Trong thời điểm Coffee Lake đang hứng chịu bão giá, liệu Ryzen với khả năng ép xung được tích hợp trên mọi CPU có là lựa chọn thích hợp? Hãy cùng phân tích hiệu năng của 2 CPU 6 Core thuộc phân khúc trung cấp: Ryzen 5 2600 và Intel Core i5-8400 thông qua benchmark hiệu năng làm việc và gaming.
Cấu hình Benchmark
CPU
AMD Ryzen 5 2600
AMD Ryzen 5 2600 OC @ 4.2 GHz
Intel Core i5-8400
GPU
Nvidia GTX 1080Ti
Nvidia GTX 1080Ti
Nvidia GTX 1080Ti
RAM
Gskill FlareX DDR4
Gskill SniperX DDR4
Gskill FlareX DDR4
Mainboard
Asus ROG Crosshair VII Hero
Asus ROG Crosshair VII Hero
MSI B360 Gaming Plus
CPU Cooler
AMD Wraith Stealth Cooler
Corsair H115i Pro
Intel Stock Cooler
Productivity Benchmarks
Có thể nói rằng Ryzen 5 2600 thắng đậm i5-8400 khi xét đến tiêu chí làm việc hàng ngày hoặc sản xuất nội dung và thể hiện rõ ràng qua những đề mục Benchmark quan trọng.
Bài kiểm tra Cinebench R15 cho thấy được hiệu năng đa nhân ấn tượng của AMD Ryzen nói chung, Ryzen 5 2600 nói riêng khi sánh vai với i7-7800X 6 Core 12 Thread tương đương, hơn i5-8400 tới ~13%. Dẫu cho đơn nhân không phải là thế mạnh của các Ryzen nhưng điều đó nhanh chóng được khắc phục khi Overclock con chip ở mức xung nhịp 4.2GHz và thậm chí vượt mặt cả R5 2600X OC @4.1Ghz.
PCMark 10 với bài kiểm tra Video Editing chỉ ra i5-8400 dẫn trước R5 2600 5% (5147 – 4901). Tuy nhiên khoảng cách này không còn mấy ý nghĩa khi ép xung, đại diện của đội Đỏ được boost mạnh mẽ và chính thức vượt 7% so với i5-8400.
PCMark 10 Physics đo khả năng tạo hiệu ứng trong game và thể hiện sự dẫn trước rõ ràng của R5 2600 khi chỉ riêng bản Stock đã hơn i5-8400 tới 30%.
Benchmark 3 ứng dụng Render V-Ray, Blender và Corona 1.3, Ryzen 5 2600 tiếp tục gây ấn tượng khi bỏ xa i5-8400, thậm chí vượt trên i7-7700K đã được OC ở mức xung nhịp 5.0Ghz.
Khả năng xuất Video 4K Youtube cũng như Warp Stabilizer VFX trên Adobe Premier Pro CC khép lại khung benchmark content create khi hiệu năng song song với i5-8600K có cùng 6 Core và 12 Thread.
Gaming Benchmarks
PlayerUnknown’s BattleGrounds
Tựa game nổi tiếng nhất thời gian gần đây là PUBG sẽ là đối tượng đầu tiên được đem “thí nghiệm”. Không quá ngạc nhiên khi i5-8400 dành chiến thắng với một khoảng cách kha khá so với Ryzen 5 2600 do tựa game này tối ưu khá tệ đối với con chip của AMD. Trong thời gian tựa game này mới ra mắt thì Ryzen 5 1600X chậm hơn 17% so với Core i5-8400.
Kể cả cho tới thời điểm hiện tại thì R5 2600 chậm hơn 14% so với i5-8400. Ép xung trên 2600 không tạo ra nhiều sự khác biệt, thậm chí tại độ phân giải 1440p, Intel vẫn dẫn đầu. Tuy PUBG chẳng phải trò gì khó cho cam và R5 2600 hoàn toàn có thể xử lý “ngon lành”, nhưng i5-8400 vẫn chứng tỏ khả năng tối ưu tốt hơn đối với tựa game này.
Star Wars Battlefront II
Tản nhiệt Stock Wraith Stealth được trang bị cho R5 2600 có vẻ là không đủ với Star War Battlefront II khi hiện tượng nghẽn cổ chai xảy ra khá nghiêm trọng, hạn chế hiệu suất của 1080Ti ngay cả ở 1440p.
Tuy nhiên khi được ép xung ở xung nhịp 4.2Ghz, hiệu năng của R5 2600 thật sự đáng kinh ngạc khi bứt phá tới 40% (!) và ngang ngửa, thậm chí nhỉnh hơn i5-8400.
Bên cạnh việc Overclock tất cả các core CPU lên 16%, xung nhịp RAM cũng được nâng cấp tạm thời với con số tương tự. Tuy nhiên quan trọng hơn là RAM sub-timings được cải thiện rất nhiều, kết hợp tất cả các yếu tố này trong một trò chơi nặng về core CPU thì chúng ta đã thấy được hiệu năng Ryzen 5 2600 thực sự xuất sắc.
