Trả lời 5 câu hỏi này trước khi click chuột vào một đường link bất kỳ

URLs được sử dụng để làm “đường dẫn” tới tài nguyên trên mạng Internet. URL tạo nên khả năng “siêu liên kết” cho các trang web. Tuy nhiên ngày nay tội phạm máy tính, hacker ngày càng “tinh ranh” và nguy hiểm hơn. Các hacker này có thể sử dụng URL để thay đổi mật khẩu và đánh cắp dữ liệu của người dùng, thậm chí là sử dụng drive-by-download các phần mềm độc hại để tấn công người dùng.

Do đó trước khi click chuột vào bất cứ một đường link nào đó, bạn hãy tự trả lời 5 câu hỏi dưới đây trước tiên.


1. Bạn có thật sự 'tin tưởng” vào người gửi/đăng tải liên kết?

Đây là câu hỏi khá quan trọng bởi nếu người mà bạn không biết thông tin gì về họ, trong khi họ gửi / đăng tải liên kết mà bạn vô tình click chuột vào đó thì mức độ nguy hại sẽ không thể lường trước được.

Lấy một số ví dụ trong thực tế, trước khi tiến hành mở cửa mọi người thường hay kiểm tra ổ khóa trước tiên, hay giáo viên thường dạy học sinh của họ về mức độ nguy hiểm khi đi cùng người lạ….

Tuy nhiên khi mở một email hay click chuột vào một đường link nào đó hầu hết người dùng thường không suy nghĩ và không cân nhắc gì mà cứ thế “click chuột”  để mở và xem liên kết đó, dù đó là email hay đường link của những người mà họ chưa bao giờ gặp gửi cho.

Mặc dù phishing là công cụ chính của tội phạm máy tính, tuy nhiên với bộ lọc thư rác tiến bộ đã phần nào hỗ trợ việc lọc các email hoặc đường link tin cậy.

Tuy nhiên, người dùng vẫn cần phải cảnh giác vì các tội phạm máy tính ngày càng ‘tinh ranh” hơn.

Vì vậy trước khi click chuột vào bất cứ đường link hoặc email nào bạn hãy trả lời câu hỏi: “Bạn có thật sự 'tin tưởng” vào người gửi / đăng tải liên kết?” đầu tiên. Nếu email hoặc đường link được bạn bè hoặc người thân của bạn gửi, và nền tảng social media platform (mạng xã hội) hoặc email client đáng tin cậy thì đường link và email đó sẽ OK.

Ngoài ra nếu vẫn băn khoăn hoặc cảm thấy không chắc chắn về một điều gì đó,  bạn có thể liên lạc với họ để xác nhận rằng họ có thực sự là người đã gửi các thông tin đó cho bạn hay không.

Với các email, đường link của người dùng bạn không quen biết, tốt hơn hết là tránh xa email, link đó ra. Ngoài ra bạn cần phải đặc biệt cảnh giác với các email đề cập đến các vấn đề như yêu cầu bồi thường từ ngân hàng hoặc tài khoản PayPal.

2. Mạng xã hội có thực sự đáng tin cậy?


Đây cũng là câu hỏi quan trọng mà bạn cần phải trả lời trước khi ấn nút click chuột. Nếu đường link được chia sẻ trên mạng doanh nghiệp nội bộ hoặc nhóm kín trên WhatsApp, bạn không cần phải lo lắng về mức độ an toàn của đường link.

Tuy nhiên nếu có điều gì đó bất thường trong thư rác email hoặc trên tài khoản Twitter ẩn danh, bạn phải xử lý các email, đường link này cẩn thận.

Với các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter, bạn đặc biệt phải chú ý và cẩn thận bởi số lượng spam trên các trang web này là khá nhiều và khá phổ biến, thậm chí một số đường link còn điều hướng người dùng tới các trang web chứa malware và các phần mềm độc hại khác. Nếu không chắc chắn về đường link và không biết rõ về nền tảng đó, tốt hơn hết là bạn nên tìm kiếm trên các trang khác.

