg -hibernate off tại dấu nhắc lệnh, rồi sau đó chạy lệnh rundll32.exe powrprof.dll, SetSuspendState 0,1,0 để đưa máy vào trạng thái sleep.
3. Tạo tài khoản người dùng
Bạn có thể tạo tài khoản người dùng, gán quyền cụ thể cho từng tài khoản. Câu lệnh để tạo như sau: Tại dấu nhắc lệnh bạn nhập: net user John mypassword123 /add Thông báo hiện ra: “The command completed successfully”. (Lệnh đã được thực hiện thành công). Nhấp Start > chọn username bạn đã nhập vào để chuyển sang tài khoản mới đó. Nếu bạn muốn thêm người dùng vào một nhóm cụ thể như Administrator, Power User hoặc Limited User, sử dụng lệnh này: net localgroup cap_quyen UserName /add. Ví dụ: net localgroup administrators Quantrimang /add.
4. Điều hướng trên hệ thống file sử dụng lệnh CD (Change Directory)
Duyệt và điều hướng giữa các thư mục trong GUI là việc vô cùng đơn giản khi chỉ cần nhấp chuột và nhấp chuột. Với giao diện cmd sẽ phức tạp hơn một chút khi muốn di chuyển từ thư mục này đến thư mục khác. Khi mở cmd với quyền Admin, nó mặc định ở thư mục System32. Để quay lại thư mục người dùng thì cần thực hiện vài bước với lệnh cd.. Thao tác này sẽ đưa bạn quay lại thư mục trước, tương tự như mũi tên bên trái trong File Explorer. Khi bạn ở trong một ổ đĩa, C: chẳng hạn có thể gõ cd tên thư mục để mở thư mục con trong đó. Tại đây, bạn cũng có thể thực hiện lệnh dir để liệt kê nội dung của thư mục. Đơn giản hơn nữa là có thể gõ trực tiếp đường dẫn thư mục bạn muốn di chuyển đến vào cmd. Ở đây, tôi muốn đi đến thư mục tên Andre từ vị trí hiện tại, gõ CD C:UsersAndre rồi Enter. Nếu muốn quay trở lại thư mục System32, chỉ cần gõ đường dẫn của nó vào: CD C:WindowsSystem32. Bạn có thể quay trở về thư mục gốc bằng cách gõ CD.
5. Tạo, di chuyển, xóa thư mục và tệp
Lệnh md, viết tắt của make directory sẽ giúp bạn tạo thư mục. Ví dụ, tạo thư mục Groovy, tại dấu nhắc lệnh bạn nhập md Groovy. Lệnh này sẽ tạo một thư mục ở vị trí bạn chỉ định. Nếu muốn tạo thư mục ở một nơi khác, hãy sử dụng lệnh CD để điều hướng tới đó. Nếu muốn tạo nhiều hơn một thư mục trong một lần nhập lệnh, chỉ cần gõ md sau đó là tên của mỗi thư mục với dấu cách ở giữa để phân biệt. Ví dụ: md Works Files. Lệnh này sẽ tạo ra 2 thư mục là Works và Files ở cùng một vị trí. Nếu muốn di chuyển thư mục đến vị trí khác trên ổ đĩa thì sử dụng lệnh move và cho biết đường dẫn mà bạn muốn chuyển thư mục tới đó. Giả sử chúng ta sẽ di chuyển mục Works vừa tạo đến thư mục Sample folder. Nhập: move Work d:UsersAndreDocumentsSample. Xóa thư mục cũng khá dễ. Để xóa thư mục Files vừa tạo, tại dấu nhắc lệnh bạn nhập vào rd (remove directory) tên_thư_mục, ở đây là rd Files. Xóa file thì bạn sử dụng lệnh del, cú pháp: del tên_file, ví dụ: del win10uichanges.pptx
6. Sao chép, dán, đổi tên tập tin
Có một số loại lệnh sao chép như sau:
Dưới đây là một vài ví dụ về cách sử dụng những lệnh copy này. Giả sử giờ chúng ta cần copy file PowerPoint có tên là Evolution of the Settings interface.pptx sang thư mục Work trong Groovy đã tạo ở mục 5. Đầu tiên, thay đổi thư mục của bạn đến vị trí của file. Trong trường hợp này, PowerPoint đang nằm trong thư mục User dưới Documents. Đầu tiên, gõ lệnh copy, theo sau là tên-file được đặt trong dấu '', đường dẫn đích, ví dụ: copy “Evolution of the Settings interface.pptx” c:UsersAndreDocumentsSampleGroovyWork Vì Robocopy đã được sử dụng thay thế cho Xcopy, nên trong bài viết này chúng ta cũng tập trung vào lệnh này cho kịp xu hướng (:D). Robocopy có một số đối số mà bạn nên sử dụng khi sao chép nhiều thư mục đòi hỏi sự kỹ lưỡng. Đặc biệt hữu ích khi tạo các bản sao lưu. Ví dụ, bây giờ bạn muốn sao lưu thư mục Downloads sang thư mục Backup trên USB thì đây là cách làm: robocopy “D:UsersAndreDownloads” “F:Backup” Nếu muốn khôi phục nhanh chóng nội dung của một ổ đĩa không khởi động, đây là một trong những cách nhanh và đáng tin cậy nhất để làm điều đó. Bạn có thể thêm những đối số khác nhau cho các kết quả cụ thể, ví dụ, lệnh /mir được thêm vào cuối câu lệnh để đảm các quyền trên thư mục gốc sẽ được duy trì ở thư mục đích. Nếu gặp lỗi System cannot find the file specified, thì có thể là do tên file quá dài. Hãy thử đổi tên file ngắn hơn xem. Để làm điều này, gõ rename, sau đó là tên file hiện tại, tên file mới, đặt các tên này trong dấu ngoặc kép, ví dụ: rename “Evolution of the Settings interface.pptx” “win10uichanges.pptx”.