Các sản phẩm của startup Việt vẫn hấp dẫn trong đại dịch

Ứng dụng giúp việc dạy thêm trở nên chuyên nghiệp hơn

Marathon Education được thành lập khi những người sáng lập nhận thấy các chương trình học thêm chưa phát triển kể từ khi họ còn là học sinh. Một số trung tâm dạy thêm có trả phí ở các thành phố lớn thường dạy hàng chục, hàng trăm học viên một lúc.

Các sản phẩm của startup Việt vẫn hấp dẫn trong đại dịch

Marathon giúp việc học thêm trở nên dễ dàng hơn.

Phạm Đức đã thành lập Marathon cách đây 2 tháng cùng với Trần Việt Tùng để giúp việc học thêm trở nên dễ dàng hơn. Và ngày 25/8/2021, Marathon Education thông báo việc họ đã huy động được 1,5 triệu USD tiền đầu tư 'hạt giống' do Forge Ventures (một quỹ mới của Alto Partners), với sự tham gia của các nhà đầu tư bao gồm Venturra Discovery và iSeed SEA.

Marathon hiện tập trung vào các môn Toán và Khoa học từ lớp 6 đến lớp 12 trong Chương trình Quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tiến tới việc dạy tất cả các môn học do Bộ GD&ĐT qui định.

Phạm Đức cho biết, tại Việt Nam có khoảng 50% - 70% học sinh tham gia các lớp học thêm nhưng việc này khá manh mún. Nhiều trung tâm dạy thêm được điều hành bởi các cựu giáo viên trường công lập và tập trung tại các thành phố lớn. 

Phạm Đức cho hay: 'Nếu là sinh viên ở Hà Nội và TP.HCM, không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ được tham gia những lớp học do các gia sư hàng đầu phụ trách. Trong khi, học sinh ở các địa phương khác thường phải đến các thành phố lớn để học thêm trước khi tham gia vào các kỳ thi lớn, thi đại học chẳng hạn'.

Đối với giáo viên, điều hành một trung tâm dạy thêm có nghĩa là họ phải xử lý cả các công việc hành chính như: tiếp thị, tuyển sinh và liên lạc với phụ huynh, khiến cho việc dành thời gian để thiết kế các khóa học giảm đi. Khi giãn cách xã hội vì Covid-19 được thực hiện cách đây 2 tháng tại TP.HCM và một số địa phương khác, các lớp học thêm đã phải chuyển sang các nền tảng giảng dạy trực tuyến.

Nếu giáo viên tham gia Marathon, công ty sẽ đảm nhận các công việc hành chính nói trên. Mô hình trực tuyến Marathon cũng có thể giúp giáo viên tiếp cận với nhiều học sinh, sinh viên hơn, cả những học viên ở các địa phương khác. Phạm Đức cho biết, những giáo viên tham gia vào Marathon có thể tăng thu nhập của họ lên gấp 2 - 3 lần so với cách thức dạy thêm truyền thống hoặc tự tổ chức dạy trực tuyến.

Trước khi tham gia Marathon, các giáo viên phải trải qua một quá trình xét tuyển, bao gồm cả xem xét việc đã có bao nhiêu học sinh trước đây của họ vượt qua các kỳ thi hoặc có cải thiện về điểm số. Marathon kết hợp giáo viên với các trợ giảng, làm việc trực tiếp với các nhóm khoảng 20 - 25 học viên trong các bài giảng trực tuyến, trả lời câu hỏi thông qua tin nhắn trực tiếp...

Công cụ hỗ trợ thương mại điện tử (TMĐT) siêu địa phương

Cách đây vài tháng, hai anh em Bùi Hải Nam và Bùi Hải Long đã cùng phát triển một ứng dụng sổ kế toán cho các cửa hàng bán lẻ nhỏ. Ứng dụng này được gọi là SoBanHang (sổ bán hàng). Khi đợt bùng phát Covid-19 mới xảy ra, các cửa hàng mà SoBanHang đã từng làm việc (thường thuộc sở hữu gia đình, và có ít hơn 5 nhân viên), đã phải vật lộn để đối phó với dịch bệnh, SoBanHang đã đưa ra sản phẩm mới dành cho các nhà bán lẻ để tạo các cửa hàng trực tuyến và quản lý đơn đặt hàng. 

