Người dân Khmer ở Bạc Liêu: Nuôi trồng thủy, hải sản bằng khoa học - công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao                                                           

Vốn là địa phương có tiềm năng phát triển nghề nuôi tôm, hiện Bạc Liêu có gần 130.000 ha chuyên nuôi tôm. Theo ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Bạc Liêu, hiện nay, Bạc Liêu đứng vị trí thứ 2 cả nước về diện tích chuyên nuôi tôm, sản lượng tôm năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2019, tỉnh đạt hơn 155 nghìn tấn. Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có 23 nhà máy chế biến thủy sản, tổng công suất thiết kế gần 135 nghìn tấn và cho sản lượng xuất khẩu gần 60 nghìn tấn/năm, đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 650 triệu USD/năm.

Người dân Khmer ở Bạc Liêu: Nuôi trồng thủy, hải sản bằng khoa học - công nghệ cao

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu tham quan mô hình nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu. (Ảnh Trọng Linh).

Để tạo điều kiện cho ngành nuôi tôm phát triển theo hướng bền vững, thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới như mô hình cánh đồng mẫu lớn, trồng rau sạch (IPM), chăn nuôi an toàn sinh học, nuôi tôm thâm canh trong nhà kính… Các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao cho tỷ lệ thành công cao, 85 đến 95% diện tích nuôi có lãi. Đây là các mô hình nuôi tôm tiên tiến, được đầu tư bài bản, quản lý nghiêm ngặt; khu nuôi được thiết kế hệ thống ao lắng lọc, ao chứa và xử lý nước thải, chất thải, có lắp đặt hệ thống biogas. Hệ thống ao ương, ao nuôi được lắp quạt và oxy đáy; ao ương, ao nuôi, ao lắng được trải bạt hoàn toàn và được che lưới ở phía trên để giảm sự phát triển của tảo; tôm được ương, sau đó chuyển xuống ao nuôi và sàng thưa ra nhiều giai đoạn. 

Trong quá trình nuôi, các yếu tố môi trường được kiểm soát chặt chẽ, năng suất từ 20 đến 25 tấn/ha; lợi nhuận từ 700 đến 900 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có mô hình lợi nhuận từ 1 đến 2 tỷ đồng/ha. Các mô hình này đã góp phần thực hiện thành công phong trào xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nông dân.

Mặt khác, tỉnh Bạc Liệu cũng bắt đầu áp dụng công nghệ số trong nuôi trồng thủy, hải sản khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Tháng 8/2020, tỉnh Bạc Liêu đã ký kết thử nghiệm nhật ký nuôi tôm điện tử Farmext để giúp người nông dân quy mô nhỏ ghi chép nhật ký ao nuôi dễ dàng trong lúc đợt dịch đầu năm 2020 bắt đầu bùng phát.

Farmext mang đến nhiều tính năng và lợi ích cho người nuôi thủy sản.

Ứng dụng nuôi tôm Farmext hỗ trợ người nuôi có thể ghi nhật ký điện tử một cách dễ dàng, ghi chép thông tin rõ ràng giúp cho việc quản lý và chăn nuôi thủy sản trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Nhờ đó, người nông dân có thể thuận lợi theo dõi con tôm hàng ngày và từ xa mà không cần phải ra trại chăn nuôi. Nhật kí điện tử Farmext giúp người nuôi theo dõi tình trạng con tôm để dự đoán, giảm thiểu rủi ro các mùa bệnh làm hỏng vụ mùa. Ngoài ra, truy xuất nguồn gốc là khó khăn của người nông dân khi phải ghi chép tài liệu bất tiện cũng được nhật kí điện tử giải quyết.

Các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của các doanh nghiệp được nhiều chuyên gia, nông dân trong, ngoài tỉnh và nước ngoài đến tham quan, học tập kinh nghiệm và nhân rộng mô hình. Nhờ đó, nhiều hộ nuôi tôm thực hiện đầu tư vào các quy trình công nghệ cao đã thành công trong nhiều vụ liền.

