Firewall và Antivirus: Sự khác biệt là gì và có cần cả hai không?

Đảm bảo an toàn khi trực tuyến đang ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Không chỉ các mối đe dọa ngày càng tăng về mức độ phức tạp và tần suất, mà các phương pháp bảo vệ cũng đang trở thành mối đe dọa cụ thể, khiến cho việc tìm hiểu các biện pháp bảo vệ khác nhau cho hệ thống mà mỗi công cụ bảo mật cung cấp là rất quan trọng. Nhưng liệu hệ thống của bạn có cần tất cả các giải pháp bảo mật hay không.

Thực tế hiện nay có hai công cụ bảo mật hệ thống phổ biến nhưng dễ bị hiểu lầm nhiều nhất là tường lửa và phần mềm chống virus. Chỉ vì cả hai thường được nói đến cùng nhau không có nghĩa là chúng giống nhau. 

Vậy sự khác biệt giữa tường lửa và phần mềm chống virus là gì? Cách làm việc của chúng như thế nào? Và liệu hệ thống có cần phải sử dụng cả hai giải pháp bảo mật này không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời.

Phần mềm chống virus là gì?

Phần mềm chống virus có chức năng quét các tệp được lưu trữ trên hệ thống để tìm virus. Mặc dù thường được giới thiệu là phần mềm chống virus, nhưng hầu hết phần mềm chống virus thực ra là phần mềm chống phần mềm độc hại vì virus là một loại phần mềm độc hại.


Firewall và Antivirus: Sự khác biệt là gì và có cần cả hai không?

Cho dù trực tuyến hay ngoại tuyến, phần mềm chống virus khi thực hiện quét hệ thống sẽ nhận diện và nắm bắt tất cả các loại phần mềm độc hại như virus, Trojan Horses, sâu, phần mềm quảng cáo và phần mềm gián điệp trước khi chúng tấn công hệ thống. Miễn là tin tặc đang trực tuyến và tìm cách truy cập thiết bị và lấy cắp thông tin của bạn, vì vậy phần mềm chống virus đóng một vai trò rất quan trọng.

Các phần mềm virus chủ yếu hoạt động ở chế độ nền giúp bạn an toàn khi duyệt web và tải xuống các tệp trên các trang web. Nhưng làm thế nào để các phần mềm chống virus biết được tệp nào chứa phần mềm độc hại và tệp nào không?

Cách hoạt động của các phần mềm chống virus

Hầu hết các phần mềm diệt virus thương mại không được hỗ trợ bởi AI nên không thể tự “bắt” virus và phần mềm độc hại mà cần “ai đó chỉ ra” và trong hầu hết các trường hợp đó chính là nhà sản xuất.

Phần mềm chống virus hoạt động bằng cách quét các tệp, mã và tập lệnh xâm nhập vào máy tính, đó có thể là các tệp được tải xuống từ trên các trang web hay chuyển qua thiết bị thông qua bộ lưu trữ bên ngoài như USB, microSD hoặc ổ CD/DVD.


Thông qua quá trình quét, nó so sánh nội dung của mỗi tệp với một cơ sở dữ liệu phong phú về các loại phần mềm độc hại đã biết. Đây là lý do tại sao phần mềm chống virus luôn phải hoạt động trong nền, liên tục quét thiết bị để tìm phần mềm độc hại ẩn và không hoạt động.

Mặc dù đây có vẻ là công việc chỉ cần thực hiện một lần và phần mềm chống virus chỉ phải quét các tệp đến thay vì toàn bộ ổ cứng, nhưng không có chương trình chống virus nào hiệu quả 100%. Các nhà cung cấp phần mềm chống virus phải liên tục cập nhật cơ sở dữ liệu với các virus và các đoạn mã độc hại mới nhất.

Vì vậy khi phần mềm chống virus liên tục quét các tệp, nó không chỉ làm lãng phí tài nguyên phần cứng mà còn phải kiểm tra kỹ cả hoạt động của chính mình và đảm bảo rằng không bỏ sót bất kỳ loại virus ẩn nào mà phần mềm không thể phát hiện trước đó.

Thiết bị có an toàn khi không có phần mềm chống virus?

Mặc dù phần mềm chống virus có mức độ bảo mật cao nhưng vẫn có những mặt trái của nó. Phần mềm chống virus thường không thân thiện với quyền riêng tư và hầu hết được cho là chiếm dụng CPU quá nhiều.

Cách duy nhất để giữ hệ thống an toàn mà không có phần mềm chống virus là sử dụng Internet đúng cách. Chỉ truy cập các trang web an toàn và tải xuống các tệp từ các nguồn đáng tin cậy. Ngoài ra bạn cũng nên tránh sử dụng các mạng mở, đặc biệt là không có VPN an toàn.

Tường lửa là gì?