Ngoài ra với các tài khoản nằm trong mục danh sách tài khoản “đã từng bị hack”, tất cả đường link hay văn bản được chia sẻ trên tài khoản này thì bạn cần phải suy nghĩ lại trước khi click chuột vào đường link.

3. Đích đến có đáng tin cậy hay không?

Hãy nhìn vào các đường link được chia sẻ và tự hỏi liệu các đường link này có điều hướng đến trang web mà bạn biết hay không? Nếu không rõ đích đến hoặc đích đến là các trang web mà bạn không biết, tốt nhất là không nên click chuột vào đường link đó.

4. Các đường link này có “trùng” với các sự kiện lớn xảy ra trên thế giới?


Các tội phạm máy tính và hacker thường rất biết cách nắm bắt “cơ hội”. Nếu có một sự kiện lớn nào đang xảy ra, họ sẽ tạo ra các link có nội dung nhắc đến sự kiện đó, và khi người dùng kích chuột vào link đó sẽ được điều hướng đến các trang web có nội xấu.

Do đó nếu bạn thấy các đường link được chia sẻ trên mạng xã hội, …có nội dung liên quan đến các sự kiện đang xảy ra, tốt nhất là nghĩ đến các câu hỏi nguồn của đường link, đường link được chia sẻ trên mạng xã hội nào và nếu click chuột vào đường link bạn sẽ được điều hướng đến trang nào.

5. Link có được rút gọn?

Các mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram… ngày càng phát triển, do đó các link cũng được rút gọn để tiện cho quá trình chia sẻ.

Lợi dụng điểm này, một số tội phạm máy tính có thể sử dụng Bitlly, goo.gl,… để rút gọn các link “bất chính” của họ để “đánh lừa” người dùng khiến người dùng nghĩ rằng đó là link từ nguồn tin cậy.

Ngoài ra khi tội phạm máy tính, hacker kết hợp các link này với một Tweet hoặc email tin cậy, người dùng sẽ nghĩ rằng đây là thư của một người dùng tin cậy.

Với các liên kết được rút gọn, lời khuyên cho bạn là hãy tự trả lời 4 câu hỏi ở trên và nếu cảm thấy vẫn không chắc chắn, tốt hơn hết là bạn nên sử dụng LongURL và CheckShortURL để khôi phục link đã được rút gọn về link gốc.

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

  • Làm sao để biết được máy tính của bạn có đang bị hacker 'tấn công' hay không?
  • Tại sao tài khoản Facebook hay bị hack? Đây là cách ngăn chặn điều đó!
  • 50 thủ thuật Registry giúp bạn trở thành 'hacker' Windows 7/Vista thực thụ (Phần 1)

Chúc các bạn thành công!


Cập nhật: 08/06/2016 Dương Huyền (Theo Welivesecurity)
Từ khoá : khi, click, chu, link

TIN LIÊN QUAN

Hướng dẫn cách get link Fshare nhanh chóng chỉ với 1 click chuột phải

Hôm nay, mình chia sẻ cho các bạn một extension nhỏ trên Chrome và Cốc Cốc, giúp tải max speed trên Fshare mà không cần đăng nhập acc vip hay cookie hỗ trợ. Click phải là hoàn tất việc get link ngay tại trang getlinkfshare.com.

Cách dùng Winja kiểm tra độ an toàn của dữ liệu

Winja là phần mềm bảo mật miễn phí có tính năng kiểm tra bất cứ tập tin, đường dẫn truy cập, hay hệ thống để đánh giá độ ân toàn của các tâp tin.

Hướng dẫn cách giấu file trên Google Drive bằng file khác

Ngụy trang dữ liệu Google Drive nôm na có thể hiểu là chúng ta sẽ dùng hình ảnh, định dạng của một file khác để che đi file gốc cần bảo vệ. Tuy nhiên, cách này cũng gây ra khá nhiều rắc rồi nếu bạn 'ngụy trang' quá nhiều và không nhớ file nào là

Cách bật chuột phải, kích hoạt Right-click trên MacBook

Nếu bạn hoặc một người dùng nào đó vừa làm quen và sử dụng nền tảng Mac và đã làm quen với khái niệm kích chuột phải - nhấp ngón tay vào phía bên phải Trackpad hoặc chuột, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi sử dụng Macbook với cách bật chuột phải,

Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc mở file, thư mục chỉ bằng một cú click chuột hay chưa?

