Nếu bạn có nguồn tài chính hạn hẹp nhưng vẫn muốn sở hữu một chiếc đồng hồ thông minh của Apple, bạn có thể suy nghĩ đến việc mua một chiếc Apple Watch cũ. Nhưng trước khi mua cũ, bạn cần phải nắm chắc kiến thức kiểm tra Apple Watch cũ để tránh “tiền mất tật mang” hay nói cách khác là bị lừa. Vì vậy, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Trangcongnghe.vn để biến mình trở thành một người tiêu dùng thông thái nhé!
Liệu có nên mua Apple Watch cũ không?
Khi mua đồ điện tử cũ nói chung và Apple Watch cũ nói riêng, bạn cần phải chuẩn bị sẵn tâm lý cho trường hợp hỏng hóc. Đây là tình trạng phổ biến của nhiều thiết bị điện tử. Hơn nữa, trên thị trường hiện nay có rất nhiều hàng giả, hàng nhái hoặc hàng dựng với giá rẻ, điều này làm cho việc tìm kiếm một sản phẩm cũ có chất lượng tốt trở nên khó khăn hơn.
Nếu bạn có nguồn tài chính hạn hẹp nhưng vẫn muốn sở hữu một chiếc đồng hồ cao cấp, hình thức mới với mức giá rẻ hơn thì việc chọn mua Apple Watch cũ là khá hợp lý. Thông thường, giá của các mẫu Apple Watch cũ sẽ rẻ hơn khoảng 30-40% so với phiên bản mới tùy vào dòng sản phẩm.
Tuy nhiên, các thiết bị công nghệ như Apple Watch sẽ rất dễ bị hư hỏng nếu không được sử dụng một cách cẩn thận. Do đó, thường chúng sẽ được tân trang để bán lại và trở thành nguồn cung cấp Apple Watch cũ phong phú.
Xem thêm: Dòng Samsung Galaxy Watch 6: Những gì chúng ta mong muốn xuất hiện?
Những tính năng lần đầu xuất hiện trên WatchOS 9.4
Thêm nữa, một điểm bất lợi khi mua cũ là phụ kiện đi kèm như củ sạc hay dây sạc không phải là hàng chính hãng của Apple. Những phụ kiện này thường được sản xuất tại Trung Quốc và không đảm bảo chất lượng, dẫn đến tình trạng chai pin hay cháy nổ khi sạc. Đây là một vấn đề cần lưu ý khi mua hàng Apple Watch cũ.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ không được bảo hành chính hãng từ Apple như khi mua mới.
Tuy nhiên, nếu biết cách kiểm tra Apple Watch cũ, bạn cũng sẽ không phải quá lo lắng sợ mình sẽ mua phải hàng kém chất lượng. Và theo ý kiến cá nhân của Trangcongnghe.vn, mua cũ Apple Watch là hoàn toàn hợp lý khi bạn không muốn tốn quá nhiều tiền chỉ vì chiếc đồng hồ. Dưới đây, chúng ta sẽ đi vào chi tiết các cách kiểm tra Apple Watch chính hãng cực kỳ chuẩn nhé!
Những lưu ý khi mua Apple Watch và cách kiểm tra
1. Kiểm tra hình thức bên ngoài
Việc quan trọng và cần làm đầu tiên khi mua đồng hồ Apple Watch cũ hay bất kỳ thiết bị công nghệ nào là kiểm tra hình thức bên ngoài của sản phẩm. Bạn cần kiểm tra kỹ chiếc đồng hồ trước khi mua để xem nó có bị trầy xước nặng hay không. Ngoài ra, cần đảm bảo rằng đồng hồ không bị móp, vì những vết móp có thể là hậu quả của va chạm mạnh và gây ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong. Những vết móp lớn cũng có thể làm giảm khả năng chống thấm nước của thiết bị. Mà khi mua bán, sẽ chẳng ai cho chúng ta test chống nước Apple Watch cả, vậy nên ngoại hình đẹp, không móp sẽ là điểm cộng cho chiếc đồng hồ đang được bạn xem xét.
2. Kiểm tra Apple Watch Series máy
Việc đầu tiên cần làm để kiểm tra tính chính hãng của đồng hồ thông minh Apple cũ là xác minh xem sản phẩm đã được kích hoạt vào thời điểm nào.
Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhập đúng mã IMEI nằm trên mặt sau của đồng hồ vào trang web của Apple. Sau khi nhập mã số series và mã code, bạn có thể nhấn nút Tiếp tục để kiểm tra chi tiết thông tin của sản phẩm, thời gian kích hoạt và thời hạn bảo hành còn lại.
3. Kiểm tra Apple Watch có dính iCloud không?
Nhiều người khi bán/cho/tặng Apple Watch thường không gỡ bỏ tài khoản iCloud đúng cách, mà chỉ thực hiện việc reset trên thiết bị. Điều này dẫn đến khi người dùng mới kết nối với thiết bị sẽ bị yêu cầu nhập mật khẩu của tài khoản iCloud trước đó, gây rất nhiều phiền toái. Để kiểm tra xem thiết bị đó có dính với iCloud cũ hay không, bạn có thể thử đồng bộ hóa giữa iPhone của mình với Apple Watch đó để xem có yêu cầu nhập mật khẩu hay không.
