Hôm nay, mình sẽ cùng các bạn bàn về tiêu chuẩn kính cường lực này nhé!
Kính cường lực là gì?
Được phát triển bởi Corning, Gorilla Glass là một loại thủy tinh được làm được làm từ kiềm - aluminosilicate (hợp chất của silic, oxy kết hợp với nhôm). Corning bắt đầu phát triển vào giữa năm 2005, với mục đích để bảo vệ mặt kính chống hư hỏng và trầy xước, được thiết kế rất nhẹ và mỏng chỉ 0.4 mm.
Tuy nhiên, Glass Gorilla không phải là sản phẩm đầu tiên của Corning trong ngành này. Vì trước đây, công ty được biết đến với việc phát triển các loại kính bảo vệ được sử dụng cho đồ gia dụng, ô tô, hàng không và dược phẩm. Nhưng đến năm 2010, Corning mới thực sự thành công trong lĩnh vực smartphone.
Mặc dù, kính cường lực này sẽ không vỡ liền ngay cả khi bạn dùng búa đập, điều đó không có nghĩa Gorilla Glass sẽ bảo vệ điện thoại hay máy tính bảng không bị phá vỡ.
Tất cả còn phụ thuộc vào từng phiên bản của Glass và một vài yếu tố khác như độ dày. Vì vậy bạn đừng nghĩ công nghệ Gorilla Glass là bảo vệ màn hình điện thoại hoàn toàn nhé.
Sự khác biệt giữa các phiên bản Gorilla Glass
Gorilla Glass 1
Là chiếc kính đầu tiên từ năm 2005 đến 2006, nhưng smartphone được trang bị chiếc kính này đầu tiên là iPhone. Apple đã phát hành thiết bị của mình ra thế giới trong năm 2007
Được biết theo yêu cầu của công ty, công nghệ này được gắn trên màn hình với độ dày 1,5 mm có lớp phủ không thấm dầu, làm giảm thiểu dấu vân tay và vết dơ.
iPhone không phải là điện thoại thông minh duy nhất có kính Gorilla Glass trên màn hình. Corning đã đưa công nghệ này lên khoảng 250 thiết bị chỉ trong thế hệ đầu tiên.
Gorilla Glass 2
Năm 2012, Corning đã giới thiệu Gorilla Glass 2 tại sự kiện CES, thế hệ thứ hai này mỏng hơn 20% so với mô hình đầu tiên và độ cứng được giữ nguyên.
Mọi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đã cho thấy nó có thể chịu được 50 kg áp lực mà không bị nứt hoặc vỡ. Và cũng năm ấy, nhà sản xuất đã đưa ra 600 triệu thiết bị có kính cường lực, trong đó có cả Nexus 4 và Galaxy S3.
Gorilla Glass 3
Không giống như phiên bản trước, Gorilla Glass 3 tập trung hơn vào độ dày. Đây là thế hệ đã giới thiệu công nghệ Native Damage Resistance (NDR), cho phép thủy tinh xử lý các vết xước sâu hơn, ngăn cản đến 35% các vết trầy xước trên màn hình.
Để kỉ niệm phiên bản thứ ba này, Corning dự định sẽ tăng sức đề kháng của Gorilla Glass lên gấp ba lần phiên bản cũ. Họ có thể làm điều này nhờ vào quy trình sản xuất mới, sau đó thành quả đã được áp dụng trên Galaxy S4, Moto G,...
Gorilla Glass 4
Năm 2014, Corning trình bày một mục tiêu táo bạo mới. Thông qua cuộc khảo sát, công ty phát hiện ra 70% màn hình điện thoại bị hư do bị rớt, vì vậy họ đã bắt đầu vào việc gia cố kính.Phi
ên bản thứ tư của Gorilla Glass 4 mạnh gấp đôi so với người tiền nhiệm của nó. Galaxy Note 5 và ZenFone 2 Laser là một vài mô hình đi kèm với thế hệ thứ tư của sản phẩm này.
Gorilla Glass 5
Gorilla Glass 5 được cung cấp khả năng chống vết nứt gấp bốn lần so với phiên bản trước đó. Thực nghiệm đã chứng minh loại kính thế hệ 5 sống sót khi rơi từ độ cao 1.6 m. Điều đó nói lên rằng, công nghệ có thể ngăn ngừa vết nứt lên tới 80% số lần ngã trên bề mặt cực kì cứng.
Kết
Hầu hết các nhà sản xuất mạnh họ đều tự phát triển những công nghệ đi kèm như kính cường lực riêng cho thiết bị của mình.Ngoài ra, Dragontail cũng là một công nghệ tương tự được sử dụng rộng rãi ở các công ty Trung Quốc. Hiện nay còn có màn hình bằng tinh thể kết hợp giữa aluminum và sapphire.
Điện thoại của bạn có đang sử dụng kính cường lực Gorilla Glass không, hãy cho mình biết ý kiến của bạn trong bài viết này qua comment ở phần dưới nhé.
Biên tập bởi Tech Funny