Đánh giá Vampyr – Đây là ai, tôi là đâu?

Đã lâu lắm rồi mới có một tựa game kể về ma cà rồng được chú ý đến như Vampyr. Mọt tôi cứ tưởng con ma cổ lỗ đó đã chết thúi trong quan tài ở một góc xó lãng quên nào đó trong tiệm ve chai rồi chứ. Cũng như Zombie, cái tên Dracula hay ma cà rồng từ lâu đã trở thành một xu hướng hết mốt. 

Đánh giá Vampyr – Đây là ai, tôi là đâu?

Còn nhớ cái thời cực thịnh của nó với những Blood Omen của dòng Legacy of Kain hay BloodRayne và trễ nhất có lẽ là Vampire: The Masquerade – Bloodlines. Sau đó thì ma cà rồng dường như vắng bóng dần và mất hút giữa làng game nhộn nhịp với những con zombie của Left 4 Dead hay DLC Zombie quen thuộc của Call of Duty.

Cho đến hôm nay, một tựa game chủ đề chính về mà cà rồng lại nổi lên. Tất nhiên, với xu hướng đã cũ, Vampyr không được chào đón nồng nhiệt như những game AAA siêu cấp đang xếp hàng tại E3 2018 chờ đợi được trình diện nhưng vẫn có những sự chú ý nhất định.

Một nhân vật đặc biệt trong một thời buổi đặc biệt

Nhân vật chính của Vampyr là bác sĩ Jonathan Reid, một bác sĩ chuyên khoa huyết học và truyền máu thuộc tầng lớp trung lưu ở London. Thế chiến thứ 1 nổ ra và mặc dù có một số thành tích và danh tiếng nhất định, Jonathan vẫn quyết định cùng nhiều thanh niên Anh khác tòng quân chiến đấu. 

Thế giới chìm trong tăm tối với chiến tranh, dịch bệnh, ma cà rồng

Sau 3 năm chiến đấu tại Pháp, Jonathan trở về Anh năm 1918 và câu chuyện bắt đầu với một tình cảnh hết sức bất ngờ. Jonathan tỉnh dậy dưới đáy một hố chôn tập thể tại London, tại sao anh nằm ở đó và điều gì đã xảy ra vẫn còn là bí ẩn. Anh chỉ biết rằng London lúc này đang bị tấn công bởi dịch cúm Tây Ban Nha, một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất thế giới. 

Bò lên từ đáy hố chôn tập thể

Khi chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì những gã bịt mặt tay lăm lăm vũ khí xông tới gọi anh là “leech” (con đỉa) và truy sát anh gắt gao. Jonathan chợt nhận ra mình sống lại trong một tình cảnh mà London chỉ còn cách địa ngục một bước chân. Dịch bệnh giết ngày một nhiều người, ma cà rồng có vẻ đang tấn công người dân, đám săn ma cà rồng thì truy sát bất cứ ai khả nghi chưa kể một cuộc thế chiến vẫn còn diễn ra. 

Chết đi sống lại và quyết tâm đi tìm sự thật

Với món quà là sự bất tử kèm theo lời nguyền của một ma cà rồng mà ai đó đã áp đặt lên anh, Jonathan quyết định đi tìm sự thật, tìm chính người biến anh thành ma cà rồng để làm rõ những câu hỏi không chỉ liên quan đến anh mà đến những gì đang diễn ra tại London.

Một thế giới ma cà rồng đặc biệt

Battlefield 1 đã cho thấy việc khai thác một thế giới sơ khai đầu thế kỷ 20 trước thời điểm thế chiến 2 là một bước thay đổi hợp lý. Thông thường thì mọi chú ý đều đổ dồn vào thế chiến 2 khiến cuộc đại chiến trước nó gần như bị lu mờ. Vampyr cũng đang theo đuổi một bối cảnh tương tự. 

Một thế giới đầy nguy hiểm và những người Jonathan gặp gỡ không biết thuộc phe nào

Có thể nói cốt truyện của Vampyr không quá đặc biệt khi kể về một anh ma cà rồng lơ ngơ đi tìm người đã tạo ra mình, có những nút thắt và bất ngờ nhưng vẫn không có gì quá ấn tượng. Cái ấn tượng nằm ở chính cái thế giới của London được xây dựng lên trong Vampyr.

