Tin tặc tấn công: Không cảnh giác có thể trở thành thảm họa

Tin tặc tấn công: Không cảnh giác có thể trở thành thảm họa

Tiến sỹ Nguyễn Khắc Lịch cho biết, hacker ngày càng sử dụng các biện pháp tinh vi trong các đợt tấn công mạng. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
Theo tiến sỹ Nguyễn Khắc Lịch, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông), tin tặc tấn công ngày càng có chủ đích hơn, khiến hiểm họa lớn hơn và thậm chí có thể là thảm họa.
- Thưa ông, mới đây, VNCERT đã phát lệnh điều phối ngăn chặn khẩn cấp hệ thống máy chủ điều khiển mã độc tấn công có chủ đích vào Việt Nam. Theo các chuyên gia, lỗ hổng mà tin tặc khai thác đã được cảnh báo từ năm 2012 mà sự cố thì vẫn xảy ra. Ông có đánh giá thế nào về nhận thức của tổ chức, cá nhân về an toàn thông tin qua sự việc này?
Tiến sỹ Nguyễn Khắc Lịch: Văn bản điều phối mới đây chúng tôi vừa cảnh báo có hai lỗ hổng là CVE 2012 và CVE 2017. Trong đó, CVE 2017 là lỗ hổng mà tin tặc mới khai thác, song CVE 2012 đã được chúng tôi cảnh báo từ năm 2012.
Thực tế, một số mã độc tấn công do tin tặc tạo ra khai thác đồng thời cả 2 lỗ hổng nói trên và điều này chứng tỏ người sử dụng, các cán bộ kỹ thuật, quản trị của cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa quan tâm sát sao, chưa nâng cao nhận thức khi nhận được cảnh báo.
[Gần 10.000 sự cố an ninh mạng trong chín tháng đầu năm 2017]
Tôi cho rằng, khi các cơ quan chức năng như VNCERT cảnh báo thì họ phải tìm đến các cán bộ kỹ thuật hoặc các cán bộ kỹ thuật của tổ chức phải làm tốt công việc của mình là vá các lỗ hổng ấy đúng nguồn, đúng hãng. Ví dụ lỗ hổng của Microsoft Office thì phải là bản vá của Microsoft. Còn nếu vá bằng bản vá khác cũng có thể xảy ra nguy cơ nhiễm mã độc.
- Khi tin tặc tấn công không chỉ ảnh hưởng tới bản thân tổ chức cá nhân mà còn ảnh hưởng không gian mạng của cả quốc gia, thưa ông?
Tiến sỹ Nguyễn Khắc Lịch: Mã độc tấn công APT như VNCERT cảnh báo là mã độc tinh vi, có khả năng phát hiện ra cả môi trường phân tích nó để tránh.
Mã độc APT sau khi đã cài vào hệ thống thì tiếp tục leo thang đặc quyền để khám phá các vùng xung quanh, từ máy trạm tấn công vào máy chủ và từ máy chủ sẽ hủy hoại, nghe trộm, đánh cắp thông tin. Như vậy, từ máy chủ điều khiển ở bên ngoài lãnh thổ, hacker trực tiếp thâm nhập hệ thống thông tin của Việt Nam.
Mã độc tấn công APT không chỉ tấn công hệ thống thông tin của các tổ chức đó mà nó còn lợi dụng các lỗ hổng để tấn công sang những tổ chức khác, lợi dụng tài nguyên đó để tấn công. Vì vậy, khi một sự cố hoặc một tổ chức bị tấn công thì phải kịp thời liên hệ với VNCERT để đưa ra các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ ngăn chặn, cảnh báo cho toàn thể cộng đồng.
- Theo số liệu đưa ra, tính tới đầu tháng Chín, VNCERT đã điều phối xử lý gần 10.000 cuộc tấn công ở ba loại hình Phishing (lừa đảo), Malware (mã độc) và Deface (thay đổi giao diện). Xin ông nói rõ hơn về các cuộc tấn công này?
Tiến sỹ Nguyễn Khắc Lịch: Giống như VNCERT đã cảnh báo hồi đầu năm, tin tặc tấn công ngày càng có chủ đích hơn, có mục đích lớn hơn ngoài mục đích kinh tế. Đó có thể là mục đích chính trị và hiểm họa có nguy cơ lớn hơn, thậm chí có thể là thảm họa. Ví dụ các tấn công hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia như sân bay hệ thống viễn thông, điện lực…
- Thời gian gần đây, VNCERT thường xuyên tổ chức những đợt diễn tập quốc tế về ứng cứu sự cố an ninh mạng. Những cuộc diễn tập này có ý nghĩa cụ thể như thế nào với công tác bảo đảm an toàn thông tin?
Tiến sỹ Nguyễn Khắc Lịch: Trong cấu trúc để đảm bảo an toàn thông tin mạng quốc gia, mỗi quốc gia sẽ phải thành lập một mạng lưới hoặc 1 đội ứng cứu chuyên trách để khi xảy ra sự cố an toàn thông tin họ sẽ khắc phục, ngăn chặn, tìm ra nguyên nhân, phòng ngừa…
Mạng lưới này phải diễn tập thường xuyên với những phương thức, tình huống khác nhau để nâng cao kỹ năng, khả năng phòng thủ và bảo vệ trước hiểm họa tấn công mạng.

