Bản chất của ngành công nghiệp Game vẫn là một nghề kinh doanh vì mục đích tối thượng là lợi nhuận. Tuy có nhiều điểm khác biệt nhưng nhìn chung sự độc quyền vẫn len lỏi với nhiều hình thức khác nhau, không ngừng chi phối và tác động lên hướng phát triển của ngành công nghiệp game.
Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của các trò chơi điện tử nói chung và các hệ máy chơi game ngoài PC nói riêng thì game độc quyền đã và đang là xu thế phổ biến của các ông lớn công nghệ.
Game độc quyền trên lý thuyết là tựa game chỉ chơi trên một nền tảng hoặc phần cứng của một nhà phát triển nhất định, sẽ không thể chơi trên các nền tảng khác trong một khoảng thời gian hoặc vĩnh viễn. Tùy thuộc vào chính sách của các nhà làm game và công ty sở hữu nền tảng đó có thể phân chia game độc quyền làm hai. Đó là game độc quyền nền tảng và game độc quyền console.
Đối với cuộc chiến độc quyền trên nền tảng thì ngoài việc phải trả phí game, bất cứ lúc nào trò chơi cũng có thể biến mất gây ảnh hưởng tới chất lượng game.
Đối với cuộc chiến độc quyền trên console lại là cuộc chiến của ba ông lớn Sony, Microsoft và Nintendo. Đặc trưng cho sự thành công của nhà sản xuất console được định hình hai yếu tố là doanh số bán game ( phần mềm) và doanh số bán máy chơi game ( phần cứng). Về cơ bản NSX có thể thu về doanh thu từ việc bán các tựa game mà mình tung ra. Nhưng yếu tố quyết định lại là sự sống còn của hệ máy đó khi bán được bao nhiêu máy chơi game, từ đó các ông lớn mới có thể phát triển dây chuyền của mình cho nhiều người dùng, có nhiều lợi nhuận. Để làm được điều này, bên cạnh các điểm mạnh về công nghệ như phần cứng tính năng thì số lượng và chất lượng các tựa game mà nó sở hữu có hấp dẫn người mua hay không?
Đối với những game thủ PC thì cái giá lớn nhất của độc quyền là những tựa game bom tấn sẽ phải đợi rất lâu sau để có thể được đưa lên nền tảng này hoặc là không bao giờ. Số lượng người chơi game PC trên thế giới chiếm 52% so với 41% người chơi console và chỉ có 7% là sở hữu cả hai. Nghĩa là nó khiến hơn một nửa game thủ trên thế giới chỉ có thể được chiêm ngưỡng những siêu phẩm. Thêm vào đó việc độc quyền khiến cho các nhà phát hành ngày càng tham vọng hơn khi đưa ra hàng loạt những điều khoản như là tăng thời gian độc quyền của một số tựa game bom tấn hoặc bổ sung mới độc quyền.
Mặc dù còn có nhiều hạn chế như đường truyền internet, giá thuê dịch vụ cao hay các game hỗ trợ còn thiếu thốn nhưng stream game cũng là một trong những phương pháp của tương lai mang game độc quyền tới đa dạng game thủ hơn giúp trải nghiệm người dùng phong phú hơn. Khi ranh giới giữa các tựa game được xóa bỏ thì người hưởng lợi chắc chắn sẽ là những game thủ. Tuy nhiên việc loại bỏ game độc quyền trong tương lai thực sự là điều bất khả thi khi đây vẫn là chiến lược cốt lõi của các ông lớn trong ngành công nghiệp game.