Thế giới của Vampyr là những cuộc xung đột “bên ngoài” của thời thế như phong trào công nhân, sự bốc lột của các tài phiệt công nghiệp lên dân nghèo, sự bất mãn của các tầng lớp trong xã hội Anh, những người nhập cư tị nạn chiến tranh… Kèm theo đó là những xung đột “bên trong” như hội kín Brotherhood of Saint-Paul’s Stole chuyên nghiên cứu về ma cà rồng, đội quân săn ma cà rồng Guard of Priwen và tất nhiên là hội ma cà rồng của đế quốc Anh. 

Đội Priwen vô cùng tàn nhẫn

Nhân vật chính Jonathan phải “bơi” giữa những xung đột đó để đi tìm câu trả lời cho mình và quyết định số phận những người anh gặp trên đường đi.

Điều tra và sai vặt

Cách chơi của Vampyr khá giống Mass Effect khi dựa vào trò chuyện, thu thập manh mối và giải các mối quan hệ, mở các câu chat ẩn và cuối cùng là tìm ra sự thật. Đây là một điểm khá “mệt mỏi” với người không rành tiếng Anh vì phải giải quyết các nhiệm vụ và giải các bí ẩn hầu hết bằng cách trò chuyện và tìm hiểu những người có liên quan. 

Trò chuyện và mở khóa các hints

Việc thu thập chứng cứ cũng dựa vào các tài liệu thư từ rải rác trong game. Từ những bức thư hay nhật ký bạn sẽ khám phá những điều chưa biết về các nhân vật và từ đó tiếp tục “soi mói” để họ nói hết mọi thứ về mình. 

Mở hết các hint’s ẩn sẽ tăng tối đa EXP mà nhân vật cung cấp

Một phần khác của nhiệm vụ là “sai vặt”, bạn sẽ giúp người này làm thế này, giúp người kia làm cái kia thậm chí là minh oan cho người vô tội hoặc cứu một người sắp bị giết chết. Mỗi khu vực trong thành phố London có những NPC nhất định và họ cung cấp một số lượng nhiệm vụ phụ nhất định từ đó cung cấp thêm điểm kinh nghiệm cho Jonathan

Sự thay đổi của thế giới

Như được giới thiệu từ trước, Vampyr sử dụng một hệ thống thế giới thay đổi nhân quả theo quyết định của người chơi. Mỗi khu vực có một VIP gọi là Pillar (trụ cột), những nhiệm vụ chính sẽ dẫn bạn đến việc quyết định số phận của những người này. Sau quyết định đó sẽ là hậu quả kéo theo làm biến đổi toàn bộ khu dân cư này, người ta sẽ nói chuyện với bạn theo một cách khác hẳn sau đó. 

Dân khu này đang bị bệnh nên độ ổn định của khu vực xuống rất thấp

Là một bác sĩ, ngoài việc đi loanh quanh “bà tám” với các cư dân, bạn còn phải chăm lo cho mọi người về sức khỏe. Càng về sau, các cư dân mắc bệnh càng nhiều từ cảm cúm đến mệt mỏi đến viêm phổi… Bạn phải bào chế thuốc chữa bằng các nguyên liệu sưu tập được và đưa cho họ uống. Điều này liên quan trực tiếp đến số phận khu dân cư đó cũng như “chất lượng” của người dân.

Bạn là một ma cà rồng

Như bài viết trước đó đề cập, bạn có thể giết các cư dân của một khu dân cư để hút máu tuy nhiên nhiều người chết thì chỉ số ổn định của khu đó sẽ tụt xuống. Khi chỉ số đã tới đáy thì khu đó sẽ thành hoang phế chỉ còn những bóng ma lởn vởn, tất cả nhiệm vụ hoặc cốt truyện liên quan đến khu đó sẽ mất hết. 

“Chăn nuôi” tốt sẽ mang lại nguồn EXP dồi dào

Mô tả của Vampyr nói rằng giết càng nhiều người game càng dễ, nó chỉ đúng một phần. Vì giết nhiều, có nhiều khu bị mất thì bạn có thể kết game nhanh hơn nhưng bạn sẽ chẳng thể biết điều gì đang diễn ra. Bạn sẽ kết game với một đống đổ nát hỗn loạn chứ không phải good ending.

Quay lại với ma cà rồng, bạn và tất cả ma cà rồng loại Ekon khác đều xem con người như gia súc. Bạn nuôi họ cho mập và… thu hoạch. Mỗi NPC sẽ có những bí mật đời tư riêng, bằng cách trò chuyện, làm quest, khám phá, bạn sẽ mở khóa được các bí mật này và đẩy số EXP họ cung cấp lên cao nhất. Ngoài ra con mồi cũng phải ở tình trạng sức khỏe tốt nữa, nếu NPC bị bệnh, số EXP sẽ giảm. Vì vậy cứ chăm lo cho tốt, cho uống thuốc đầy đủ và dẫn đi “thịt”. 