Áp dụng khoa học công nghệ nuôi trồng thủy, hải sản – người dân Khmer có nguồn thu nhập ổn định

Thời gian qua, Chính phủ và lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đã luôn ưu tiên hỗ trợ cho người dân các dân tộc thiểu số nói chung và người Khmer nói riêng. Ông Phan Thanh Duy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết: 'Những năm qua, tỉnh Bạc Liêu rất quan tâm hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó, đã mở nhiều lớp tập huấn hỗ trợ để đồng bào dân tộc Khmer xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó mà tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh Bạc Liêu đã giảm đi đáng kể.'

Chính sách chăm lo đồng bào dân tộc của Đảng, Nhà nước và ý thức vươn lên của đồng bào Khmer đã góp phần làm thay đổi toàn diện quan điểm cuộc sống, đặc biệt là phát triển kinh tế để giảm nghèo bền vững. Xác định nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng áp dụng khoa học – công nghệ, nhiều hộ dân Khmer ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng CNTT.

Tỉnh Bạc Liêu hiện có hơn 2.000ha tôm được nuôi theo mô hình siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. (Ảnh: TTXVN)

Đến nay các địa phương trong tỉnh đã xây dựng 45 mô hình sản xuất có hiệu quả để làm điểm nhân rộng nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp. Điển hình như mô hình sản xuất lúa theo hướng liên kết cánh đồng mẫu lớn; nuôi tôm và vịt theo hướng an toàn sinh học, mô hình tôm - lúa; mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng, cá điêu hồng, cá lóc mùng, nuôi sò huyết trong ao nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh; mô hình nuôi tôm càng xanh xen tôm sú theo hướng GAP; mô hình trồng nấm rơm, bắp lai, dưa hấu không hạt, rau an toàn, măng tây, ngò rí, hẹ;… giúp nhiều hộ Khmer có nguồn thu nhập ổn định, qua đó giúp họ tăng thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống.

Năm 2020, nông dân Khmer được hỗ trợ những chính sách ưu đãi đặc biệt trong hoạt động nuôi trồng, thâm canh tôm: xây dựng hạ tầng, hỗ trợ sản xuất. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 0,47%, nhưng những tác động tiêu cực khó lường của đại dịch vẫn ảnh hưởng đến kế sinh nhai của các gia đình, nhất là cơ sở hạ tầng trong bối cảnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

Nhờ đa dạng hóa đối tượng nuôi nên khi sản xuất tôm gặp khó khăn thì các đối tượng thủy sản khác vẫn có đầu ra khá tốt. Ngoài chăn nuôi trại tôm, nông dân còn nuôi lươn, ếch…, từ đó đã giảm thiểu được rủi ro và có thu nhập trong lúc dịch bệnh. Anh Lê Văn Hột (hộ nuôi lươn ở xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình) nói: 'Tuy có gặp khó khăn do dịch bệnh, nhưng nhờ được sự quan tâm của các cấp, các ngành nên chúng tôi cũng yên tâm hơn trong sản xuất. Hy vọng đợt dịch này nhanh chóng qua đi để giá cả các mặt hàng nông sản phục hồi như trước, để nông dân ai cũng có được niềm vui trúng mùa - được giá'.

Ngoài ra, người dân Khmer tại Bạc Liêu còn nuôi trồng một loại thủy sản khác -  đó là nuôi kết hợp Artemia (trứng bào xác của Artemia được sử dụng làm thức ăn cho tôm, cua, cá). Thậm chí, người dân Bạc Liêu còn gọi nuôi Artemia là nuôi 'con xoá đói giảm nghèo'.

Ông Danh Sin - 56 tuổi, người Khmer tại ấp Biển Tây, xã Vĩnh Trạch Đông, TX Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết: 'Gia đình tôi có 4 khẩu, trước đây chỉ trông chờ vào làm muối, thu hoạch chẳng được bao nhiêu. Từ khi chuyển đổi sang nuôi Artemia, tôi và gia đình đã có của ăn của để'

Nhà ông Danh Sin có 7ha nuôi Artemia, với 10 nhân công, mỗi tháng ông trả 1,8 triệu đồng/người. Mỗi 1ha, nếu thời tiết thuận lợi, ông thu được khoảng 100kg trứng, mỗi ký trứng bán với giá 800.000đ. Như vậy, mỗi năm trừ chi phí đầu tư, nhân công, gia đình ông cũng để dành được khoảng 3-4 trăm triệu đồng. 