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Rappler)
Tấn công mạng ngày nay vô cùng phức tạp, hacker dùng những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, công nghệ cao hơn khiến việc phòng chống, ứng cứu sự cố phức tạp hơn. Do đó, trong khu vực, quốc tế và tại Việt Nam cần thường xuyên tổ chức diễn tập để nâng cao kỹ năng cho cán bộ chuyên trách về ứng cứu sự cố.
[Bức tranh “tối màu” về tình hình an toàn thông tin nửa cuối 2017]



- Xin ông cho biết thêm về mạng lưới ứng cứu tại Việt Nam?
Tiến sỹ Nguyễn Khắc Lịch: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 05/2017/QĐ-TTg về quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia. Theo đó, VNCERT được giao chủ trì nhiệm vụ thành lập Ban điều phối ứng cứu an toàn mạng quốc gia bao gồm các bộ, ban, ngành, tỉnh, thành phố, doanh nghiệp hạ tầng và các tổ chức an toàn thông tin chuyên trách.
Như vậy, chúng ta sẽ hình thành mạng lưới ứng cứu sự cố trên toàn quốc và khi xảy ra sự cố với 1 thành viên nào đó, VNCERT có quyền điều động đơn vị thành viên tham gia nếu cơ quan tổ chức đó không xử lý được. Sắp tới VNCERT sẽ quy định thành viên tham gia mạng lưới có quyền lợi và trách nhiệm cụ thể bằng văn bản.
- Xin cảm ơn ông!

TIN LIÊN QUAN

Chặn khẩn cấp hệ thống máy chủ điều khiển mã độc tấn công APT

Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) đã chính thức phát lệnh điều phối số 298/VNCERT-ĐPƯC, yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp giám sát, ngăn chặn khẩn cấp hệ thống máy chủ điều khiển mã độc tấn công có chủ đích APT.

VNCERT cảnh báo mã độc tống tiền GandCrab cực kì nguy hiểm

Để phòng ngừa, ngăn chặn việc tấn công của mã độc GandCrab vào Việt Nam, Trung tâm VNCERT yêu cầu lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chỉ đạo những đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện khẩn cấp việc theo dõi, ngăn chặn kết nối đến các máy chủ máy chủ

Gần 10.000 sự cố an ninh mạng trong chín tháng đầu năm 2017

Tính tới đầu tháng Chín, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) đã điều phối xử lý 1.762 website lừa đảo (Phishing), 4.595 sự cố về phát tán mã độc (Malware) và 3.607 sự cố tấn công thay đổi giao

Phát hiện một cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào Việt Nam

Chia sẻ với phóng viên VietnamPlus chiều 7/9, đại diện Công ty an ninh mạng CMC InfoSec cho biết, hai ngày trước, hãng bảo mật FortiGuard Labs đã phát hiện một số tài liệu chữa mã độc, với tên gọi là Rehashed RAT - được sử dụng để khai thác lỗ hổng

Nhiều vụ tin tặc nhắm vào một số cơ quan trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Cụ thể, tin tặc chèn mã khai thác lỗ hổng CVE-2017-11882 vào một tài liệu của Ủy ban Nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, với nội dung: “Phụ lục 1: Chương trình hoạt động Công nghệ thông tin 2018” để phát tán đến các đơn vị hành chính thuộc

15 quốc gia trong khu vực tham dự diễn tập an ninh mạng quốc tế

Trong bối cảnh an ninh mạng diễn biến ngày càng Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) sẽ tổ chức buổi diễn tập quốc tế về ứng cứu sự cố an toàn mạng khu vực Đông Nam Á 2017 (ACID 2017).

