Nếu đã 'rải' rất nhiều hồ sơ nhưng mãi vẫn không xin được việc thì ngoài năng lực và kỹ năng, CV (Cirriculum Vitae) thiếu chuyên nghiệp cũng là một trong những lý do hàng đầu khiến cơ hội có buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng của bạn bị giảm sút. Ngay bây giờ, hãy điểm qua 8 lỗi sai 'chết người' khi viết CV sau đây và đối chiếu với hồ sơ của bạn để sửa lại nhé.
1. Lỗi chính tả
Lỗi chính tả nếu mắc phải là điều mà không một nhà tuyển dụng nào chấp nhận. Thậm chí, một số Recruiter còn rất khắt khe và chẳng bao giờ châm chước cho bất kỳ lỗi 'bé như con kiến' nào cả. Do vậy, hãy rà roát thật kỹ CV của mình trước khi quyết định đính kèm vào email hay tải lên các trang web việc làm trực tuyến nhé. Đặc biệt, với CV tiếng Anh thì bạn còn phải kiểm tra cẩn thận hơn nữa.
2. Quá dài dòng
Không một nhà tuyển dụng nào có đủ thời gian và mong muốn nhận được một CV ứng tuyển dài 4 đến 5 trang cả. Theo nhiều chuyên gia, 2 là lựa chọn 'chuẩn chỉnh' nhất đối với một CV xin việc hoàn hảo (tất nhiên, sẽ có những ngoại lệ tùy thuộc vào công việc ứng tuyển).
3. Không đẹp
Một CV đẹp, ấn tượng là CV có sự cân đối về hình thức, lựa chọn kiểu chữ, phông chữ, sử dụng bullet, highlight nhịp nhàng, giữa các phần có sự cân bằng với nhau và không để thừa giấy trắng... Ngoài ra, đối với các công việc yêu cầu tính sáng tạo thì nhà tuyển dụng còn đánh giá rất cao các CV được thiết kế công phu và mang cá tính của ứng viên.
4. Sử dụng đại từ nhân xưng
'Tôi', 'chúng tôi'... thường được sử dụng khi viết đơn xin việc, resume... nhưng với CV, bạn nên hạn chế đến mức tối thiểu và tốt nhất là không nên dùng. CV là sơ yếu lý lịch, là 'tờ quảng cáo' về các điểm mạnh, điểm yếu, trình độ, phẩm chất, thành tích cá nhân....; là 'lá thư chào hàng' và là cơ sở để nhà tuyển dụng quyết định có nên thiết lập buổi phỏng vấn với bạn. CV không phải là nơi để bạn bày tỏ tâm tư, nguyện vọng hay những lời hứa hẹn.
5. Đặt tiêu đề CV là 'Cirriculum Vitae'
Nhà tuyển dụng hoàn toàn nắm được file đính kèm là CV (bởi vì bạn đã đặt tên file như vậy) nên đừng sử dụng cụm từ 'Cirriculum Vitae' để làm tiêu đề nữa. Thay vào đó, hãy đặt tên bạn giữa trang giấy, viết hoa và bôi đen để nhấn mạnh với nhà tuyển dụng bạn là ai.
6. Kinh nghiệm làm việc được viết giống như mô tả công việc
Quá trình làm việc, quá trình công tác hay thành tích trong công việc là tên gọi khác của kinh nghiệm làm việc. Đây là phần mà ứng viên sẽ liệt kê các vị trí hoặc công việc đã từng đảm nhận đi kèm tên tổ chức, thời gian và thành tích nổi bật nhất. Tuy nhiên, nhiều người do chưa phân biệt rõ nên thường viết phần này giống như mô tả công việc và chẳng hề có bất cứ một điểm nhấn nào cả.
Nhà tuyển dụng không cần biết cụ thể về những gì bạn được phân công. Họ quan tâm nhiều hơn tới những gì bạn đã làm được và chúng có tác động tích cực như thế nào tới nơi bạn đã làm.
7. Nhiều thông tin thừa
Không dài dòng nhưng lại thừa quá nhiều thông tin không cần thiết hoặc thiếu các thông tin quan trọng cũng là sai lầm tai hại rất nhiều người mắc phải. Bạn không cần phải đề cập tới lý do nghỉ việc, lương bổng tại công ty cũ, tin tức chính trị, xã hội, tôn giáo, thể thao, những sở thích 'quái dị' hay tình trạng hôn nhân, gia đình vào CV. Các yếu tố này chẳng có liên quan gì tới khả năng làm việc của bạn cả.
8. Thiếu các điểm nhấn
Mỗi ngày, nhà tuyển dụng phải xử lý rất nhiều hồ sơ. Thế nên, nếu bắt gặp những CV với giọng văn đều đều hay thiếu các từ khóa quan trọng để làm nổi bật ứng viên thì họ sẵn sàng bỏ qua ngay lập tức. Do vậy, hãy khiến nhà tuyển dụng không có lý do gì để từ chối bạn bằng một bản CV hoàn hảo 'không tì viết' nhé.
Chúc bạn thành công và sớm có được công việc mình mong muốn.
Cập nhật: 09/06/2016 Vân Anh - Theo The Guardian