Người nuôi Artemia không phải lo về vốn, giống vì nếu nuôi đợt đầu thất bại vẫn có thể cải tạo lại ao nuôi và chỉ khoảng 2 ngày sau đã có thể cấy giống mới và chừng hơn 2 tuần là thu hoạch trứng. So với làm muối và nuôi tôm thì nuôi Artemia cho thu nhập khá và ổn định hơn nhiều. Theo tính toán, đầu tư nuôi 1 ha Artemia khoảng từ 20 - 30 triệu đồng, nếu thời tiết thuận lợi cho thu hoạch 8 tháng mỗi năm, năng suất trung bình đạt từ 80 - 100 kg/ha. Với giá 800.000 đồng/kg chắc chắn lãi 40 - 50 triệu đồng.

Trứng Artemia vừa thu hoạch. (Ảnh: TTXVN)

Liên Hợp quốc hỗ trợ kết nối kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản

Một trong những giải pháp giảm nghèo bền vững của người dân Bạc Liêu nói chung và dân tộc Khmer nói riêng, vừa qua, tỉnh đã triển khai 'Chương trình liên kết chuỗi tôm - lúa bền vững tại Bạc Liêu' cùng Liên Hiệp Quốc. Với chủ đề 'Lộ trình xanh hóa chuỗi cung ứng tôm Bạc Liêu', cuộc họp có nhiều ý kiến đóng góp nhằm khai thác, phát huy giá trị mang lại từ liên kết chuỗi tôm - lúa bền vững: từng bước xây dựng và hình thành nên các mô hình sản xuất bền vững, mang lại giá trị gia tăng cao, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Đặc biệt là tạo sinh kế, việc làm và giúp người nông dân thoát nghèo.

Thu hoạch tôm mô hình siêu thâm canh mật độ cao tại Bạc Liêu, (Ảnh: Nhật Hồ)

Trong đó, về triển khai kỹ thuật, UNDP đề xuất can thiệp kỹ thuật của dự án để xanh hóa chuỗi cung ứng tôm: xây dựng và thí điểm mã số điện tử trang trại nuôi tôm để phục vụ cho việc theo dõi dấu chân các bon và quản trị Chuỗi giá trị tôm xanh (GSVC). Hỗ trợ kết nối kỹ thuật thay thế và áp dụng năng lượng tái tạo hoặc máy tiết kiệm năng lượng trong điều hòa, tuần hoàn nước và chế biến tôm (tăng gấp ba, nhân đôi công suất sục khí và tuần hoàn nước với cùng mức tiêu thụ năng lượng); thành lập Trung tâm Thông tin kinh doanh tôm để tạo điều kiện chuyển đổi sang chuỗi giá trị tôm xanh/carbon thấp.

Thích ứng với hoàn cảnh hiện tại, không chùn bước trong công tác chuyển dịch các mô hình số hóa và công nghệ, tỉnh Bạc Liêu đã cùng các cơ quan chức năng tích cực hỗ trợ các giải pháp công nghệ thức thời cùng các chương trình phù hợp để thúc đẩy nghề nuôi trồng thuỷ, hải sản của người dân ngày càng phát triển, hiệu quả và cho năng suất cao. 

TIN LIÊN QUAN

Nắm bắt xu thế, hướng đến nền nông nghiệp “thông minh”

Để tạo ra đột phá trong sản xuất nông nghiệp cần nắm bắt xu thế số hóa, dẫu rằng trước mắt hiển hiện rất nhiều thách thức.

Khoa học công nghệ - giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi

Thời gian qua nhờ các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ KHCN đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số DTTS, góp phần nâng cao đời sống đồng bào DTTS và nông thôn miền núi. Việc ứng dụng KHCN đã nâng cao

Vai trò của AI trong chuyển đổi số nền nông nghiệp Ấn Độ

Bằng việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và các công nghệ nông nghiệp Agritech, các công ty khởi nghiệp startup Ấn Độ đang giúp nhiều nông dân nước này cải thiện sản xuất và sinh kế.

