App Covid: Sao không tận dụng kho dữ liệu có sẵn?

Quản lý phòng chống Covid-19 bằng nền tảng công nghệ thông qua các ứng dụng (app) là điều tất yếu phải làm. Yếu tố cốt lõi nhất của loại app Covid này là vấn đề đầu vào của dữ liệu phải bảo đảm chính xác và đồng nhất. Điều này đã bị xem nhẹ khi thiết kế dẫn đến tình trạng phải nhập liệu những thông tin vốn đã có sẵn vừa phiền phức, vừa dễ bị sai sót.

Trong khi đó, các kho dữ liệu có sẵn và chính xác như thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) thì lại bị bỏ qua không được dùng đến hết sức lãng phí.

App Covid: Sao không tận dụng kho dữ liệu có sẵn?


Điển hình nhất của việc nhập thông tin thủ công là Cổng thông tin quản lý tiêm chủng Covid-19. Theo quy trình hiện tại, người dân đi tiêm ngừa Covid-19 phải điền thông tin viết tay vào phiếu khám sàng lọc. Sau khi tiêm xong, nhân viên đội tiêm chủng phải nhập liệu từ phiếu vào hệ thống vừa mất thời gian, vừa dễ sai sót trong quá trình nhập liệu.

Không lâu nữa, thông tin về việc tiêm vaccine và dữ liệu của người bị nhiễm Covid và đã khỏi sẽ được xem là “thông hành vaccine” cho phép người dân ít bị hạn chế hơn trong bối cảnh mở cửa kinh tế trở lại. Thế nhưng, cho đến thời điểm giữa tháng 9 này vẫn chưa có một hệ thống dữ liệu chính xác cho hai mục thông tin nói trên.

Trong khi app “Sổ sức khỏe điện tử” tích hợp với Cổng thông tin quản lý tiêm chủng Covid-19 của Bộ Y tế vẫn còn phải sửa chữa liên tục thì mới đây lại thêm một app khác là VNEID tích hợp với hệ thống Khai báo di chuyển nội địa của Bộ Công an được công bố với những tính năng tương tự nhưng lại chưa có dữ liệu.

App phục vụ cho người dân hay cơ quan quản lý?

Với bất cứ một hệ thống công nghệ nào, trước khi bắt tay vào làm đội thiết kế phải xác định chính xác mục đích của hệ thống là gì, phục vụ cho nhu cầu gì và nguồn dữ liệu lấy từ đâu.

Với ba câu hỏi này, khi áp vào thông tin giới thiệu khi ra mắt app VNEID thì có thể thấy phần giải đáp không được khớp và có lẽ là app này để phục vụ mong muốn của cơ quan quản lý là chính.

Mục tiêu của VNEID được nêu ra là để quản lý việc đi lại của dân cư thông qua khai báo di chuyển nội địa, phục vụ công tác truy vết F0, F1, F2, tiêm vaccine, xét nghiệm…

Với mục tiêu truy vết thì tại rất nhiều nước trên thế giới, các ứng app truy vết tiếp xúc (contact tracing) hầu như không còn được dùng đến vì không có tác dụng. Trên thực tế ở Việt Nam, app truy vết điển hình là Bluezone thì tính năng truy vết không còn tác dụng vì thiếu dữ liệu đầu vào.

Chưa kể việc quản lý đi lại giữa vùng xanh/vùng đỏ cũng không đơn giản vì thông tin trên app VNEID dựa theo địa chỉ trên căn cước công dân/chứng minh nhân dân (CCCD/CMND), trong khi người dân có thể sinh sống ở nơi khác. Như vậy, một người có địa chỉ ở “vùng xanh” nhưng thực tế lại đang sống trong “vùng đỏ” sẽ vẫn thoải mái đi lại do hệ thống vẫn xem người này “đang an toàn” vì app không thể có được thông tin cư trú thực tế của người dân.

Hiệu quả của việc truy vết của VNEID cũng cần xem lại vì cách nhập liệu vẫn thủ công, số ghi nhận được không đáng kể và không có tác dụng vì ngành y tế hiện nay chỉ tập trung quản lý F0. Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, công an địa phương đã thực hiện cập nhật thông tin F0, F1, F2, F3 lên hệ thống, trong đó có 6.355 trường hợp F0; 5.063 trường hợp F1; 6.954 trường hợp F2; 1.114 trường hợp F3 lên hệ thống (*).

Cuối cùng là vấn đề nguồn dữ liệu đầu vào cũng không ổn. Dù được giới thiệu “VNEID kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư – tức thông tin về CCCD/CMND – để bảo đảm tính chính xác của thông tin công dân” nhưng kết quả thực tế khi cài đặt cho thấy không phải như vậy.

Hôm 11-9, khi người viết bài này khi tạo tài khoản trên VNEID thì dù đã khai báo số CCCD/CMND, app vẫn không trả ra kết quả gì liên quan đến số CCCD/CMND như họ tên, ngày tháng năm sinh… là những trường (field) dữ liệu tối thiểu không thể thay đổi và gắn liền với số CCCD/CMND. Tất cả thông tin cá nhân vẫn phải nhập lại và không thấy cơ chế kiểm soát đối chiếu nào từ app xuống hệ thống xem dữ liệu nhập vào có chính xác hay không.