Nếu hiện lên yêu cầu nhập mật khẩu, tức là chiếc đồng hồ đó đã dính iCloud. Việc bây giờ của bạn là gỡ bỏ nó. Để gỡ bỏ tài khoản iCloud khỏi Apple Watch đúng cách, bạn cần thực hiện các bước sau:
Truy cập vào ứng dụng Đồng hồ (Watch) trên iPhone của bạn/ Chọn Tất cả đồng hồ/ Nhấn vào biểu tượng 'i' tương ứng với đồng hồ muốn gỡ bỏ tài khoản iCloud/ Chọn Huỷ ghép đôi Apple Watch đã chọn/ Nhập mật khẩu để xác nhận việc huỷ ghép đôi (Lưu ý là phải thực hiện khi Apple Watch đang được kết nối với điện thoại).
Trong trường hợp đã hoàn tất giao dịch mua bán nhưng Apple Watch vẫn yêu cầu nhập mật khẩu của tài khoản iCloud trước đó, bạn có thể xử lý theo các bước sau:
Mở ứng dụng Tìm kiếm (Find) trên iPhone của bạn/ Chọn tab Thiết bị/ Tìm đến Apple Watch mà bạn muốn xoá khỏi tài khoản iCloud/ Nhập mật khẩu iCloud để xác nhận việc xoá.
4. Kiểm tra cảm ứng
Sau khi đã tiến hành các bước kiểm tra phía trên, chúng ta tiếp tục đi kiểm tra độ nhạy của màn hình cảm ứng. Bạn có thể chạm và giữ một biểu tượng bất kỳ trên màn hình và thử di chuyển nó để kiểm tra Apple Watch cũ có phản ứng nhạy không, cảm ứng có hoạt động tốt không. Nếu biểu tượng vẫn theo ngón tay bạn mà không trượt hay bị mất kết nối thì đồng hồ đó vẫn có màn hình cảm ứng tốt. Ngược lại, nếu biểu tượng bị trượt hoặc mất kết nối thì màn hình cảm ứng có thể đã bị lỗi.
5. Kiểm tra pin
Có một cách kiểm tra rất hay để xác định tình trạng pin của Apple Watch cũ, giống như khi kiểm tra pin trên các thiết bị điện tử khác, đó là sử dụng phần mềm Battery Life. Bằng cách sử dụng phần mềm này, bạn có thể kiểm tra mức độ chai pin của chiếc đồng hồ Apple Watch cũ trước khi mua để đảm bảo rằng nó sẽ không gặp vấn đề về pin chỉ sau vài tuần sử dụng.
6. Kiểm tra âm thanh và màn hình sáng
Để kiểm tra chất lượng âm thanh của Apple Watch cũ, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Mở ứng dụng Settings >> Sounds and Haptics, sau đó nhẹ nhàng chạm vào màn hình.
Nếu bạn nghe thấy tiếng 'tạch, tạch, tạch' đồng thời cảm thấy đồng hồ rung nhẹ thì độ phát âm thanh của Apple Watch vẫn còn tốt.
Để kiểm tra độ sáng của màn hình, bạn có thể vào phần Settings >> Brightness & Text Size.
Bảng giá một số dòng Apple watch phổ biến trên thị trường
Giá cả là vấn đề quan trọng đối với những người quan tâm đến việc mua Apple Watch cũ. Thông thường, giá của máy cũ sẽ thấp hơn khoảng 30-40% so với máy mới, tuy nhiên điều này phụ thuộc vào dòng sản phẩm và tình trạng của thiết bị.
Mặc dù vậy, bạn cần cẩn trọng với giá quá thấp vì có thể bị lừa, và nếu giá quá cao thì bạn có thể đầu tư thêm một chút tiền để mua một chiếc mới. Do đó, việc tìm hiểu và so sánh giá cả của một chiếc Apple Watch cũ rất quan trọng để đảm bảo rằng bạn sẽ mua được thiết bị với giá phù hợp. Dưới đây là bảng giá một số dòng Apple Watch cũ mà Trangcongnghe.vn đã tổng hợp để gửi tới các bạn.
Tên sản phẩm | Giá gốc | Giá mua cũ |
APPLE WATCH SERIES 7 LTE 41MM DÂY THÉP | 20.990.000 VNĐ | 2.949.000 VNĐ |
APPLE WATCH S6 LTE 40MM VIỀN THÉP DÂY SILICONE | 16.990.000 VNĐ | 5.748.000 VNĐ |
APPLE WATCH SERIES 7 LTE 45MM | 15.990.000 VNĐ | 5.960.000 VNĐ |
APPLE WATCH S5 LTE 40MM VIỀN THÉP DÂY THÉP | 17.990.000 VNĐ | 6.705.000 VNĐ |
APPLE WATCH SERIES 7 LTE 41MM | 14.990.000 VNĐ | 5.931.000 VNĐ |
APPLE WATCH S6 LTE 44MM VIỀN NHÔM DÂY SILICONE CŨ | 12.990.000 VNĐ | 5.737.000 VNĐ |
APPLE WATCH SERIES 7 GPS 45MM | 12.990.000 VNĐ | 4.991.000 VNĐ |
APPLE WATCH SERIES 7 GPS 41MM | 11.990.000 VNĐ | 5.020.000 VNĐ |
APPLE WATCH SE LTE 44MM VIỀN NHÔM DÂY SILICONE | 11.990.000 VNĐ | 5.085.000 VNĐ |
APPLE WATCH SE 44MM VIỀN NHÔM DÂY SILICONE | 9.990.000 VNĐ | 4.035.000 VNĐ |
Kết Luận
Trên đây là những cách kiểm tra Apple Watch cũ chính hãng mà bạn nhất định phải biết. Chỉ với vài bước kiểm tra trên, bạn đã có thể mua được chiếc Apple Watch chất lượng và không lo bị lừa. Hy vọng bài viết từ Trangcongnghe.vn sẽ giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn áp dụng thành công!