Các trang web chia sẻ phim không bản quyền ở Việt Nam sắp bị đóng cửa

Khi các trang web chiều phim lậu liên tục bị xử phạt, buộc phải hạ phim cùng với việc các doanh nghiệp trong, ngoài nước như Galaxy, BHD… nhảy vào kinh doanh phim có bản quyền thì thời kỳ tràn lan các trang web chiếu phim lậu đã qua.

Liên tục xử phạt các website chiếu phim lậu

Dịch vụ xem phim trực tuyến ở Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là khi dịch vụ xem phim trực tuyến chủ yếu do các ISP cung cấp để phục vụ thuê bao Internet của mình như FPT Telecom với dịch vụ ephim hay ione, VNPT với dịch vụ phim xem của megafun…

Đến thời kỳ thứ 2, các trang web xem phim, chia sẻ phim lậu khác bắt đầu nở ra “như nấm sau mưa” gồm Pubvn, HayhayTV, HDviet, hdvnbits.org… Ban đầu các trang web này chủ yếu cung cấp miễn phí cho người dùng và kiếm tiền thông qua quảng cáo. Khi số lượng người dùng tăng cao thì các trang web xem phim lậu bắt đầu thu phí người dùng với số tiền trung bình trên dưới 1000 đồng/ngày. Mặc dù vậy, theo tìm hiểu của phóng viên ICTnews thì số lượng người dùng trả phí chỉ đủ trang trải một phần rất nhỏ chi phí hoạt động của các trang web xem phim trực tuyến lậu. Doanh thu chính đến từ quảng cáo và cung cấp các giải pháp hạ tầng, nội dung cho đối tác… nhờ số lượng người truy cập khá lớn.

Từ năm 2013, với sự manh tay của Hiệp hội Điện Ảnh Mỹ (MPA), các trang web phim lậu ở Việt Nam bắt đầu bị 'trảm'. Tháng 7/2013, Thanh tra Bộ VH-TT&DL đã xác minh 3 website: pub.vn, phim47.com, v1vn.com có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh (phim) thuộc sở hữu của các thành viên MPA và các trang web này phải chấm dứt hành vi vi phạm, gỡ bỏ ngay các bản sao tác phẩm điện ảnh không phép. Chưa dừng lại ở đó, giữa tháng 4/2014, MPA tiếp tục gửi hồ sơ liên quan đến việc tái vi phạm bản quyền phim của 3 trang mạng kể trên và 9 trang mạng khác tại Việt Nam.

Tháng 6/2014, Thanh tra chuyên ngành TT&TT đã xử phạt 2 website vi phạm bản quyền phim Hồng Kông bị TVB Hồng Kông khiếu nại. Tuy nhiên, đỉnh điểm nhất là tháng 10/2015, Đoàn Thanh tra liên ngành của Bộ TT&TT và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) - Bộ Công an đã tiến hành thanh tra đột xuất công ty Bách Triệu Phát và yêu cầu công ty dừng cung cấp phim vi phạm bản quyền trên mạng xã hội Hayhaytv.vn - một trong số những trang web chiếu phim lậu lớn nhất Việt Nam thời điểm đó. Sau khi trở lại, HayhayTV không còn tập trung chiếu các bộ phim Âu Mỹ nữa mà chuyển sang các phim lẻ, phim bộ Châu Á.

Mặc dù số lượng các trang web bị xử phạt không thấm là bao so với hàng chục cho đến hàng trăm các trang web đang chiếu phim lậu. Tuy nhiên, sức ép của cơ quan quản lý và MPA khiến không ít các trang web, dịch vụ chiếu phim lậu phải bán lại cho các công ty kinh doanh dịch vụ khác hay chuyển hướng ngừng chiều nhiều bộ phim Mỹ để chuyển sang các bộ phim nước khác tạm thời chưa bị “sờ gáy” chuyện bản quyền... Nhưng mức độ ảnh hưởng của các đơn vị kinh doanh phim lậu là khác nhau, trong khi một số trang web có tiếng về phim Mỹ thì lượng truy cập giảm mạnh, một số đơn vị khác thì lượt truy cập lên xuống tùy thuộc vào độ hot của các phim Châu Á đưa lên.