Thôi miên, dẫn ra chỗ vắng…

Để thịt một NPC bạn cần phải thôi miên họ và dẫn ra một khu vắng vẻ sau đó lựa chọn giữa thả họ trở về (suy nghĩ lại) hay “ôm” lấy họ và hút máu. Khi hút máu họ sẽ chết và số EXP khổng lồ họ đang chứa sẽ thuộc về bạn. Tất nhiên nếu NPC chết những mối cốt truyện liên quan đến họ cũng mất và độ ổn định của khu dân cư sẽ bị ảnh hưởng. Bạn có thể không giết ai cả mà vẫn có EXP qua việc giải quest nhưng nó ít và chậm hơn “mần thịt” người. Và việc hút máu chỉ ảnh hưởng cốt truyện nếu bạn hút NPC, còn hút máu kẻ địch khi chiến đấu và hút máu… chuột cống thì cứ thoải mái.

Đánh nhau kiểu ma cà rồng vẫn chưa được mãn nhãn

Hệ thống combat của Vampyr có thể nói là “làm chưa tới”, nó không dở, nhưng có thể làm hay hơn nữa. Khi vào chế độ chiến đấu, Jonathan sẽ rút vũ khí chính ra và sẽ thực hiện được 4 thao tác cơ bản của chiến đấu là tấn công, dùng kỹ năng, tránh né và dùng item hồi phục. Nó khá giống cơ chế cơ bản của Dark Souls. 

Giao diện khi chiến đấu của Vampyr

Về tấn công, Jonathan có 2 vũ khí là vũ khí chính dùng để cận chiến thường là dao, kiếm, rìu, lưỡi hái 2 tay. Song song đó là vũ khí phụ có tác dụng bổ trợ như dùi hút máu, cọc làm choáng, súng ngắn và shotgun. Tuy nhiên cái tuyệt nhất của combat là việc né tránh, Jonathan sẽ không nhảy né mà sẽ dịch chuyển ngắn như cách ma cà rồng di chuyển, việc này khiến cảm khác khi né đòn trở nên mượt mà và đẹp mắt hơn là nhảy né lộn vài vòng như các game khác. 

Bộ kỹ năng của ma cà rồng

Về kỹ năng, game cung cấp một bảng kỹ năng ma cà rồng khá phong phú và thăng cấp bằng cách đổi điểm EXP. Điểm này sẽ không tích lên cao như cách level up bình thường mà sẽ trừ cho kỹ năng tương ứng như một loại tiền vậy. Đây cũng chính là điểm khiến cơ chế “thịt” NPC lấy kinh nghiệm của Vampyr trở nên hấp dẫn, bạn có thể ở level cao ngất từ sớm nếu lạm sát NPC. 

Vũ khí có thể nâng cấp bằng cách sưu tập các nguyên liệu chế tạo

Tuy được làm khá tốt nhưng hệ thống chiến đấu của Vampyr vẫn có nhiều chỗ chưa được tốt, chúng sẽ được liệt kê ở những nhược điểm dưới đây.

Những điểm “nhức mắt”

Đầu tiên, góc nhìn (FOV) của game khá hẹp nên sẽ gây chóng mặt cho người mới làm quen với game 3D. Đặc biệt nó cực kỳ khó chịu khi xoay trở trong chiến đấu, rất nhiều góc khuất khi bạn né tránh kẻ địch chỉ vì góc camera quá cận cảnh. Với người có kinh nghiệm và quen với game 3D thì sẽ đỡ hơn. 

Góc nhìn quá cận cảnh khiến xoay sở chóng mặt và khó khăn hơn

Vụ góc nhìn lại kéo theo một điểm khác là chức năng tự khóa mục tiêu trong Vampyr, nó cho phép bạn tập trung vào 1 kẻ địch duy nhất khi đang đánh số đông. Tuy vậy khi kết hợp với FOV hẹp nó là một ác mộng vì số còn lại bị khuất khiến bạn không thể đỡ được các đòn đánh hội đồng. Mọt tui toàn dùng camera tự do chứ không khóa mục tiêu, ít ra hơi chóng mặt nhưng vẫn xoay vòng kiểm soát được đám còn lại.