Counter-Strike Global Offensive
Deus Ex: Mankind Divided
Có vẻ như Ryzen 5 2600 Stock đã gặp phải hiện tượng GPU Bottleneck ở độ phân giải 720p. Chỉ khi được Overclock, Ryzen mới có thể đủ sức gánh GTX 1080Ti và sánh đôi, thậm chí đánh bại i5-8400.
Tuy nhiên khi điều chỉnh độ phân giải gameplay Dues Ex: MD lên 1440p, hiệu năng không còn quá quan trọng bởi khả năng tối ưu phần cứng kém của DX11 giới hạn năng lực của cả 3 CPU.
Far Cry 5 / Primal
Core i5-8400 có vẻ hoàn toàn phù hợp với Far Cry 5 và phải cần Ryzen 5 2600 ép xung để bắt kịp. Ryzen 5 2600 Stock không hẳn là chậm, nhưng ngay cả ở 1440p, chúng ta cũng thấy Core i5-8400 mang đến hiệu suất cao hơn tới 21% mà rõ ràng con số này rất quan trọng.
Ryzen luôn có những vấn đề về hiệu suất đối với Far Cry Primal và không có gì thay đổi. Ở đây chúng ta thấy ép xung và tinh chỉnh thời gian bộ nhớ không cải thiện rõ rệt và kết quả là Core i5-8400 có một chiến thắng dễ dàng. Ngay cả khi ép xung 2600 vẫn chậm hơn 8% so với 8400 ở 1440p khi so sánh tốc độ khung hình trung bình.
For Honor
For Honor là một tựa game chủ yếu phụ thuộc vào GPU, đặc biệt là không có cấu hình phần cứng và như vậy hiệu suất ở 1440p và 1080p là giống nhau cho cả ba cấu hình. Thử nghiệm ở 720p cho thấy Core i5-8400 nhanh hơn 6% so với Ryzen 5 2600 ở FPS tối thiểu và nhanh hơn 13% tốc độ khung hình trung bình.
Ép xung 2600 giúp hiệu suất tăng 21% ở 720p và điều này có nghĩa là nó nhanh hơn 7% so với 8400 với tốc độ khung hình trung bình và nhanh hơn 14% với FPS tối thiểu.
Fortnite
Ryzen 5 2600 và Core i5-8400 mang lại trải nghiệm tương tự ở Fortnite nên không có gì nhiều để nói ở đây. Kết quả khá tương đồng ở các điều kiện khác nhau và thực sự không mấy hiệu quả khi trị ép xung nếu bạn chỉ chơi tựa game này.
Frostpunk
Frostpunk là một trò chơi hoàn toàn mới và khá nhiều trong số các bạn đã yêu cầu điểm Benchmark, vì vậy tôi quyết định đưa nó vào đây. Để chuẩn bị cho việc đo benchmark, tôi đã xây dựng một thành phố lớn và đo hiệu suất với tốc độ bình thường khi phóng to và thu nhỏ trong khi di chuyển xung quanh thành phố.
Một lần nữa chúng tôi thấy rằng tản nhiệt của Ryzen 5 2600 đã giới hạn hiệu suất của GTX 1080 Ti ngay cả ở 1440p mặc dù điều này được khắc phục sau khi ép xung. Còn tổng thể, Core i5-8400 đã mang lại hiệu suất tốt hơn và trở thành người chiến thắng ở trò chơi này.
Grand Theft Auto V
Chuyển sang Grand Theft Auto V, có vẻ CPU bị hạn chế và điều này là hiển nhiên khi nhìn vào Core i5-8400 ở cả ba độ phân giải. Ở 1080p, bộ vi xử lý Ryzen 5 chậm hơn 10% so với 8400. Tuy nhiên, ép xung đã tăng tốc độ khung hình trung bình 22% và giúp 2600 nhanh hơn 10% so với 8400. Vì vậy, ép xung đã giúp Ryzen cải thiện kết quả rất nhiều.
Overwatch
Điều thú vị là trong khi chiếc Ryzen 5 2600 ép xung nhanh hơn i5-8400 ở độ phân giải 720p, nhưng lại thua một chút ở 1440p. Tổng thể thì R5 2600 OC @4.2Ghz và i5-8400 cung cấp hiệu suất tương tự.
StarCraft II
StarCraft II là một tựa game luôn được yêu cầu nhiều và đó là một trò chơi mà cá nhân tôi thực sự thích thú. Tuy nhiên tôi thường không sử dụng nó bởi vì mặc dù trò chơi có chất lượng tuyệt vời, công cụ trò chơi được cập nhật liên tục nhưng lại không thể hiện được sức mạnh của CPU đang test khi chỉ cần sử dụng đơn nhân. Vì vậy Ryzen không được đánh giá cao ở tựa game này.