Tại thời điểm năm 2014, người phát triển một trang web phim lậu đã than với người viết rằng, với tình hình liên tục bị siết phim bản quyền như hiện nay thì khó có thể phát triển lâu dài được. Tuy nhiên, do lượng truy cập khá lớn nên sẽ sử dụng trang web phim lậu này để đẩy và tạo lượng truy cập cho các sản phẩm kinh doanh dịch vụ khác có thể phát triển lâu dài. “Thậm chí, trong thời gian tới có thể tính đến phương án tìm đối tác để bán lại trang web”, vị này chia sẻ. Kết quả năm 2015, trang web xem phim lậu này đã được bán lại với mức giá khá hời và người phát triển thay vì làm phim lậu đã chuyển sang xây dựng một trang web về thương mại điện tử.

Các trang web chia sẻ phim không bản quyền ở Việt Nam sắp bị đóng cửa

Với việc liên tục xử phạt các trang web phim lậu và ra đời của các dịch vụ chiếu phim có bản quyền như Fim+ trong ảnh, nhiều người đặt câu hỏi phải chăng đã hết thời của các trang web chiếu phim lậu ở Việt Nam?


Nhiều doanh nghiệp “nhảy vào” kinh doanh phim trực tuyến bản quyền

Thực ra, không phải đơn vị nào cũng muốn kinh doanh phim lậu nhưng để có thể mua phim bản quyền cung cấp lên website của mình phục vụ người dùng một cách chính thống là vô cùng khó khăn. Khó khăn đầu tiên đến từ nguồn cung cấp phim, sau đó là đến chi phí cho một bộ phim chất lượng trung bình cũng lên tới cả chục, thậm chí là vài chục ngàn USD, chưa nói tới phim “bom tấn” có thể lên tới cả trăm hoặc triệu USD là bình thường. Kể cả phương án ăn chia phần trăm doanh thu cũng có chi phí rất lớn mà một doanh nghiệp Internet ở Việt Nam rất khó đáp ứng. Một số đơn vị ở Việt Nam đã có hợp đồng ký với Công ty giải trí và truyền thông Qnet để cung cấp phim bản quyền của HBO nhưng số lượng phim ít và cũ nên không thu hút được người dùng.

Tại thời điểm năm 2013, ICTnews đã dự báo rằng, với phim bản quyền, do chi phí cho một bộ phim mới rất cao nên nếu không có sự “đứng lên” của một hãng phân phối phim lớn như Galaxy, BHD… (có cả kênh phân phối từ rạp phim cho đến nội dung số) thì việc kinh doanh phim bản quyền rất khó thành hiện thực. Sau 3 năm, dự báo này đã thành hiện thực với sự tham gia thị trường phim bản quyền của Galaxy (dịch vụ Fim Plus) và BHD (dịch vụ Danet) để có thể bước sang thời kỳ tiếp theo của dịch vụ phim trực tuyến. Cụ thể, với dịch vụ Fim Plus và Danet, người dùng phải trả mức phí khoảng 50.000 đồng/tháng để xem khoảng 1.000 bộ phim trên máy tính, di động và máy tính bảng. Tuy nhiên, đối với các bộ phim mới chiếu rạp, người dùng vẫn phải bỏ khoảng 12.000 đồng - 29.000 đồng/phim để thuê phim trong vòng 48 tiếng.

Không chỉ 2 doanh nghiệp trong nước, theo nguồn tin của chúng tôi, cuối năm 2016 sẽ có một đơn vị kinh doanh nội dung bản quyền của Malaysia tham gia cung cấp dịch vụ phim, TV Show… có bản quyền tại Việt Nam. Mức giá dịch vụ của đơn vị đó chưa được tiết lộ nhưng sẽ không có nhiều sự khác biệt so với mức giá mà BHD, Galaxy đang cung cấp,

Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh về tham vọng của BHD, Galaxy trong việc kinh doanh phim bản quyền trong những bài tiếp theo.

Nguồn : Gamesao

Từ khoá : trang, web, chia, phim, quy, Nam

TIN LIÊN QUAN

Câu chuyện về những ca nhập viện vì xem phim kinh dị

Phim kinh dị luôn ẩn chứa một sức cuốn hút vô cùng đặc biệt, mặc dù hồi hộp đến đứng tim nhưng nhiều người bất chấp nỗi sợ hãi của mình để xem. Chính vì lẽ đó nhiều tai nạn bất ngờ đã xảy ra xoay quanh những bộ phim kinh dị.

Liệu bạn còn nhớ đến phân cảnh kết thúc kinh điển của Xác Ướp Ai Cập?

Cảnh kết thúc khi các nhân vật giết chết Vua Bọ Cạp trong Xác Ướp Ai Cập được coi là một trong những cảnh kinh điển nhất của phim. Hãy cùng chúng tôi xem lại cảnh này nhé.

