Một số đề xuất đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số phòng chống Covid-19

Theo số liệu khảo sát, hiện nay, TP. Hồ Chí Minh có hơn 65% người dân sử dụng điện thoại thông minh (smartphone), tỷ lệ những người trong độ tuổi từ 16 - 25 tuổi sử dụng smartphone lên đến hơn 93%. Trong quá trình phòng chống dịch Covid-19, các cơ quan chức năng đã triển khai các ứng dụng trên smartphone để theo dõi, quản lý, ngăn ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên, sự thiếu đồng bộ, chậm trễ trong cập nhật dữ liệu và thông tin đã hạn chế việc quản lý xã hội hiệu quả bằng công nghệ, đồng thời đã có một số phiền toái cho người dân thành phố.


Nhiều ứng dụng khai báo phòng chống dịch Covid-19


Nhằm phát hiện sớm, ngăn ngừa dịch Covid-19, nhiều nền tảng công nghệ đã và đang được gấp rút xây dựng. Trước hết phải kể tới 3 ứng dụng VHD, Bluezone, NCOVI và website: tokhaiyte.vn. Các ứng dụng này có chức năng khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hằng ngày (tự nguyện) và ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng. 

Mới đây, Bộ Y tế tiếp tục công bố thêm ứng dụng 'Sổ sức khỏe điện tử' nhằm phục vụ cho công tác tiêm chủng, quản lý sức khỏe người dân. Ứng dụng này cũng tích hợp thêm tính năng khai báo y tế phòng dịch Covid-19. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) triển khai đăng ký thẻ nhận diện cho phương tiện vận tải ưu tiên hoạt động trên luồng xanh tại cổng thông tin luongxanh.drvn.gov.vn , còn Bộ Công an thực hiện quản lý khai báo di chuyển nội địa thông qua suckhoe.dancuquocgia.gov.vn… 


Về tiêm vaccine ngừa Covid trong cộng đồng, việc tổ chức tiêm chủng và việc thống kê tiêm chủng là công việc hết sức quan trọng để đánh giá thống kê những người được tiêm chủng 1 mũi hay 2 mũi, từ đó sẽ điều chỉnh kế hoạch, chiến lược cho phù hợp. Tuy nhiên, trong thời gian triển khai công tác này tại TP. HCM đã có một số điểm chưa được phát huy hiệu quả, dẫn đến kết quả bị sai lệch và một số trường hợp bị nhiễm Covid-19 trong quá trình tiêm. Việc ghi nhận tiêm vaccine hoàn toàn thủ công - nhân viên y tế lên danh sách những người được tiêm chủng, sau đó mới tổng hợp và nhập vào hệ thống. Có nhiều trường hợp người dân tiêm mũi 1 và mũi 2 ở hai nơi khác nhau... 

Trận dịch lần này cũng ảnh hưởng toàn  diện đến cuộc sống của người dân cho thấy cần  phải ứng dụng công nghệ hiệu quả hơn nữa dụng trong công tác phòng chống dịch.


Một số đề xuất đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số phòng chống Covid-19

Tiêm vaccine cho người dân tại 1 khu dân cư.


Một số đề xuất đẩy mạnh ứng dụng công nghệ phòng chống Covid-19


Một là, thống nhất nền tảng hạ tầng công nghệ.

Đây là công việc tiên quyết và rất cần thiết trong việc ứng dụng công nghệ. Hiện nay có quá nhiều phần mềm ứng dụng được cơ quan chức năng khuyến cáo sử dụng để khai báo... gây phiền phức và rắc rối cho người dân. Thay vì phải khai báo nhiều lần, các dữ liệu khai báo thông tin nên được đồng bộ hóa, giúp người dùng không phải khai đi khai lại thông tin cá nhân khi làm việc với các cơ quan khác nhau. 

Các cơ sở dữ liệu (CSDL) cần phải được liên kết với nhau chặt chẽ, nên thống nhất rút gọn lại 1 - 2 phần mềm cho người dân thuận tiện sử dụng. Có thể kết hợp những dữ liệu cần truy xuất và theo dõi trên cùng 1 phần mềm: như theo dõi kết quả tiêm vaccine, theo dõi quá trình di chuyển, truy vết F0, ghi nhận số liệu test lấy mẫu, ghi nhận số liệu đã tiêm vaccine. Nền tảng công nghệ cần phải được thống nhất từ thành phố, xuống quận, huyện và xuống phường, xã , các tổ dân phố.