Tuy nhiên, ép xung Ryzen 5 2600 đã thực sự đánh bại Core i5-8400. Thử nghiệm ba độ phân giải này với GTX 1080 Ti mặc dù chỉ cho chúng ta thấy trò chơi này không cần một CPU quá mạnh và điều này là do nó chỉ sử dụng đơn nhân.
The Witcher 3
Tôi đã phải kiểm tra lại kết quả The Witcher 3 vì hiệu suất Core i5-8400 trông kém hơn mong đợi. Kết quả không có gì thay đổi và có vẻ như một phần nhỏ của vấn đề ở đây với CPU Core i5 là tốc độ bộ nhớ. Chuyển sang một bo mạch Z370 với bộ nhớ DDR4-3200 giúp tăng hiệu suất 15% lên 93 fps nhưng vẫn thua Ryzen. Ngay cả ở 1440p, Ryzen 5 2600 cũng có một lợi thế đáng kể, vì vậy đây là một kết quả tuyệt vời cho AMD.
Một số tựa game khác:
Nhìn chung ở những tựa game này thì đa phần core i5-8400 đều có kết quả tốt hơn so với Ryzen 5 2600. Có những tựa game hiệu suất của i5-8400 tốt hơn 2600 tới tận hơn 20% như Just Cause 3, Quake Champions, Tom Clancy’s Ghost Recon: Wildlands ở độ phân giải 720p; con số này giảm dần ở 1080p và 1440p. Một số tựa game khác như Watch Dogs 2, Warhammer Vermintide 2, Titanfall 2, Tom Clancy’s The Division thì 2600 đã bắt kịp được 8400 và thậm chỉ nhỉnh hơn ở các độ phân giải 1080p và 1440p. Kết quả của Ryzen 5 2600 khi ép xung cũng đa phần tốt hơn so với i5-8400.
Tổng kết
Core i5-8400 nhanh hơn trong nhiều game hơn nhưng lại bắt đầu thua sau khi Ryzen 5 2600 ép xung. Vậy cái nào tốt hơn?
Bắt đầu với kết quả 720p, nơi có ít cơ hội bị giới hạn GPU nhất, chúng ta thấy rằng Core i5-8400 nhanh hơn khoảng 13% so với Ryzen 5 2600 Stock. Đó không phải là con số lớn nhưng đáng chú ý. Hiệu suất khung thời gian đã rút ngắn lại nhưng ngay cả ở đây 8400 vẫn nhanh hơn 10%. Ép xung đã làm cho 2600 nhanh hơn 7% cho 1%[Min FPS] và 5% cho tốc độ khung hình trung bình.
Chuyển sang 1080p, chúng ta thấy chênh lệch dù ép xung cũng chỉ tăng 13% hiệu suất và điều này có nghĩa là 2600 nhanh hơn 7% so với 8400 khi xét đến 1%[Min FPS] và chỉ 3% cho FPS trung bình. Theo dự kiến, chênh lệch tiếp tục giảm khi độ phân giải tăng lên và ở mức 1440p, có rất ít sự khác biệt giữa ba cấu hình.
Đối với những game độc quyền, Intel Core i5-8400 được cho là lựa chọn tốt hơn. Đó chắc chắn là lựa chọn hiệu quả hơn và ít phức tạp hơn để đạt được hiệu suất trong bài viết này. Core i5-8400 sẽ ít phức tạp hơn 2600 để nâng cao hiệu suất. Để đạt được hiệu suất trong bài viết này, bạn chỉ cần một bo mạch chủ B360, bộ nhớ DDR4-2666MHz và … một bên thận (GTX 1080 Ti).
Nhưng tôi lại thích Ryzen 5 2600 hơn Core i5-8400 là vì nó mang lại hiệu suất tốt hơn đáng kể khi thực hiện các công việc nặng và cho hiệu suất chơi game không chênh lệch quá nhiều vì bạn gần như luôn bị hạn chế bởi GPU và chúng ta thấy điều này khi nhìn vào kết quả đo ở 1440p sử dụng GTX 1080Ti.
Trên thực tế, không cần phải trang bị cho Ryzen chiếc Mainboard quá “overkill” như Asus ROG Crosshair VII Hero mà chỉ cần đầu tư vào những X470 hay B450 và dành số tiền chênh lệch cho RAM để có thể ép xung và phát huy tối đa CPU đội Đỏ, cùng với một số công nghệ đáng chú ý như StoreMI. Thêm vào đó, một khi đã có MOBO Ryzen, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm khi socket AM4 “bảo hành dài hạn” cho tới 2020 so với mỗi-năm-một-socket-Intel.
Bảo đảm nâng cấp trong tương lai, đặc biệt với tiến trình Ryzen 3 7nm trong năm sau, giá thành mềm và có thể phát huy tiềm năng thông qua Overclock, hiệu năng cân bằng giữa làm việc và gaming, còn thời điểm nào tốt hơn để lựa chọn Ryzen 5 2600?