Lúc đó hệ điều hành cho iPhone vẫn còn được gọi là iPhone OS (chứ không phải là iOS như ngày nay). Phiên bản mới của hệ điều hành này ra mắt sau iPhone 3G và rất được người dùng yêu thích. Emoji nhanh chóng được yêu thích trên khắp thế giới, trừ Nhật Bản. Quốc gia này đã cấm tính năng Emoji của Apple.
Mãi đến năm 2011, với iOS 5.0 thì người dùng tại Nhật Bản mới có thể sử dụng bộ emoji có sẵn trong iPhone, mà không cần dùng ứng dụng thứ 3 nữa.
Các biểu tượng cảm xúc do Apple đưa ra nhanh chóng xuất hiện dày đặc trong các cuộc trò chuyện, tin nhắn của người dùng. Dần dần, các ứng dụng mạng xã hội cũng nhanh chóng hỗ trợ những hình ảnh cảm xúc đa dạng này như Facebook, Twitter hay Instagram…
Trong ngày 17/7/2017, có hơn 40 ngàn dòng tweet đề cập đến sự kiện 'Ngày Emoji thế giới' và trên đây là 10 emoji được dùng nhiều nhất trong hôm đó
Trải qua 10 năm, Apple cũng đã nhiều lần chỉnh sửa các biểu tượng cảm xúc cho phù hợp hơn với cuộc sống.
Các biểu tượng cảm xúc của thời iPhone 3GS và hiện nay trên iPhone X
Biểu tượng cô gái mặc váy đỏ trở nên 'sang chảnh' hơn nhiều sau 10 năm
Với màn hình ngày càng có độ nét cao, Apple cũng chỉnh sửa để emoji chi tiết hơn
Thời thế thay đổi, biểu tượng máy tính bàn nay đã thành máy tính xách tay
iPhone cũng vậy, không còn phím Home, và có kích thước màn hình lớn hơn hẳn
Biểu tượng hình khẩu sủng thì lại trở nên hiền hòa hơn, từ khẩu lục chuyển thành súng nước
Nhưng biểu tượng nổi tiếng nhất trong số các emoji- khuôn mặt cười chảy nước mắt, thì hầu như không thay đổi gì sau 10 năm
Sau 10 năm, Apple đã bổ sung rất nhiều emoji mới, tạo sự đa dạng rõ rệt. Ví dụ như cùng một biểu tượng mặt người, nhưng chúng ta sẽ có nhiều emoji với màu da khác nhau, hoặc chúng ta cũng có thể thấy được sự khác biệt về giới tính của emoji. Cũng như Google, việc đa dạng emoji chính là nỗ lực của Apple để tạo ra sự công bằng, loại bỏ việc kỳ thị giới tính, phân biệt màu da, trong các sản phẩm của mình.
Minh Thư