Hai là, thiết lập quy trình đồng bộ để việc áp dụng công nghệ hiệu quả.

Thiết nghĩ cần phải xây dựng 1 quy trình đồng bộ, khoa học, đơn giản cho các khâu trong công tác phòng và chống dịch. Ví dụ: quá trình tiêm vaccine sẽ được thống nhất từ khâu thông báo lịch tiêm, tổ chức tiêm, ghi nhận kết thúc tiêm mũi 1, nhắc tiêm mũi 2, và ghi nhận tiêm mũi 2. Người dân sẽ được phát mã QR để sử dụng đăng ký tình trạng trước khi tiêm, sau khi tiêm, kết quả sẽ được cập nhật trong hệ thống sau khi quá trình tiêm kết thúc, thay vì sử dụng cách nhập số liệu thủ công như hiện nay. Có như vậy, quá trình ghi nhận số liệu sẽ chính xác, hiệu quả, kịp thời, từ đó các chiến lược, kế hoạch đưa ra sẽ đúng và trúng hơn.


Ba là, hệ thống hóa quy trình theo dõi bệnh nhân nặng điều trị Covid-19.

Cần có 1 CSDL liên kết giữa các bệnh viện, các trung tâm điều trị để theo dõi các bệnh nhân trở bệnh nặng, khi người nhà bệnh nhân muốn tìm kiếm thông tin, họ có thể được cấp 1 mã số để truy cập và biết được tình trạng người thân của mình. Trường hợp bệnh nhân mất, CSDL này cũng sẽ được cập nhật cho đến lúc người thân nhận được tro cốt của người bệnh. Có như vậy, công tác phòng và chống dịch sẽ trở nên nhân văn hơn, tạo được sự yên tâm với gia đình người bệnh và người được điều trị.


Người dân chờ lấy giấy xác nhận sau khi tiêm vaccine tại Quận 7.


Với hệ thống này, việc theo dõi và khoanh vùng bệnh nhân F0 cũng trở nên dễ dàng và chính xác hơn khi chúng ta sử dụng phần mã quét tự khai báo F0 cho người dân. Từ đó, người dân có thể kêu gọi sự hỗ trợ khi có ca bệnh chuyển nặng, cơ quan quản lý cũng có thể cập nhật và quản lý chính xác được số lượng người bệnh tại địa phương. Ngoài ra cũng có thể xem xét việc sử dụng vòng đeo tay điện tử để theo dõi nhiệt độ và tình trạng các ca F0.


Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, việc gia tăng số lượng các ca nhiễm tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy việc sống chung với dịch bệnh lâu dài là điều phải thực hiện. Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trong công tác phòng và chống dịch Covid-19 sẽ giúp chúng ta chủ động hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn. Chỉ có thích ứng với tình hình mới, xác định sống chung với dịch bệnh, ứng dụng khoa học công nghệ triệt để thì cuộc sống của người dân và của thành phố mới sớm trở nên bình thường./.

TIN LIÊN QUAN

Ban hành hướng dẫn kỹ thuật về mã QR cá nhân thống nhất toàn quốc

Đây là tài liệu làm cơ sở cho việc phát triển các ứng dụng chống dịch có sử dụng QR Code, đảm bảo việc sử dụng thống nhất, đồng bộ.

Bộ TT&TT ra mắt Cẩm nang điện tử phòng, chống dịch Covid-19

Phiên bản đầu tiên của Cẩm nang điện tử phòng, chống dịch Covid-19 đã được Bộ TTTT và Bộ Y tế hoàn thành. Hiện tại, truy cập vào trang web covid19.mic.gov.vn, mọi người sẽ được cung cấp các tài liệu, dữ liệu cần thiết giúp phòng, chống dịch hiệu

Truyền thông phòng chống dịch COVID-19 qua mạng xã hội Việt Nam

Nhiều thông tin về các chủ đề như triển khai chuyển đổi số tại các địa phương, ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch COVID-19 cũng như các hoạt động phòng, chống dịch tại trụ sở của Bộ TTTT đã được đăng tải tại tài khoản chính thức của Văn

Ứng dụng Oxy 247 giúp bệnh nhân Covid-19 tìm giường oxy

Ứng dụng do người Việt Nam phát triển được xây dựng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM.