Một điểm khó chịu nữa là game chỉ có một nửa “lén lút”. Bạn có thể đi nhẹ nhàng đến phía sau kẻ địch và đánh nó ngã xuống đất sau đó mở combat. Lẽ ra bước cuối nên cho stealth kill sẽ trọn vẹn hơn. Thú thực là sau khi chơi qua những game chiến đấu hiện nay như Far Cry 5, Assassin’s Creed Origins, State of Decay 2, Metal Gear Solid V… việc đến được sau lưng kẻ địch rồi mà không hạ gục nhanh được thật là khó chịu. 

Bạn chỉ có thể đẩy ngã nó và giành lợi thế 2 giây đánh trước

Không biết có phải game muốn dụ người chơi vào con đường tà đạo hay không mà thỉnh thoảng lại ra một con quái hoặc boss cực chua. Đụng phải chúng khiến người chơi luôn tự hỏi có nên “thịt” vài thằng dân lấy EXP để qua con này thay vì cứ chết rồi làm lại mãi hay không.

Nhiệm vụ phụ đôi khi được cho kiểu đánh đố khiến bạn chẳng biết phải làm sao. Có những nhiệm vụ đánh dấu vị trí đó trên bản đồ, khi bạn đến đó thì chẳng có gì xung quanh đó cả. Hay có nhiệm vụ giúp một người dân tìm một mặt dây chuyền thất lạc, nhiệm vụ khoanh một khu khá rộng và chẳng có thêm gợi ý gì cả, cảm giác như mò kim đáy bể.

Hình đẹp, âm cổ kính

Nếu so với thảm họa tối ưu đồ họa State of Decay 2 thì có thể nói Vampyr có một sự tối ưu khá tốt. Game chạy khá nhẹ ở mức cấu hình tầm trung với các hiệu ứng và chi tiết vật thể tốt. Mặc dù chuyển động nhân vật khi chạy có đôi chút dị về cảm giác nhưng tựu chung đồ họa khá ổn. Nhân vật được vẽ rất tốt, những thần thái của nhân vật và nét đặc trưng của khuôn mặt người Anh được thể hiện rõ ràng. Nhất là nhân vật nữ được vẽ khá đẹp. 

Nhân vật được vẽ khá chu đáo

Nhạc nền game là một sự u tối khi sử dụng tiếng đàn violin chậm buồn ảm đạm vừa thể hiện sự tăm tối của thế giới ma cà rồng vừa thể hiện sự cổ điển của châu Âu vào đầu thế kỷ.

Không phải game AAA nhưng rất đáng để thử

Trừ khi bạn là người không rành tiếng Anh hoặc đang chờ một game AAA đỉnh cao, Vampyr là một game đáng để thử. Một cuộc phiêu lưu vào thế giới ma cà rồng và những biến cố xoay quanh việc biến đổi đầy bí ẩn từ người thành ma cà rồng của Jonathan sẽ khiến bạn mê mẩn.

Link Steam: https://store.steampowered.com/app/427290/Vampyr/

Cấu hình tối thiểu:

  • Hệ điều hành: Windows 7/8/10 (64 bits)
  • CPU: Intel Core i3-2130 (3.4 GHz)/AMD FX-4100 (3.6 GHz)
  • Bộ nhớ: 8 GB RAM
  • VGA: 2 GB VRAM, GeForce GTX 1050 (Legacy GPU: GeForce GTX 660) / Radeon R7 370
  • HDD: 20 GB ổ cứng trống
Nguồn : https://motgame.vn/vampyr-day-la-ai-toi-la-dau.game

TIN LIÊN QUAN

Vampyr – Đây là ai, tôi là đâu?

Còn nhớ cái thời cực thịnh của nó với những Blood Omen của dòng Legacy of Kain hay BloodRayne và trễ nhất có lẽ là Vampire: The Masquerade – Bloodlines. Sau đó thì ma cà rồng dường như vắng bóng dần và mất hút giữa làng game nhộn nhịp với những con

Game hay sắp ra mắt: Vampyr – Ma cà rồng hay con người?

Chưa có nhiều hé lộ về cốt truyện của Vampyr, chúng ta chỉ biết nhân vật chính của game là một bác sĩ có tên Jonathan Reid, vừa quay trở về London sau một thời gian phục vụ tại chiến trường. Jonathan vô tình bị vướng vào một căn bệnh kỳ lạ khiến

Những tựa game hay 2018 chuẩn bị ra mắt game thủ (phần cuối)

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đến với danh sách tiếp theo các game hay 2018, với tâm điểm là rất nhiều cái tên… không biết có xuất hiện kịp hay không.