Như tên gọi cho thấy, tường lửa (Firewall) là hàng rào bảo vệ giữa thiết bị và thế giới bên ngoài, bao gồm cả Internet. Không giống như phần mềm chống virus, tường lửa không vô hiệu hóa phần mềm độc hại đã có trên thiết bị. Nó không quét các tệp mà là bộ phận bảo vệ giám sát luồng dữ liệu mạng và kiểm tra độ an toàn trước khi luồng dữ liệu mạng đó truy cập vào máy tính.


Có hai loại tường lửa là phần mềm và phần cứng. Tường lửa phần mềm chịu trách nhiệm bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công kỹ thuật số sắp đến. Trong khi tường lửa phần cứng ngăn người khác truy cập vào thiết bị của bạn như cắm thẻ USB trong khi thiết bị không hoạt động.

Tương tự như phần mềm chống virus, tường lửa cũng hoạt động ở chế độ nền. Nhưng cho phép bạn kiểm soát một số quy tắc để xác định nguồn dữ liệu nào được phép vào và ra thông qua Internet.

Cách hoạt động của tường lửa

Hiểu đơn giản thì tường lửa là một hệ thống lọc. Nó giống như máy dò kim loại bạn cần phải đi qua ở sân bay nhưng vị trí quét thì khác. Về cách hoạt động của tường lửa, ít nhiều tương tự như phần mềm chống virus.

Trong khi dữ liệu mạng được truyền vào thiết bị của bạn, tường lửa sẽ quét theo từng phần nhỏ và so sánh những phát hiện của nó với cơ sở dữ liệu về các mối đe dọa đã được xác nhận. Phân đoạn dữ liệu chỉ được phép truy cập nếu vượt qua tất cả các bài kiểm tra.


Tường lửa cũng cần cập nhật thường xuyên, nếu cơ sở dữ liệu bảo mật không bao gồm các mối đe dọa bảo mật mới nhất, phần mềm độc hại và các đoạn mã độc hại có thể xâm nhập vào thiết bị. Đến lúc đó, hy vọng duy nhất là phần mềm chống virus của bạn có thể phát hiện ra nó trước khi quá muộn.

Vị trí cố định của tường lửa sẽ không thay đổi. Nhưng có nhiều cách phần mềm tường lửa có thể quét và điều chỉnh luồng mạng. Chúng đa dạng về tính bảo mật và hiệu quả, nhưng đều có các trường hợp sử dụng sau:


Dịch vụ proxy: Loại tường lửa này bảo vệ thiết bị bằng cách thiết lập phiên bản nhân bản của thiết bị và kết nối thiết bị với web. Dữ liệu đến không tiếp xúc trực tiếp với thiết bị của bạn nhưng vẫn bị cô lập. Đây là một trong những loại tường lửa an toàn nhất, nhưng cực kỳ chậm và sử dụng nhiều tài nguyên.
Packet Filtering (Bộ lọc gói tin): Tường lửa sử dụng dữ liệu để quét lọc các gói tin theo từng bước nhỏ. Mỗi gói dữ liệu sẽ được gửi qua một loạt các bộ lọc. Các gói dữ liệu được xác định là mối đe dọa sẽ bị gắn cờ và chặn, ngăn chúng truy cập vào thiết bị của bạn.
Circuit-level Gateway: Thay vì tự quét dữ liệu, tường lửa loại này hoạt động bằng cách xác minh giao thức TCP (Transmission Control Protocol - 'Giao thức điều khiển truyền vận') handshake. Thay vì quét nội dung của các gói dữ liệu đến, tường lửa này đảm bảo nguồn dữ liệu (packet) đến được an toàn và hợp pháp. 

Thiết bị có an toàn khi không có tường lửa? 

Tường lửa là một biện pháp bảo vệ. Nếu bạn quyết định xóa chúng thì cần có giải pháp thay thế, ngay cả khi đó bạn sử dụng Internet một cách an toàn và cẩn thận. Nếu không có tường lửa, các gói dữ liệu độc hại có thể tìm đường xâm nhập vào máy tính của bạn.

Nhưng khi nói đến phần mềm tường lửa, nếu thiết bị của bạn không được kết nối với Internet thì có thể an tâm khi nói rằng bạn không cần phần mềm này.

Phần mềm chống virus và tường lửa: Bạn có cần cả hai không?

Phần mềm chống virus và tường lửa không thể hoán đổi cho nhau. Mỗi bên hoạt động độc lập trong việc bảo mật thiết bị của bạn theo cách khác nhau và hỗ trợ lẫn nhau trong một số trường hợp.

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp bảo mật tối đa cho máy tính vậy thì nên đảm bảo cả hai đều hoạt động và trong tình trạng tốt nhất.

TIN LIÊN QUAN

Phần mềm độc hại có thể không bị phát hiện không?