Lộ 1,4 tỷ tài khoản và mật khẩu từ các trang mạng xã hội, dịch vụ trực tuyến

Qua theo dõi các sự cố trên không gian mạng, trung tâm ghi nhận được số lượng lớn tài khoản sử dụng thư điện tử và mật khẩu bị lộ lọt thông tin trên toàn thế giới từ các mạng xã hội và dịch vụ trực tuyến như Bitcoin, Pastein, LinkedIn, MySpace,

Cập nhật bản vá 53 lỗ hổng quan trọng trong Windows 10

Trong đó có 19 lỗi được đánh giá là rất quan trọng, 31 lỗi quan trọng và 3 lỗi có mức độ vừa phải.

THỦ THUẬT HAY

Biến điện thoại thành loa không dây, kết nối từ xa để nghe nhạc hay xem phim

Biến điện thoại thành loa không dây, kết nối từ xa để nghe nhạc hay xem phim sẽ rất thú vị. Bên cạnh đó sẽ rất có ích nếu không may loa máy tính nhà bạn bị hỏng

Làm thế nào để tùy chỉnh DNS trong Windows 10?

Như các bạn đã biết, DNS là hệ thống tên miền (Domain Name System). Đây là hệ thống cho phép bạn sử dụng web và tất cả các dịch vụ của nó. DNS giúp cho việc chuyển đổi các tên miền mà con người dễ ghi nhớ sang địa chỉ

Cách xem các trận đấu C1 trên trang UEFA của Việt Nam

Vì vấn đề bản quyền và một vài yếu tố khác nên người hâm mộ Việt Nam không được theo dõi các trận đấu Champions League và Europa League trên sóng truyền hình.

Tổng hợp 5+ cách khắc phục laptop không nhận bàn phím rời đơn giản, hiệu quả

Laptop không nhận bàn phím rời là một trong những tình huống hư hỏng không mong muốn bạn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng. Khi đó, đừng quá lo lắng, bạn hãy tham khảo nguyên nhân và cách khắc phục ngay sau đây

Sửa lỗi Cốc Cốc mở quá nhiều tab khi khởi động

Nếu một ngày đẹp trời, bạn khởi động Cốc Cốc để sử dụng, và thay vì chỉ có một cửa sổ duy nhất thì trình duyệt này lại mở ra hàng đống tab mà bạn không biết tại sao? Cho dù có tắt đi bật lại bao nhiêu lần thì lỗi này

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Gionee Gpad G5: Phablet tầm trung đang được giảm giá sốc tại FPTShop

Nếu là cách đây vài tháng, Gionee Gpad G5 không quá nổi bật trong phân khúc sản phẩm giá trên 4 triệu đồng thì ở thời điểm hiện tại, đây là chiếc phablet đang dành được rất nhiều sự quan tâm của người dùng bởi màn...

Đánh giá chi tiết Galaxy J6: Có đáng lựa chọn trong tầm giá 5 triệu không?

Nhỏ và Dài là 2 cảm nhận đầu tiên của mình khi cầm vào Galaxy J6, dù là một thiết bị có màn hình đến 5,7 inch, nhưng cảm giác cầm chiếc J6 trên tay chỉ bằng cầm một chiếc iPhone “phiên bản không plus” với màn hình 4.7

Đánh giá OPPO R17 Pro sau gần 2 tháng: Không dành cho tất cả, thăm dò thị trường!

Dù là sản phẩm cao cấp nhưng R17 Pro không được OPPO quảng báo rộng rãi giống như các thiết bị thuộc dòng F-Series đang nhận được rất nhiều sự yêu thích của người dùng với doanh số luôn nằm trong top 3 sản phẩm bán