Kể từ khi ra mắt cách nay 3 tháng, 'công cụ hỗ trợ TMĐT siêu địa phương' SoBanHang đã thu hút được gần 20.000 người bán, nhiều người trong số này lần đầu tiên tham gia bán hàng trực tuyến.

Giao diện người dùng của ứng dụng SoBanHang.

Và cũng giống như trường hợp của Marathon Education, ngày 24/8/2021, SoBanHang đã thông báo họ huy động được 1,5 triệu USD tiền tài trợ 'hạt giống', với sự tham gia của các nhà đầu tư bao gồm FEBE Ventures, Class 5 và Kevin P. Ryan, người sáng lập của các doanh nghiệp như Gilt Groupe, Business Insider và MongoDB.

Ý tưởng về SoBanHang nảy sinh khi Bùi Hải Nam mặc áo của Lazada (Nam từng làm cho Lazada) ghé thăm một cửa hàng tạp hóa. Chủ cửa hàng nhìn thấy chiếc áo và hỏi, làm thế nào để họ có thể bán hàng trực tuyến? Vậy là Nam đã giúp họ đăng ký một tài khoản bán hàng trực tuyến. 

Bùi Hải Nam nói, 'Sau khi đã thiết lập xong mọi thứ, họ nhận được đơn đặt hàng đầu tiên và hỏi: Làm cách nào để tôi có thể gửi sản phẩm? Tôi trả lời, một nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển bên thứ ba sẽ đến lấy hàng và chuyển đi. Và sau đó họ lại hỏi về tiền. Họ không hiểu quy trình bán hàng online, và không cảm thấy thoải mái khi giao hàng cho nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển'.

Do phần lớn các đơn hàng trực tuyến được thanh toán bằng tiền mặt khi giao hàng nên các chủ cửa hàng cũng thắc mắc về việc thanh toán. Nam giải thích rằng, khách hàng sẽ giao tiền mặt cho người vận chuyển (shipper), sau đó shipper sẽ đưa tiền cho ứng dụng thương mại điện tử, và ứng dụng sẽ nạp tiền vào ví điện tử của chủ cửa hàng.

'Và họ hỏi: ví ở đâu? Làm thế nào để có thể chuyển tiền về tài khoản ngân hàng nếu không có tài khoản ngân hàng? Đó là khoảnh khắc rất vui khi tôi nhận ra rằng có nhiều nền tảng TMĐT vẫn chưa thể chạm tới khoảng 90% nhà bán lẻ tại Việt Nam', Nam nói. 'Các hệ thống vẫn còn quá phức tạp đối với họ'.

Công cụ hỗ trợ TMĐT siêu địa phương SoBanHang đã thu hút được gần 20.000 người bán, nhiều người trong số này lần đầu tiên tham gia bán hàng trực tuyến.

Nam và các cộng sự của mình bắt đầu làm việc trên một ứng dụng kế toán để giúp các doanh nghiệp số hóa hoạt động, nhưng khi đại dịch bùng phát, các cửa hàng bán lẻ nhỏ bắt đầu bán hàng trực tuyến. Dựa trên nghiên cứu của SoBanHang, Việt Nam đang có khoảng 16 triệu cửa hàng siêu nhỏ, phục vụ khách hàng trong phạm vi một vài km. Trên thực tế, các cửa hàng trên SoBanHang thường tự thực hiện việc giao hàng.

'Các nhà bán lẻ đang bán hàng cho khách hàng trong khu vực lân cận. Người mua và người bán đều ở trong bán kính có thể đi bộ. Khi kết nối được với người mua, họ có thể thực hiện giao dịch đặt hàng, sau đó tự giao hàng và thu tiền tận nơi', ông Nam nói. Điều này giúp SoBanHang loại bỏ nhu cầu phải có hệ thống hậu cần hoặc thanh toán phức tạp, hoặc người bán phải sử dụng các ứng dụng giao hàng của bên thứ ba có tính phí hoa hồng cao.