Các chương trình chống virus là một công cụ cần thiết để giữ an toàn khi trực tuyến, nhưng có những mối đe dọa nào mà chúng không thể phát hiện ra không? Hãy cùng tìm hiểu.

5 phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất năm 2016

Nếu bạn đang lo lắng về sự an toàn cho chiếc máy tính của mình, hãy tham khảo 5 phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất dưới đây.

Ứng dụng diệt Virus Free tốt nhất cho máy tính

Bạn đang cần một phần mềm diệt virus free giúp bảo vệ máy tính trước những mối nguy hiểm từ Virus, Keylog,...Hãy tham khảo những ý kiến sau đây.

Cách thiết lập chế độ tự động quét virus sau khi tải về trên IDM

Trong thời đại bùng nổ Internet như hiện nay, khi cần thông tin gì chúng ta cũng vào mạng tra cứu và tải về. Nhưng chúng ta không lường trước được hiểm họa khôn lường của virus. Chúng có thể tấn công chúng ta bất cứ khi nào?

Những phần mềm diệt virus tốt nhất năm 2013

Dựa theo khảo sát website uy tín toptenreviews.com đã liệt kê ra 10 phần mềm Antivirus tốt nhất năm 2013. Sau đây TCN sẽ điểm danh qua những phần mềm nào đã lọt trong top 10 danh giá trong năm.

4 mẹo phòng chống lây nhiễm virus qua USB đơn giản nhưng hiệu quả

Trang bị ngay những mẹo đơn giản sau đây của chúng tôi để sử dụng USB một cách an toàn trước rủi ro virus nhé.

Hướng dẫn phục hồi dữ liệu USB bị virus làm "bốc hơi"

Hiện tượng dữ liệu bỗng chốc bốc hơi, sau khi cắm vào một thiết bị khác mà dung lượng trong USB vẫn không thay đổi đã trở nên khá phổ biến. Đặc biệt là trên những thiết bị công cộng hoặc có nhiều người sử dụng. Nếu trong đó có chứa dữ liệu quan

Khôi phục cài đặt gốc có loại bỏ virus khỏi thiết bị không?

Trong bài này, sẽ cùng các bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Khôi phục cài đặt gốc có loại bỏ virus khỏi thiết bị không”, nguyên nhân và cách khắc phục.

THỦ THUẬT HAY

Cách kiểm tra kết nối IPv6

Có rất nhiều người thắc mắc về việc làm thế nào để kiểm tra khả năng kết nối IPv6. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra kết nối IPv6 nhé.

10 ứng dụng siêu hữu ích trên Android chưa chắc bạn đã biết

Hãy cùng Quản Trị Mạng tham khảo 10 ứng dụng siêu hữu ích trên Android chưa chắc bạn đã biết nhé!

Hướng dẫn cài đặt WordPress trên Vitual Server bằng Cloud9

Việc tải và chạy server WordPress nội bộ khá phức tạp. Nếu là nhà phát triển dày dặn kinh nghiệm, bạn nên thiết lập một máy chủ cục bộ bằng XAMPP hoặc WAMP. Nhưng nếu bạn là “ma mới” chỉ muốn “nghịch ngợm” cài đặt

Biến iPhone thành webcame cho máy tính hay camera theo dõi

Bạn đang tìm cách chiếu từ camera iPhone lên màn hình lớn hay máy tính, laptop hay sử dụng camera iPhone làm webcam máy tính hoặc camera theo dõi. Tham khảo cách thực hiện đơn giản sau đây của chúng tôi nhé.

Tính năng màn hình khóa ẩn Samsung Galaxy có lẽ bạn không bao giờ biết

Samsung hay được gọi cách khác là “Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc” một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh phổ biến nhất hiện nay. Samsung sản xuất điện thoại cho tất cả các phân khúc dù bạn sở hữu chiếc

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá laptop HP Pavilion Power 15 – Mỏng nhẹ, thể hiện chất game, màn hình 4K

Bên cạnh mẫu laptop Omen 15 dành cho số ít người dùng đam mê công nghệ và chuyên game thì HP cũng mở rộng nhóm máy tính chơi game sang phân khúc phổ thông, có cấu hình phần cứng và nhất là giá bán hấp dẫn hơn với số

Razer Blade 15 (2018): Thanh mảnh nhưng vẫn mạnh mẽ như cỗ máy PC gaming thực thụ

Năm nay, Razer đã cách mạng hóa dòng Blade lên hẳn một tầm cao mới, hãng đã bỏ hoàn toàn phiên bản 14-inch để thay thế phiên bản 15-inch, nhưng kích thước vẫn gần như không thay đổi nhờ viền màn hình siêu mỏng, và đây

Đánh giá chi tiết Samsung Galaxy A32

Mình có dịp được trải nghiệm Samsung Galaxy A32 ngay khi nó vừa được công bố và bài viết này sẽ chia sẻ nhanh những trải nghiệm của mình đối với thiết bị này.