App VNEID còn hạn chế là không thể khai báo trong mục “khai hộ” cho trẻ em dưới 14 tuổi vì bắt buộc phải điền số CCCD/CMND vì đây là một trường dữ liệu bắt buộc. Tuy nhiên, khi người viết bài nhập thông tin trên mục khai hộ và… ghi đại số CCCD/CMND là 12345 cho một người sinh năm 2010 thì hệ thống vẫn chấp nhận. Như vậy, app không phát hiện được dữ liệu nhập vào không đúng quy định, dữ liệu bị sai về mặt logic như số CCCD/CMND chỉ có 5 số (thay vì 9 đến 12 số) hoặc người sinh năm 2010 lại có CCCD/CMND.

Một băn khoăn rất lớn khác là cho tới thời điểm này, khi đã công bố chính thức thì vẫn chưa rõ VNEID sẽ lấy các dữ liệu về chích ngừa, xét nghiệm Covid-19 và người nhiễm Covid-19 đã khỏi ở đâu để đưa vào hệ thống. Một khi chưa có những dữ liệu này, làm sao có thể dùng app này cấp “thẻ xanh, thẻ vàng” như cơ quan quản lý đã nêu ra?

Trong khi tất cả các tính năng mà app VNEID hướng tới mà chưa có thì app “Sổ sức khỏe điện tử” lại có sẵn, dù dữ liệu về tiêm vaccine chưa đầy đủ và chưa có dữ liệu của người nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh. App này cũng có đầy đủ tính năng khai báo y tế và tạo QR code cá nhân.

Cần làm gì để sớm có “thông hành vaccine” cho người dân?

Trong tuần qua, chính quyền TPHCM công bố sẽ áp dụng thí điểm “thông hành vaccine” cho người đã chích ngừa Covid-19 một mũi hoặc hai mũi, người đã nhiễm Covid-19 và đã khỏi bệnh. Đây là một quyết định phù hợp với xu thế sống chung với dịch cũng đang được nhiều nước áp dụng gần đây.

Vì vậy, đây là lúc cần dồn sức tập trung nguồn lực để phát triển hoàn thiện một app Covid quốc gia với các tính năng như khai báo y tế – đi lại, chích ngừa, xét nghiệm, quản lý cách ly… để cấp “thông hành vaccine” cho người dân. Ngoài ra, cần rà soát để loại bỏ hết những app hiện tại trùng lắp tính năng hay không còn cần dùng như Bluezone, Ncovi, Covid-19 và một số app địa phương khác…

Để tập trung phát triển một app Covid quốc gia đáp ứng tốt cho nhu cầu của người dân, phải tận dụng nguồn dữ liệu sẵn có đó là số thẻ BHYT. Thay vì phải nhập liệu thủ công, app Covid quốc gia sẽ kết nối – chẳng hạn qua giao diện API (**) – với cơ sở dữ liệu về BHYT. Đây là thông tin đã được kiểm chứng đầy đủ và chính xác, số người có thẻ BHYT rất nhiều vì ngoài những người đang có hợp đồng lao động thì còn có thêm trẻ em từ lớp 1 đến lớp 12, người về hưu và người dân tự mua.

Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, tính đến ngày 31-12-2020, toàn quốc có 87,93 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 90,85% dân số tham gia BHYT. Đây là dữ liệu có độ chính xác cao và sẵn có nhưng đã bị bỏ qua không được dùng tới.

Khi hệ thống liên thông được với dữ liệu của thẻ BHYT, người dân khi đi tiêm chủng, xét nghiệm chỉ cần cung cấp số thẻ BHYT là sẽ có đủ thông tin cá nhân như họ tên, số CCCD/CMND, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú… và nhân viên y tế không phải lọ mọ nhập lại vừa mất thời gian, vừa dễ sai sót như hiện nay.

Một khi đã tận dụng được nguồn dữ liệu sẵn có và chính xác của dữ liệu thẻ BHYT, việc cập nhật thông tin chích ngừa sẽ chỉ cần 2-3 cái nhấp chuột và kết quả sẽ có ngay khi người chích đi về thay vì phải chờ đợi vài ngày mới có kết quả hay bị sai thông tin phải liên hệ đính chính một cách vất vả như hiện nay.

(*) https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/su-dung-ung-dung-vneid-de-khai-bao-y-te-va-di-chuyen-noi-dia-truoc-khi-qua-chot-kiem-soat-1491884005

(**) API (Application programming interface): Giao diện lập trình ứng dụng cho phép dữ liệu trao đổi qua lại giữa các hệ thống.



Nguồn: thesaigontimes.vn

TIN LIÊN QUAN

Một số đề xuất đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số phòng chống Covid-19

Ứng dụng khoa học công nghệ KHCN là việc làm cần thiết trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong đợt dịch lần thứ 4 vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh, việc ứng dụng công nghệ số còn một số bất cập cần được giải quyết.