Game sinh tồn săn zombie online Dead Frontier 2 vừa được phát hành miễn phí trên hệ thống Steam

Cũng tương tự như phần 1, Dead Frontier 2 là một tựa game sinh tồn với bối cảnh diễn ra trong thế giới tràn ngập zombie, và nhiệm vụ của người chơi là phải hợp tác cùng nhau, chiến đấu cũng như cố gắng sống sót trước thảm họa xác sống này. Về bản

They Are Billions: Một mình chống đàn Zombie tỷ con

Trong They Are Billions có 7 loại tài nguyên chính bao gồm: nhân công, lương thực, gỗ, đá, sắt, năng lượng và vàng.

Call of Duty: Black Ops 4 và những thay đổi “hết hồn chim én”

Năm nay, một điều hoàn toàn khác biệt đã xảy ra với Call of Duty: series này không còn cố gắng tạo ra xu thế như nhiều năm qua, mà nó đã trở thành một tựa game chạy theo xu thế. Battle Royale sẽ hoàn toàn thay thế chế độ chơi đơn để trở thành một

Unturned: Sống sót giữa bầy Zombie theo phong cách Minecraft

Vậy tại sao lại nói Unturned mang hướng khoa học? Đó là vì người chơi cần phải có những nguyên liệu thực tế như trong cuộc sống hàng ngay mới làm ra được, khác rất nhiều với Minecraft – một tựa game mà chúng ta chỉ cần 4 cục gỗ vẫn có thể thể tạo

Dead Rising 4 quay về trải nghiệm zombie thuần khiết

Nói đến zombie, tất nhiên Capcom đã có dòng game Resident Evil để người chơi cân nhắc. Nhưng khác với hướng đi của Dead Rising, Capcom định hình Resident Evil tập trung chủ yếu vào yếu tố kinh dị và sinh tồn.

THỦ THUẬT HAY

Nova Launcher v5.5 cho phép người dùng tùy chỉnh lại công dụng của thanh tìm kiếm

Để trải nghiệm tính năng này trước khi được áp dụng vào bản cập nhật chính thức, bạn cần tải về phiên bản Nova Launcher v5.5 beta 7.

5 cách chạy phần mềm Windows trên Mac được đánh giá cao nhất

Một máy ảo là một trong những cách tốt nhất để chạy những phần mềm Windows. Nó cho phép bạn cài đặt Windows và các hệ điều hành khác trên máy Mac. Windows sẽ nghĩ rằng nó đang chạy trên máy tính thật nhưng thực sự nó

Disk Cleaning Tool: Công cụ giúp giải phóng bộ nhớ trên Windows 10

Không chỉ bổ sung tính năng cho phép người dùng xem những dữ liệu mà hệ điều hành Windows 10 thu thập và gửi về cơ sở dữ liệu của Microsoft, phiên bản cập nhật Windows 10 April 2018 Update còn được bổ sung công cụ Disk

Cách làm sao để màn hình Laptop luôn sáng

Đối với những người thường xuyên làm việc trước màn hình máy tính thì việc màn hình thường xuyên tắt gây ra sự khó chịu tột cùng, để khắc phục điều ngày họ thường cài đặt thời gian chờ từ 20 đến 30 phút.

Hướng dẫn hạ cấp từ iOS 11 xuống iOS 10.3.3

Sau thời gian chờ đợi, người dùng cuối cùng cũng được nâng cấp thiết bị lên bản iOS 11. Phiên bản mới này được đánh giá có nhiều thay đổi so với phiên bản tiền nhiệm, từ giao diện tới những tính năng mới trên hệ thống.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Cùng là smartphone cao cấp, nên mua iPhone 13 Pro Max hay OPPO Find X3 Pro?

iPhone 13 Pro Max là smartphone cao cấp nhất của Apple, trong khi OPPO Find X3 Pro đứng đầu bảng điện thoại OPPO. Vậy giữa hai siêu phẩm này nên mua iPhone 13 Pro Max hay OPPO Find X3 Pro? Để trả lời câu hỏi này chúng

Đánh giá nhanh Huawei P20 Pro: Trải nghiệm dòng “flagship” đúng nghĩa

P20 Pro đang gây chú ý đến tín đồ công nghệ nói chung, người dùng yêu thích chụp ảnh nới riêng nhờ trang bị đến 3 camera tại mặt lưng cho chất lượng ảnh chụp xuất sắc

Đánh giá camera Samsung Galaxy J7 Prime: Lấy nét nhanh, khả năng xử lý khá, chi tiết ảnh tốt

Galaxy J7 Prime là chiếc điện thoại tầm trung mới nhất của Samsung với bộ đôi camera trước/sau có độ phân giải cao cùng khẩu độ lớn.