Bắc Giang: Ứng dụng hiệu quả công nghệ số phát triển nông nghiệp

Chuyển đổi số CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp từ lâu đã trở thành một giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị nông sản. Tại Bắc Giang, những năm qua, việc ứng dụng CNTT vào sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã được ứng dụng rộng khắp, đem lại

Tìm lời giải cho chuyển đổi số nông nghiệp

Chuyển đổi số CĐS được đánh giá là xu thế chi phối, tác động đến nhiều ngành nghề, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để thúc đẩy CĐS nông nghiệp tại Việt Nam, các chuyên gia đã đưa ra nhiều hiến kế.

Chuyển đổi số: Cơ hội để Việt Nam bứt phá thành cường quốc về nông nghiệp

Chuyển đổi số CĐS, áp dụng công nghệ số cho lĩnh vực nông nghiệp mang lại những kết quả ấn tượng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vượt qua đại dịch COVID-19 và đảm bảo cuộc sống cho người nông dân.

Đề xuất thành lập tổ giám sát thu thuế tại đơn vị kinh doanh casino

Lãnh đạo Bộ Tài chính đề xuất, doanh nghiệp phải sử dụng phần mềm máy tính để quản lý được doanh thu, chi phí và hàng ngày chuyển thông tin dữ liệu đến cơ quan thuế.

SM4RT TANI - giải pháp cho nông nghiệp thông minh ở Malaysia

Nông nghiệp thông minh làm nền tảng cho hầu hết các canh tác hiện đại ngày nay. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ đã giúp việc canh tác của nông dân trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả năng suất cao hơn.

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn download video Facebook về máy tính

Trong quá trình lướt Facebook gặp những video hay nhưng không có thời gian xem luôn hoặc do đường truyền mạng kém load video mãi không được. Vậy tốt nhất hãy download về máy tính để xem bất cứ khi nào bạn muốn.

Hướng dẫn đăng nhập tài khoản Google trong giả lập NoxPlayer

Các giả lập này đều có điểm chung là có thể sử dụng trên máy tính và có thể đăng nhập tài khoản Google trên giả lập như trên điện thoại Android.

Cách quét mã QR trên iPhone iOS 11

iOS 11 bản chỉnh thức đã trình làng thế giới với nhiều tính năng mới cũng như nâng cấp so với những phiên bản tiền nhiệm. Từ giao diện cài đặt đến các tính năng đều được Apple chú trọng thay đổi để tăng trải nghiệm của

2 cách cập nhật chứng nhận tiêm vaccine Covid-19 nhanh nhất cho bạn

Nếu chứng nhận tiêm chủng vaccine Covid-19 bị sót, chưa cập nhật đầy đủ, thì có thể phản ánh lên nền tảng quản lý tiêm chủng bằng cách cập nhật chứng nhận tiêm vaccine Covid-19 này...

Hai cách kiểm tra dung lượng pin chính xác nhất từ phiên bản iOS 11.3

Việc kiểm tra dung lượng pin là vô cùng cần thiết với người dùng iPhone/ iPad. Vì chúng ta sẽ biết được tình trạng pin, qua đó có quyết định thay pin đúng lúc nhằm tránh tình trạng iPhone bị chậm đi do pin bị chai. Đây

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá công dụng, lợi ích và mua cáp sạc nhanh iPhone 18W chính hãng giá cạnh tranh

Là người dùng iPhone chắc hẳn ai cũng cảm thấy khó chịu về hiệu năng pin của dòng sản phẩm Smart phone thương hiệu Apple này,dù các phiên bản về sau được cải thiện và nâng cấp đáng kể,nhưng có những trường hợp ta cần

Đánh giá HP ProBook 450 G4 - Thiết kế bền bỉ, hiệu năng ấn tượng với CPU Intel Core thế hệ thứ 7

Tiếp nối thành công của dòng laptop doanh nghiệp ProBook, HP tiếp tục ra mắt phiên bản ProBook G4 mới với nhiều cải tiến về thiết kế & hiệu năng mạnh

Đánh giá Xiaomi Redmi EarBuds 3 Pro: Tai nghe sở hữu chip Qualcomm xịn sò, thời lượng pin lên tới 30 tiếng, giá chưa đến 1 triệu đồng

Vừa qua, Xiaomi đã chính thức trình làng mẫu tai nghe không dây mới nhất có tên gọi Redmi EarBuds 3 Pro. Sản phẩm không chỉ sở hữu vẻ ngoài trẻ trung với nhiều tùy chọn màu cá tính, mà nó còn được trang bị nhiều tính