Bộ TT&TT ra mắt Cẩm nang điện tử phòng, chống dịch Covid-19

Phiên bản đầu tiên của Cẩm nang điện tử phòng, chống dịch Covid-19 đã được Bộ TTTT và Bộ Y tế hoàn thành. Hiện tại, truy cập vào trang web covid19.mic.gov.vn, mọi người sẽ được cung cấp các tài liệu, dữ liệu cần thiết giúp phòng, chống dịch hiệu

Container tạo oxy, khí nén di động ‘Made in Việt Nam’ điều trị COVID-19

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và đối tác nghiên cứu, thiết kế hệ thống tạo oxy và khí nén di động để hỗ trợ các bệnh viện dã chiến điều trị người bệnh.

Truyền thông phòng chống dịch COVID-19 qua mạng xã hội Việt Nam

Nhiều thông tin về các chủ đề như triển khai chuyển đổi số tại các địa phương, ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch COVID-19 cũng như các hoạt động phòng, chống dịch tại trụ sở của Bộ TTTT đã được đăng tải tại tài khoản chính thức của Văn

Nhanh chóng cập nhật dữ liệu xét nghiệm, tiêm chủng để phòng, chống dịch

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khi làm việc với lãnh đạo TPHCM, Bộ phận thường trực của Bộ TTTT, sáng 21/9, nhằm rà soát, đánh giá lại việc ứng dụng công nghệ cho công tác phòng chống, dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố.

Ban hành hướng dẫn kỹ thuật về mã QR cá nhân thống nhất toàn quốc

Đây là tài liệu làm cơ sở cho việc phát triển các ứng dụng chống dịch có sử dụng QR Code, đảm bảo việc sử dụng thống nhất, đồng bộ.

Ra mắt ứng dụng tra cứu thông tin người mất vì COVID-10 tại TP.HCM

Để hỗ trợ, chia sẻ nỗi đau của cộng đồng và của gia đình có người qua đời vì COVID-19, thành phố Hồ Chí Minh TP. HCM đã chính thức triển khai thử nghiệm ứng dụng Tìm người thân - Danh sách người mất vì COVID-19.

Ứng dụng Oxy 247 giúp bệnh nhân Covid-19 tìm giường oxy

Ứng dụng do người Việt Nam phát triển được xây dựng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM.

THỦ THUẬT HAY

Cách cài đặt tiện ích mở rộng của Chrome trên chính trình duyệt đang dùng

Google Chrome không chỉ phổ biến nhờ khả năng hoạt động ổn định mà còn sở hữu một kho ứng dụng khổng lồ. Tuy nhiên, nếu như bạn đang sử dụng Opera hoặc Firefox thì có thể tham khảo bài viết này để biết cách cài đặt

Tạo báo cáo trong Access 2016 và sử dụng các tùy chọn báo cáo nâng cao

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu các tạo, chỉnh sửa, in báo cáo trong Access 2016 cũng như cách sử dụng các tùy chọn báo cáo nâng cao.

Hướng dẫn khôi phục dữ liệu sau khi restore iPhone

Việc restore lại iPhone là điều rất dễ xảy ra, nhất là khi chúng ta nhập sai mật khẩu mở khóa quá nhiều lần, dẫn đến việc iPhone bị vô hiệu hóa. Vậy có thể lấy lại toàn bộ dữ liệu trên iPhone khi restore được không?

Mẹo hay biến iPhone thành webcam của laptop

Đã bao giờ bạn nghĩ đến chuyện tận dụng camera độ phân giải cao của iPhone thay cho webcam chất lượng dở tệ trên laptop. Bạn có thể sử dụng ứng dụng miễn phí iVCam để làm được điều này. Về cơ chế hoạt động, iVCam giúp

[Thủ thuật] Khóa toàn bộ game, ứng dụng mạng xã hội trên iPhone

Đôi khi chúng ta cần khóa các nhóm ứng dụng như trò chơi, mạng xã hội để không cho trẻ con hoặc bạn bè của mình mượn máy sử dụng.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Lenovo Lenovo V310: Lựa chọn tốt cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

V310 là chiếc laptop mới nhất của Lenovo tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm hướng đến đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên được hãng tập trung khá nhiều đến tính năng bảo mật dữ liệu, thời lượng pin

Trên tay Nokia T20: Thiết kế tinh tế, màn hình 2K sắc nét, pin 8.200 mAh, phù hợp cho việc học online của học sinh, sinh viên

Sau nhiều tin đồn đoán thì mới đây, Nokia đã chính thức ra mắt chiếc máy tính bảng mới nhất có tên gọi là Nokia T20. Vậy sản phẩm này có những tính năng gì nổi bật? Hãy cùng Viettel Store trên tay Nokia T20 để khám phá

Đánh giá nhanh Xiaomi Mi Max 3: Màn hình lớn, tuổi thọ pin tuyệt vời

Xiaomi đã thành công trong thị trường điện thoại màn hình lớn và năm nay, họ giới thiệu Mi Max 3 với kích thước màn hình to hơn 6.9 inch. Nhiều người có thể lo ngại vì kích thước lớn như vậy, nhưng với thiết kế màn