Theo Bloomberg, mới đây một số người dùng đã tiến hành một vụ kiện tập thể kiện Qualcomm vi phạm luật chống độc quyền. Theo đó, Qualcomm sẽ vi phạm luật khi áp đặt lệnh cấm nhập khẩu điện thoại Apple sử dụng chip Intel.
Ảnh minh họa.
Trước đó Qualcomm đã đệ đơn lên Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ, khiếu nại Apple vi phạm bằng sáng chế.
Đây là một phần trong cuộc chiến tỷ đô khiến cho Apple phải trả tiền vì tiếp cận công nghệ của Qualcomm trong điện thoại di động.
Qualcomm đang đề nghị toà ra quyết định cấm Apple nhập khẩu các thiết bị sử dụng chip và modem của Intel về Mỹ. Và khách hàng tại Mỹ đang không thích điều này.
Trong đơn kiện Qualcomm của khách hàng Mỹ, nhóm khách hàng này đã nêu rõ Qualcomm đang lạm dụng bằng sáng chế và sức mạnh thị trường để hạn chế đối thủ, đặc biệt là với các thiết bị Apple.
Nhưng Qualcomm lại phủ nhận mình độc quyền. Họ cho rằng mình đáng được bồi thường cho phí phí nghiên cứu, phát triển công nghệ.
Hãng còn cáo buộc Apple không trả tiền cho những công nghệ mà nhà sản xuất điện thoại sử dụng. Ngoài ra Apple còn đang không hợp tác với toà án khi không cung cấp những tài liệu, thông tin liên quan như yêu cầu của toà.
Theo Thẩm phám thương mại Thomas Pender, với các vấn đề trên, việc ra phán quyết cấm nhập khẩu với điện thoại iPhone là cần thiết, nhưng Qualcomm trước đó đã yêu cẫu một lệnh loại trừ tất cả các mẫu điện thoại có chip Qualcomm.
Trước khi có tranh chấp với Qualcomm, Apple từng có căng thẳng với Samsung. Và khi đó Apple chọn cách kiện đối thủ của mình lên Uỷ ban Thương mại Mỹ.
Nhiều chuyên gia cho rằng không nên lôi Uỷ ban Thương mại vào các tranh chấp thường kết thúc bằng thắng lợi thuộc về các doanh nghiệp Mỹ như vậy.
Theo Bloomberg, thay vì tốn hàng triệu USD vào kiện cáo, các hãng nên chi số tiền này cho việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Để sản phẩm có công nghệ hiện đại hơn, rẻ hơn, và đây cũng là điều mà khách hàng muốn.
Qualcomm Incorporated là một công ty bán dẫn toàn cầu của Mỹ, chuyên thiết kế và tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ viễn thông không dây, có trụ sở tại San Diego, California, Mỹ, với có 157 văn phòng trên toàn thế giới.
Nguồn: Tùng Linh/bizlive.vn