Nhiều khách hàng của SoBanHang trước đây quản lý các giao dịch của họ trên giấy và không có hệ thống tính tiền hoặc máy tính xách tay, vì vậy, với ứng dụng này, lần đầu tiên họ đã số hóa các hoạt động của mình. SoBanHang có thể được sử dụng cho tất cả các loại hình bán lẻ, nhưng trong thời gian giãn cách xã hội, SoBanHang được các cửa hàng nhu yếu phẩm sử dụng nhiều nhất. 

Các cửa hàng bán lẻ đủ nhỏ để khách hàng của họ có thể chỉ cần nhắn tin đặt hàng, nhưng SoBanHang làm cho quá trình này diễn ra suôn sẻ hơn và cho phép họ bán được nhiều hàng hoá hơn. Việc có cửa hàng trực tuyến cũng giúp các nhà bán lẻ chuẩn bị cho các đợt bùng phát Covid-19 tiếp theo có thể xảy ra, và duy trì mối quan hệ với khách hàng của họ.

SoBanHang có quan hệ đối tác chiến lược với Viettel, cho phép họ cung cấp gói tin SMS ưu đãi cho cửa hàng, để những nơi này có thể gửi cho khách hàng của họ xem các ưu đãi ngay cả khi họ chưa cài đặt ứng dụng SoBanHang. Ví dụ: nếu một cửa hàng muốn bán hết lượng cá còn tồn, họ có thể gửi tin nhắn SMS cho người mua hàng.

Khi lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ, ông Nam cho biết, SoBanHang có thể giúp các nhà bán lẻ nhỏ tiếp tục cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn như chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Ưu điểm của họ là 'có mối quan hệ tốt với khách hàng, biết rõ về họ. Chúng tôi muốn biến mối quan hệ đó thành chiến lược bán hàng mới cho họ'.

Trong tương lai, SoBanHang có kế hoạch tiếp tục thực hiện các kế hoạch ban đầu cho ứng dụng kế toán. Giống như các ứng dụng kế toán khác, SoBanHang sẽ được bổ sung các dịch vụ tài chính, chẳng hạn như các khoản vay vốn lưu động có thể được giải ngân ngay cả khi không có ví điện tử hoặc tài khoản ngân hàng. Nhưng trong tương lai gần, startup này sẽ tiếp tục giúp các nhà bán lẻ nhỏ lần đầu tiên bán hàng trực tuyến./.

TIN LIÊN QUAN

"Bùng nổ" các nền tảng trực tuyến tại Việt Nam: Từ nhu cầu thực tế đến điều chỉnh chính sách

Trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, các nền tảng trực tuyến tại Việt Nam liên tục tăng tốc và cập nhật các nội dung, tính năng mới. Trước bối cảnh đó, chính sách của Việt Nam cũng có những thay đổi nhất định để thích nghi.

Hàng trăm triệu USD âm thầm đổ vào Việt Nam

Giữa bối cảnh Covid-19, nhiều startup đi đúng nhu cầu của thị trường như giáo dục online, chăm sóc sức khoẻ, giao hàng,... nhận được nguồn vốn lớn của các quỹ ngoại.

Năm học đặc biệt và vai trò quan trọng của các nền tảng giáo dục trực tuyến "Make in Viet Nam"

Trong thị trường giáo dục trực tuyến trăm hoa đua nở, các nền tảng Make in Vietnam có nhiều thế mạnh như chủ động tùy biến theo yêu cầu người dùng trong nước, hệ thống máy chủ đặt ở trong nước, phù hợp với văn hóa Việt, có thể triển khai các dịch

Lĩnh vực công nghệ giáo dục (edtech): Chờ ngày “cất cánh”

Các start-up trong lĩnh vực công nghệ giáo dục edtech tại Việt Nam đang mọc lên như nấm sau mưa, nếu lựa chọn trúng phân khúc tiềm năng và có sản phẩm chất lượng sẽ có cơ hội cất cánh.