Đắng lòng chủ quán net bị lừa mua phím giả cơ 180k tưởng phím cơ xịn

Chủ quán net đăng đàn khoe mới mua được một số loại bàn phím cơ siêu rẻ đến từ Trung Quốc, nhưng nhanh chóng được các đồng nghiệp cảnh tỉnh rằng đây chỉ là loại hàng giả cơ bình thường mà thôi.

Phim hoạt hình Finding Dory chạm mốc doanh thu 1 tỷ USD

“Finding Dory” là bộ phim thứ ba trong năm 2016 đạt thành tích phòng vé đáng mơ ước, sau “Captain America: Civil War” và “Zootopia”.

Hướng dẫn cách chơi Maplestory M trên máy tính dùng bàn phím & chuột

Maplestory M là phiên bản di động của game Nấm lùn phiêu lưu ký huyền thoại. Tuy là phiên bản dành cho di động nhưng bạn có thể dễ dàng chơi trên máy tính sử dụng chuột và bàn phím để điều khiển nhân vật.

Silent Hill là lý do để Stranger Things trở thành phim bom tấn

Stranger Things - Series phim đang cực nóng ở thời điểm hiện tại, lấy cảm hứng mạnh mẽ từ những Silent Hill hay The Last of Us.

Phim bom tấn ‘Rogue One’ cán mốc doanh thu 1 tỷ USD

Không đạt được kết quả như mong muốn tại thị trường Trung Quốc, nhưng phần ngoại truyện của “Star Wars” cuối cùng cũng chạm mốc doanh thu 1 tỷ USD.

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn làm USB Boot chuẩn Legacy và UEFI với DLCBoot 2017 v3.4

Dù bạn là một kỹ thuật viên máy tính hay sửa Windows dạo, hoặc chỉ đơn thuần là người thích vọc vạch thì USB cứu hộ vẫn là một thứ không thể thiếu được. Hôm nay, TECHRUM sẽ hướng dẫn các bạn cách để tạo một chiếc USB

Unfold, ứng dụng giúp sáng tạo các nội dung Story trên Facebook

Nếu thường xuyên chia sẻ các nội dung Story lên Instagram hay Facebook thì Unfold, ứng dụng giúp giúp việc sáng tạo các nội dung Story của bạn thêm phần sinh động hơn sẽ là trợ thủ đắc lực dành cho bạn.

Hướng dẫn xóa mật khẩu trên điện thoại Oppo không mất dữ liệu

Trong dòng đời tấp nập, đôi lúc vừa thay đổi mật khẩu điện thoại xong bạn lại quên bén đi. Vậy khi gặp tình huống này thì phải làm như thế nào? Đừng quá lo lắng, ngay bây giờ mình sẽ hướng dẫn bạn cách xóa mật khẩu

Cách sử dụng cùng lúc 2 tài khoản Facebook, Zalo, Instagram trên smartphone

Clone Master là một ứng dụng rất tốt để giải quyết vấn đề cho bạn. App sẽ tạo ra một bản sao của từng ứng dụng như Facebook, Instagram, Zalo,... tuỳ theo người dùng lựa chọn, để sử dụng nick thứ 2 song song mà không cần

Kiếm thêm 2Gb dung lượng lưu trên trên Drive trong 3 nốt nhạc

Chỉ với một vài bước đơn giản nhân ngày Safer Internet Day 2016, người dùng sẽ được sở hữu thêm 2Gb dung lượng lưu trữ trên mây của Google.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay Jabra 710 - loa chuyên dùng cho thoại hội nghị

Nếu bạn thường xuyên phải họp hội nghị qua điện thoại, hoặc thường xuyên nghe điện thoại bằng loa ngoài (speaker phone) thì loa Jabra 710 này có khả năng đáp ứng được nhu cầu của bạn.

Đánh giá Asus UX310UA. "Siêu mẫu" dành cho doanh nhân

Asus UX310UA, dòng sản phẩm Ultrabook thuộc phân khúc cao cấp được thiết kế dành cho doanh nhân, những người thường xuyên di chuyển. Dưới đây mình sẽ đánh giá chi tiết sau vài ngày trải nghiệm sản phẩm.

Trên tay và đánh giá nhanh Gionee S6s: Cứng cáp, sang trọng

Là chiếc điện thoại tầm trung mới nhất từ Gionee, S6s có thiết kế sang trọng, cứng cáp và cấu hình tốt, hứa hẹn mang đến trải nghiệm chất lượng cho người dùng.