Ảnh minh họa. (Nguồn: DosBit.com)
Cho đến 10 năm trước, mục đích của phím '#' (hashtag) trên bàn phím máy tính vẫn là một bí ẩn đối với hầu hết mọi người.
Nhưng vào ngày 23/8/2007, Chris Messina, người sử dụng thứ 1.186 của Twitter, đã sử dụng nền tảng truyền thông xã hội này để hỏi mọi người về ý tưởng sử dụng '#' (hashtag) để kết hợp, sắp xếp mọi người và tin nhắn.
Để bảo lưu ý tưởng của mình, ông đã tweet #BarCamp để tập hợp các bình luận về một chuỗi hội nghị về công nghệ.
Kể từ đó, các 'hashtag' đã trở thành ngôn ngữ phổ biến, ngoại tuyến cũng như trực tuyến, nơi nó đã trở thành một phần quan trọng của mạng xã hội, cho phép người dùng truy cập nội dung mới nhất về một chủ đề chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Hiện nay, 'hashtag' đã mở rộng tới Facebook, Instagram và Tumblr, đồng thời khởi nguồn cho việc tạo ra các chủ đề, xu hướng thảo luận thịnh hành trên mạng xã hội.
Để đánh dấu 'sinh nhật' thứ mười của 'hashtag,' hãy cùng điểm lại 10 'hashtag' đã góp phần vào thay đổi thế giới trong 10 năm qua.
#BlackLivesMatter
Hashtag này bắt đầu từ tài khoản BlackLivesMatter (BLM) đi kèm với việc phát động phong trào chống phân biệt chủng tộc trong năm 2012, sau vụ George Zimmerman, một thanh niên da trắng đã sát hại thiếu niên da màu Trayvon Martin ở Florida (Mỹ).
#BlackLivesMatter đã trở thành chủ đề kết hợp nhiều người dân Mỹ tham gia các cuộc biểu nhằm phản đối nạn phân biệt chủng tộc đang diễn ra trong xã hội nước này.
Từ #BlackLivesMatter, một cuộc tranh luận với hashtag #AllLivesMatter đã nổ ra.
#ArabSpring
#ArabSpring (Mùa Xuân Arab) đã trở thành một trong những dòng chủ đề 'nóng' nhất trong năm 2011, kết nối các cuộc xuống dường biểu tình rồi trở thành bạo động lật đổ các chính quyền đương nhiệm ở nhiều nước Trung Đông. #ArabSpring ngay khi xuất hiện đã thu hút hàng trăm nghìn tweets.
#ArabSpring được xem là một trong những hashtag đánh dấu sự kiện chính trị-xã hội quốc tế quan trọng đầu tiên được khởi tạo bởi các phương tiện truyền thông xã hội.
[Phát hiện thú vị: Biểu tượng cảm xúc xuất hiện từ 382 năm trước]
#IamSpartacus
#IamSpartacus xuất hiện sau khi Paul Chambers, một người đàn ông người Anh mất quyền kháng cáo và bị phạt ông vì đùa trên Twitter rằng ông sẽ cho nổ tung sân bay Robin Hood ở miền Bắc nước Anh.
Ca sỹ ban nhạc Hoodrats, Chris T-T, là người trước tiên gợi ý hashtag trên với ngụ ý rằng người dùng nên thông báo những từ ngữ chống lại niềm tin.
Nhiều người đi theo ông, cùng với thẻ bắt đầu bằng #IamSpartacus, được lấy cảm hứng từ một bộ phim nổi tiếng.
# IceBucketChallenge
Ice Bucket Challenge là một cuộc thi thử thách nhằm gây quỹ cho nhiều tổ chức từ thiện về bệnh xơ cứng teo cơ.
Thử thách IceBucketChallenge đặt ra yêu cầu đơn giản: người tham gia thử thách sẽ phải nhận một xô nước đá đổ lên người và được ghi hình lại bằng điện thoại, sau đó tải lên trên mạng xã hội cho mọi người chứng kiến.
Rất nhiều nhân vật nổi tiếng đã tham gia thử thách này. Tuy nhiên, càng về sau, trào lưu thủ thách này đã bị biến tướng và gây ra phản ứng dữ dội và các câu hỏi được đưa ra dựa trên động cơ của một số người tham gia.
#LoveWins (Chiến thắng tình yêu)
Mạng xã hội đã trở thành nơi để những người ủng hộ phong trào kết hôn đồng giới (LGBT) bày tỏ thái độ của mình. Nhiều hashtag đã được cộng đồng LGBT đặt ra trên mạng xã hội như #LGBTBabes, tập hợp các tài liệu ưa thích đã đăng của họ.
#LoveWins xuất hiện sau khi Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết về việc kết hôn đồng giới vào năm 2015.
Thẻ hashtag này nhanh chóng quét các trang web tiểu blog với cộng đồng LGBT và những người ủng hộ, thể hiện sự vận động của họ đã được công nhận.
#DogsAtPollingStations
Xu hướng #DogsAtPollingStations đã mang lại một chút giải tỏa nhẹ trong giai đoạn tổng tuyển cử ở Mỹ.
#PorteOuverte
Hashtag đã được nhiều người dùng trên Twitter sử dụng để bày tỏ tình cảm trong nhiều vụ khủng bố và thiên tai gần đây.
Phong trào #PrayFor đoàn kết người dùng trong lời chia buồn của họ với các khu vực bị ảnh hưởng khác nhau.
Tuy nhiên, #PorteOuverte, tiếng Pháp có nghĩa là 'cửa mở', đã được người dân địa phương sử dụng ở Paris sau vụ khủng bố ở nhà hát Bataclan vào năm 2015 để chỉ dẫn những người sống sót tới nơi trú ẩn an toàn.
Một phản ứng Twitter tương tự cũng xảy ra sau vụ nổ súng ở Manchester Arena năm nay.
#BringBackOurGirls
#BringBackOurGirls là phong trào phản ứng với vụ bắt cóc hơn 200 nữ sinh của nhóm chiến binh Boko Haram ở Nigeria.
Việc sử dụng thẻ hashtag này khiến một số người cho rằng nó không có tác động gì nhiều ngoài phạm vi của Twitter, trong khi những người khác cho rằng nó là một công cụ mạnh mẽ để chỉ ra sức mạnh của tinh thần.
#ff
Bắt đầu trong năm 2009, người dùng gắn thẻ tài khoản họ thích trong tweet với #ff, để khuyến khích người theo dõi họ cũng theo các tài khoản nói trên.
#RiotCleanUp
Sau khi bạo lực bùng phát ở quận Tottenham ở Bắc London vào năm 2011, #RiotCleanUp trở thành thẻ hashtag được dùng nhiều thứ 4 trong khoảng thời gian này./.