Edtech là một cuộc "phiêu lưu" dài hạn với các startup

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát kéo dài, nhiều trường học phải đóng cửa, các lớp học từ offline chuyển sang online để thích ứng và không bị gián đoạn. Trong bối cảnh đó, cuộc đua đầu tư vào công nghệ giáo dục Edtech ngày càng nóng, đây trở thành

Startup truyền thông số Vietcetera huy động vốn thành công 2,7 triệu USD

Vietcetera, một startup truyền thông số, đã công bố huy động thành công khoản vốn đầu tư 2,7 triệu USD từ North Base Media, quỹ đầu tư mạo hiểm toàn cầu tập trung vào các công ty truyền thông.

Chuyển đổi số trong dịch Covid-19: Mở ra cơ hội lớn cho startup Việt

Tại hội thảo Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp startup do CMC Telecom chủ trì tổ chức vào ngày 26/8, các diễn giả cho rằng giữa những thách thức mà dịch bệnh mang lại, các startup cũng có những cơ hội lớn để chuyển đổi số CĐS hiệu quả.

"Hạt giống cho tương lai" năm 2021 tìm kiếm sinh viên ICT tài năng tại Việt Nam

Chương trình Hạt giống cho tương lai - Seeds for the Future năm 2021 mang đến cơ hội học tập, giao lưu về các công nghệ CNTT-TT tiên tiến nhất cùng các chuyên gia, sinh viên toàn cầu.

THỦ THUẬT HAY

Cách chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng một mạng

Giả sử bạn có một hệ thống bao gồm đầy đủ các hệ điều hành như Windows, Mac và Linux, vậy làm thế nào để bạn có thể chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux giữa chúng trong cùng một mạng. Bài viết dưới đây sẽ mật bí

Hơn 100 bài tập Python có lời giải(code mẫu )

Hơn 100 bài tập Python kèm code mẫu được anh chàng zhiwehu chia sẻ trên Github, tuy nhiên, lời giải của loạt bài tập này được viết trên phiên bản Python đã cũ. Sau đây Quản Trị Mạng sẽ Việt hóa và chỉnh sửa để phù hợp

Cách làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện

Ngoài nấu cơm, bạn có thể dùng nồi cơm điện để nấu món bánh bông lan thơm ngon tại nha rất dễ dàng.

Cách gõ biểu tượng Apple đơn giản mà không cần cài thêm các công cụ của bên thứ 3

Mặc định Apple chỉ hỗ trợ người dùng gõ biểu tượng 'trái táo cắn dở' trên máy tính Mac bằng tổ hợp phím, tuy nhiên người dùng hoàn toàn có thể gõ biểu tượng trên những thiết bị khác như iPhone hay iPad bằng mẹo vặt đơn

Cách soạn thảo bằng giọng nói với ứng dụng Speechnotes

Với ứng dụng Speechnotes – Speech To Text, bạn có thể soạn thảo như một phần mềm soạn thảo văn bản thông thường hoặc đặc biệt hơn là nhập văn bản bằng giọng nói với hơn 100 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá camera hành trình Webvision S5 giá 2,19 triệu đồng

Trên hộp in hình ảnh sản phẩm cũng như tên hãng, cũng như điểm nhấn là camera với 2 mắt ghi đồng thời cả trước và sau xe.

Đánh giá Redmi 3S Prime: "quái thú" cho người dùng phổ thông

Xiaomi chưa bao giờ làm người dùng hết kinh ngạc về mức giá của mình. Mới đây, Xiaomi đã chính thức tung ra chiếc Redmi 3S prime của hãng với...

Đánh giá AMD Athlon X4 880K – "Bình mới rượu cũ"

Bên cạnh giải pháp tản nhiệt mới Wraith Cooler, AMD cũng chính thức bán ra thị trường loạt bộ xử lý mới vào đầu tháng Ba vừa qua. Trong đó phổ thông nhất là mẫu Athlon X4 845 có...