Bộ TT&TT triển khai các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc phòng, chống COVID-19

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo ngày 11/9 và nhấn mạnh thúc đẩy ứng dụng CNTT trong phòng, chống dịch.

App Covid: Sao không tận dụng kho dữ liệu có sẵn?

Quản lý phòng chống Covid-19 bằng nền tảng công nghệ thông qua các ứng dụng app là điều tất yếu phải làm. Yếu tố cốt lõi nhất của loại app

G-Group triển khai ứng dụng công nghệ hỗ trợ hoạt động phòng chống dịch Covid-19

Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Tập đoàn công nghệ G-Group đã chủ động phối hợp cùng các lực lượng tuyến đầu, quyết liệt và nhanh chóng đưa nhiều giải pháp công nghệ vào các hoạt động phòng chống dịch, chung tay hỗ trợ công tác chung của Chính

Xét nghiệm nhanh, trả kết quả sớm sẽ quyết định thắng lợi chiến dịch phòng, chống Covid-19

Việc triển khai nhanh, thần tốc, sớm ra đời các nền tảng, sản phẩm, giải pháp công nghệ số phục vụ công tác phòng, chống Covid-19 trở thành nhiệm vụ ưu tiên, quan trọng hàng đầu góp phần tạo thành quả trong công tác khống chế, kiểm soát dịch bệnh.

THỦ THUẬT HAY

Cách sửa lỗi OneDrive làm CPU quá tải trên Windows 10

Lỗi OneDrive khiến CPU quả tải xảy ra thường xuyên trên Windows 10 Creators, khiến thiết bị rơi vào trạng thái “đơ” liên tục.

6 cách giúp điện thoại Android kết nối với tivi

Điện thoại chạy hệ điều hành Android hiện đang làm “chủ” thị trường với số lượng cực lớn. Với người dùng điện thoại thông minh Android nhu cầu kết nối điều khiển/ chia sẻ hình ảnh từ điện thoại lên tivi là vô cùng lớn.

[Google I/O 2018] Cài đặt Android P beta trên các smartphone trong danh sách hỗ trợ

Nếu điện thoại của bạn là Google Pixel thì rất dễ dàng, chỉ cần truy cập vào trang web Chương trình Android beta của Google và đăng ký dùng thử Android P, nếu bạn mở trang web này trên máy tính thì cần đảm bảo tài

[Thủ thuật] Chuyển nhanh nhiều icon 1 lúc trên iOS 11

Bạn đã quen với việc nhấn, giữ, kéo, thả từng icon một trên iPhone. Thao tác này sẽ trở nên khá mất thời gian nếu số lượng icon bạn muốn di chuyển là khá nhiều. Nhưng với iOS 11, việc duy chuyển nhiều icon sẽ không còn

10 kiểu gửi email gây “ức chế” cần bỏ ngay lập tức

Email “phao cứu sinh” trong nhiều tình huống kinh doanh nhưng đây không phải là sự lựa chọn thích hợp để bạn có thể gửi bất cứ thứ gì bạn muốn.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá hệ thống chống rung kép của Google Pixel 2

Công nghệ chống rung của Google gọi là Fused Video Stabilization, là sự kết hợp của chống rung quang học (bằng phần cứng) và chống rung điện tử (bằng phần mềm).

Đánh giá xe Hyundai Tucson Turbo 2017 lắp ráp: Mẫu crossover đáng gờm

Với 950 triệu đồng bỏ ra, bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi sở hữu Hyundai Tucson Turbo 2017. Một mẫu xe cân bằng được các yếu tố: Phong cách, cảm giác lái, tiện nghi, an toàn và khả năng tiết kiệm nhiên liệu.

Đánh giá chế độ Always On Display của giao diện Grace Ux trên Samsung Galaxy S7

Hôm nay hãy cùng TCN cùng trải nghiệm một số điểm nổi bật của tính năng Always On Display trên giao diện Grace UX của Samsung Galaxy S7