“Single-Click to Open an Item” là một trong những tính năng hữu ích nhất trên hệ điều hành Windows. Tính năng này cho phép người dùng có thể mở các file, thư mục chỉ bằng 1 cú click chuột duy nhất thay vì phải kích đúp chuột để mở file, thư mục.

Biến Windows 10 thành macOS X chỉ với 1 cú click chuột đơn giản

macOS X là hệ điều hành độc quyền trên các máy tính của Apple. Nhưng chúng ta có thể biến Windows 10 thành macOS X chỉ với 1 cú click chuột đơn giản.

Làm sao để nhận biết 1 link có an toàn hay không?

Ngày nay các link 'độc hại' xuất hiện ngày càng nhiều và được chia sẻ thông qua các mạng xã hội với một tốc độ 'chóng mặt'. Chỉ cần click vào một đường link 'độc hại' nào đó có thể mang lại những nguy hiểm tiềm ẩn cho bạn.

Cách khắc phục lỗi mất Open with trong menu chuột phải

Open with trên menu chuột phải giúp bạn có thể mở dữ liệu bằng nhiều ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên, vì vô tình bạn xóa mất Open with, vậy phaitr làm sao để lấy lại?

THỦ THUẬT HAY

Cách xóa bộ nhớ cache trên Kodi

Nếu bạn gặp các vấn đề về phát lại, add-on bị lag hay các sự cố bất thường khác trên Kodi thì có thể xóa bộ nhớ cache để khắc phục.

Các tải file âm thanh từ video Youtube trên Cốc Cốc

Trên Cốc Cốc phiên bản mới có thêm tính năng hỗ trợ tải âm thanh từ video Youtube, mà bạn không cần đến phần mềm hay dịch vụ khác để hỗ trợ.

Khởi động nhanh Samsung Pay chỉ với một cái chạm cảm biến vân tay

Khởi động nhanh Samsung Pay sẽ giúp người dùng tiết kiệm được thao tác khi sử dụng thanh toán trực tuyến. Bên cạnh việc vuốt từ cạnh dưới để truy cập Samsung Pay, nhà sản xuất còn cho phép chúng ta sử dụng cảm biến vân

Hướng dẫn thay đổi tài khoản khi sử dụng BlueStacks

Hiện nay có rất nhiều người đang sử dụng phần mềm giả lập Android để trải nghiệm các ứng dụng, game hay tiện ích mà hệ điều hành của họ đang dùng không hỗ trợ. Nhưng vấn đề là họ không biết làm cách nào để đăng nhập.

Hướng dẫn ứng dụng với tính năng Hidden Space trên hệ điều hành OxygenOS

OxygenOS là một trong những hệ điều hành được tùy biến tốt nhất trên nền Android ở thời điểm hiện tại cho smartphone. Không những có giao diện đơn giản, đẹp mắt, hỗ trợ điều hướng bằng cử chỉ hay giúp smartphone hoạt

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá hệ thống chống rung kép của Google Pixel 2

Công nghệ chống rung của Google gọi là Fused Video Stabilization, là sự kết hợp của chống rung quang học (bằng phần cứng) và chống rung điện tử (bằng phần mềm).

Mitsubishi Xpander 2019: Quân át chủ bài giúp Mitsubishi mở rộng tầm ảnh hưởng

Bảy chỗ ngồi, cách âm tốt, êm ái đến bất ngờ và có giá bán niêm yết trong khoảng từ 500 đến hơn 600 triệu đồng. Đó chính là Mitsubishi Expander 2019, mẫu xe đang thu hút rất nhiều sự chú ý

Đánh giá ASUS Zenfone Max Pro(M1): smartphone hoàn hảo trong tầm giá

Ra mắt trong một sự kiện báo chí ở New Delhi (Ấn Độ) ngày 23/4, Zenfone Max Pro là thiết bị đầu tiên trên thế giới sở hữu các tính năng thời thượng của năm 2018 với giá bán phải chăng.