Giao thừa là thời khắc vô cùng thiêng liêng, là khoảnh khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới. Vì thế mọi gia đình đều phải chuẩn bị mâm lễ cúng bái thần linh, tổ tiên phù hộ cho năm mới bình an và may mắn. Và trong mâm lễ cúng đó không thể thiếu được món gà luộc. Xin mời các độc giả hãy cũng trangcongnghe.vn tìm hiểu cách làm gà cũng giao thừa để sao cho đúng nhất.
Cách làm gà cúng giao thừa
Tưởng chừng như việc mua một con gà về luộc rồi dâng lên làm lễ cúng gia tiên là chuyện đơn giản của các gia đình. Nếu bạn nghĩ việc đó đơn giản đến thế thì suy nghĩ của bạn hoàn toàn sai lầm. Việc chọn và luộc gà sao cho ngon và đẹp nhất là không chuyện không đơn giản.
Đầu tiên là chọn gà
Chọn gà cúng giao thừa phải là gà trống. Gà to cân nặng 2,5kg- 3kg. Quan trọng là gà phải có cựa ( cựa gà chuẩn phải tầm hạt lạc) thì mới là con gà có thịt chắc. Mồng gà phải đỏ tươi và cao. Gia đình cũng nên chú ý là phải chọn giống gà chân cao, màu vàng ươm; vì khi luộc gà thì chân mới vàng đều đẹp.
Sau khi mang gà về nhà, cần thả gà vô chuồng để gà đi lại một vài tiếng trước khi làm thịt, điều đó tránh cho chân gà không bị tụ máu làm xấu con gà.
Cách tạo dáng gà cúng
Con gà trước khi luộc thì cần buộc tạo dáng cố định. Gia đình có thể tham khảo rất nhiều dáng luộc gà ( tham khảo trên mạng). Một số dáng gà đẹp điển hình khi được đưa lên lễ như Buộc gà dáng quỳ; Buộc dáng gà bay – bay cao; Buộc dáng gà cánh tiên (cách làm gà cánh tiên).
Dáng buộc gà phù hợp có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, vừa là thể hiện lòng thành kính với Thần linh, Tổ tiên; vừa là xin may mắn phước lành đến cho gia đình đầu năm mới.
Cách luộc gà cúng giao thừa
Chọn xoong nồi tương xứng với con gà. Luộc gà thì phải để ngập nước trong nồi. Cho gà vào ngay từ đầu xếp cố định rồi đổ ngập nước.
Muốn để gà ngon đẹp thì gia đình nên cho lượng muối và bột ngọt tùy vào lượng nước để cân đối. Muốn gà được thơm hơn thì người miền Bắc thường cho thêm vài lát gừng.
Sau đó, ta bắt đầu luộc gà. Luộc gà cho đến khi sôi nước sấp thì cho nhỏ lửa rồi đun để tránh cho gà không bị rách thịt, mềm chín quá. Trong quá trình luộc cần để ý nồi luộc gà, múc nước sôi nóng trong nồi luộc gà tưới dội lên con gà cho gà được chín đều.
Sau đó 15 phút tắt bếp đậy vung nồi, để chín âm con gà khoảng 10 đến 15 phút. Sau đó 20 phút sau,dùng nước sạch nguội xả qua con gà để con gà được sạch sẽ vàng bóng.
Cách làm gà cúng bày
Ngắt hoa hồng cắm vào miệng con gà. Điều này biểu tượng cho sự may mắn, an lành đỏ rực cả năm cho gia chủ. Lưu ý đặt gà cúng giao thừa nên đặt đầu gà quay hướng bát hương để thể hiện sự tôn kính rất đáng quý.
Ý nghĩa làm gà cúng giao thừa
Chọn gà trống làm gà cúng giao thừa thể hiện mong muốn mọi thành viên trong gia đình có nhiều sức khỏe, may mắn trong năm mới.
Một số gia đình tín ngưỡng theo quan niệm của ông cha ta xưa kia xem chân gà sau khi luộc cũng mang nhiều ý nghĩa: Chân gà bên phải mang ý nghĩa cầu tài; Chân gà trái mang ý nghĩa bản mệnh. Bên cạnh đó có nhiều kiểu xem chân gà như Bổng cun cách; Tứ hỷ cách; Kê ba cách; Ủ cái cách; Tinh cái cách; Nội cáu cách; Phù cái cách; mỗi kiểu cách có nhiều ý nghĩa khác nhau như thể hiện sự may mắn, sự trường tồn, sự giàu có.
Kết luận
Trên đây, Trangcongnghe.vn xin gửi đến độc giả cách làm gà cúng giao thừa đúng chuẩn nhất .Độc giả tham khảo và thực nghiệm đúng cách, chúc mọi người một năm mới thật nhiều niềm vui, may mắn và phát tài nhé !