Hãy cùng tìm hiểu về màn hình Anti-glare chống lóa là gì nhé. Ngoài ra trên thị trường đã xuất hiện những loại màn hình chống lóa nào.
Màn hình Anti-Glare chống lóa là gì?
Màn hình Anti-glare còn được gọi là màn hình chống chói, là bảng điều khiển hoặc bộ lọc được đặt trước màn hình giúp tránh ánh sáng mặt trời và ánh sáng bị chói khi sử dụng máy ngoài trời hoặc dưới nguồn sáng trực tiếp. Màn hình Anti-glare có thể được trang bị llows phủ chống chói ngay trên bề mặt kính hoặc chỉ là một miếng dán màn hình, hoặc một miếng kính đặt trước để giảm độ tán xạ ánh sáng. Tuy nhiên, phần lớn những sản phẩm laptop trên màn hình được giới thiệu có tính năng chống lóa, tức nó đã được phủ 1 lớp cán mờ Anti-glare trên màn hình. Người dùng không cần phải mua thêm bất kỳ miếng dán hoặc bộ lọc kính nào về để sử dụng.
Nên chọn màn hình Anti-glare chống lóa như thế nào?
Khi nói đến việc truyền ánh sáng trong không khí, cả 2 loại vật liệu thủy tinh và saphire đều truyền dẫn đặc biệt tốt. Điểm khác biệt là nằm ở chỗ độ phản chiếu của những loại kính màn hình được làm từ 2 loại vật liệu trên. Các nhà sản xuất sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để phân tán ánh sáng phản chiếu nhằm làm giảm độ chói, với kết quả chống lóa Anti-glare khác nhau. Kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất cho màn hình được gọi là phủ lớp chống phản chiếu, hay còn gọi là lớp phủ AR. Nó dựa trên nguyên lý nhiễu màng mỏng, một lớp sơn lỳ phủ lên sẽ làm “nhiễu” bề mặt kính, do đó ánh sáng truyền đến sẽ không bị phản chiếu lại phía người dùng, làm cho màn hình bị chói khi sử dụng ngoài trời hoặc dưới nguồn sáng mạnh.
Lớp phủ AR đã được sử dụng từ lâu, chủ yếu được sử dụng cho các loại đồng hồ sang trọng. Nay laptop và những thiết bị công nghệ khác mới được trang bị thêm.
Với nhiều thành phần tiên tiến và phủ lớp chống chói nhiều lớp, đã được áp dụng vào các thiết bị Apple iPad Air 2 đã được trang bị sẵn lớp phủ AR của riêng mình mà không có sự giảm độ tương phản và cường độ màu. Đó không phải là một giải pháp hoàn hảo, đặc biệt là khi nói đến điện thoại thông minh. Lớp phủ AR dễ dàng bị bong tróc ra, dẫn đến một số lượng lớn các vết trầy xước nhỏ xuất hiện trên màn hình và những điểm gây cản trở trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, màn hình điện thoại cũng dễ bị trầy xước và hao mòn hơn đồng hồ hay máy tính bảng.
Lớp dán bảo vệ màn hình Anti-glare có thể giúp giải quyết các vấn đề về chói sáng. Hiện tại có 2 lựa chọn: lớp cán mờ và lớp phủ AR. Cả hai giải pháp đi kèm với một số nhược điểm mà bạn cần phải biết trong quá trình mua hàng.
Lớp chống phản chiếu Anti-glare cho kính bảo vệ màn hình: Các lớp phủ AR được sử dụng cho các tấm chắn bảo vệ bằng kính cường lực (mặc dù không phải tất cả các tấm bảo vệ màn hình kính được bảo vệ đều có lớp phủ AR). Nó không gây ra những sai lệch về màu sắc và độ tương phản đáng chú ý. Như đã đề cập ở trên, sau khi sử dụng một thời gian, lớp phủ sẽ bị xước và sẽ làm giảm đáng kể khả năng phản xạ ánh sáng. Các thiết bị có lớp phủ AR cần phải được chăm sóc cẩn thận. Trong trường hợp bạn chọn cách bảo vệ màn hình bằng kính bảo vệ AR, bạn nên thay thế chúng thường xuyên.
Miếng dán cán mờ chống chói cho màn hình: Tùy chọn khác là tạo ra một bề mặt có kết cấu trên màn hình (thường được gọi là lớp hoàn thiện mờ) để làm giảm chói và phân tán ánh sáng. Sản phẩm này thường được bán dưới dạng miếng dán màn hình, rất dễ sử dụng. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế riêng. Chẳng hạn như màu sắc hiển thị trên màn hình có thể sai lệch một chút do các đốm màu tán sắc trên bề mặt miếng dán Anti-glare này.
Kết
Nếu như bạn quan tâm đến việc sử dụng màn hình sao cho chuẩn xác nhất về mặt màu sắc và độ tưng phản, bạn nên sử dụng những loại thiết bị có tích hợp sẵn màn hình phủ lớp chống chói Anti-glare AR. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ là một người dùng phổ thông bình thường, đang quan tâm đến việc sử dụng thiết bị ngoài trời sao cho đỡ chói, hãy sử dụng miếng dán cán mờ này nhé.
DominV