Chuẩn 24 hình/giây:
Chắc hẳn ai đó chơi ảnh hay xem phim cũng đều nghe qua cụm từ:'tiêu chuẩn vàng 24 hình trên giây'. Vậy tại sao lại có tiêu chuẩn vàng đó??? Trước những năm 1927, các bộ phim sản xuất thường là phim câm, vận hành bằng cách quay thủ công những thước phim 135, vì quay thủ công nên tốc độ thay đổi, không đồng nhất ( từ 14-26 khung hình/ giây) gây ra hiện tượng giật, lúc nhanh, lúc chậm.
Sau những năm 1927, phim có tiếng động xuất hiện và để đồng bộ hình ảnh động với âm thanh, người ta đã tìm ra chuẩn 24 hình/ giây. Vậy hiểu nôm na là những tấm ảnh ghép liên tiếp đưa qua mắt với tốc độ 24 hình/ giây sẽ đánh lừa bộ não của bạn rằng mọi thứ đang chuyển động mượt mà trước mắt mình.
Vậy Slowmotion là gì?
Khi có tiêu chuẩn để so sánh, ta dễ dàng hiểu việc thay đổi số khung hình trong một giây cho hình ảnh chuyển động như nhanh hơn hoặc chậm hơn so với thực tế. Ngay từ cái tên, chúng ta dễ dàng hiểu Slowmotion là hiệu ứng video mà các chuyển động của hình ảnh vật thể chậm hơn nhiều lần so với thực tế. Ví dụ như một sự việc diễn ra trong vòng 1 giây được camera ghi lại và quay ở dạng chuẩn dài lên đến 10 giây. Để làm được như vậy, camera của bạn phải có khả năng ghi lại hình ảnh nhanh hơn nhiều hơn 24 hình trên giây nhiều lần, để trình chiếu lại với tốc độ tiêu chuẩn.
Nhiều hơn bao nhiêu để tạo ra hiệu ứng thực sự sống động??? Những năm 90, Hollywood có các tác phẩm nổi tiếng ăn khách như: Top Gun, hay Wayne's World...Những bộ phim hành động ăn khách này có những phân cảnh quay chậm thực sự gây thú vị cho người xem.
Lúc đó, kỹ thuật Slow motion là chụp liên tục 120 hình / giây, thường trong quay phim điện ảnh họ dùng 300 hình/ giây. Sau đó phát lại với tốc độ quen thuộc 24 hình/ giây, vì thế cùng với cách trình chiếu chuẩn, thì lượng ảnh quay bởi Slow motion với 300 hình/ giây sẽ phải mất xấp xỉ 10 giây ở chế độ chuẩn để xem hết 300 shot hình đó. HIện nay thì tốc độ máy quay chuyên nghiệp đã lên đến 73000 hình trên giây.
Video minh hoạ : quay slowmotion một viên đạn được bắn ra.
Để quay được Slow motion ta cần chú ý những điểm sau:
Slow motion là quay phim tốc độ chậm, là chụp nhiều ảnh hơn với tốc độ màn chập lớn hơn. Vì thế ta cần nguồn ánh sáng mạnh, ổn định. Đôi khi cảm giác quay Slow motion như chụp ảnh vậy, chúng ta luôn chờ 1 khoảnh khắc ấn tượng, rồi giữ chúng diễn ra từ từ, tạo cảm giác phấn khích cho người xem.
Quay slowmotion khiến bạn tốn bộ nhớ, tốn pin hơn rất nhiều, hãy lưu ý kỹ dung lượng bộ nhớ cũng như pin trước khi quay. Tốt nhất luôn có các phương án cụ thể như chép file, hay cắt ghép clip để giải phóng bộ nhớ.
Hiện nay, không chỉ trên các máy quay phim đời cao, hay các máy ảnh chuyên nghiệp mới có khả năng quay slowmotion hay định dạng 4K mà ngay trên Smartphone cũng đã có những hiệu ứng này. Ví dụ: trên Iphone có khả năng quay đến 240 hình/ giây, nhanh gấp 8 lần các Smartphone đời trước. Không dừng lại ở đó, Samsunggalaxy S9 và Motion Eye trên Xperia XZs đã có tốc độ lên đến 960 khung hình/ giây.
Là một người chụp ảnh hay quay phim, hiểu một chút về màn chập thì con số 960 hình/ giây của smartphone thật khủng khiếp. Là một bước tiến lớn ngay cả trên những máy quay tầm cao. Có thể các nhà sản xuất dùng thuật toán để xử lý thực hiện một đoạn vài giây Slow Motion này.
Thử nghiệm SamSung Galaxy S9:
Theo đánh giá cá nhân, với 960 hình/ Giây là con số quá lớn để thực hiện trên điện thoại, mỗi khung hình không còn giữ được độ sắc nét như ảnh chụp. HIện tượng méo âm thanh là điều dễ hiểu khi camera không làm việc ở chuẩn 24 hình/ giây. Ở S9, màu sắc đủ tươi nhưng cảm giác hình vỡ và không thực sự rõ nét. Chuyển động Slowmotion cho cảm giác chậm hơn rõ rệt nhưng khả năng quay lại quá ngắn ( vì dung lượng chứa 960 ảnh/ giây là quá lớn với điện thoại), chế độ canh nét khó làm việc.
Kết Luận:
Thực sự Slow Motion đã cho chúng ta một hiệu ứng vô cùng thú vị, áp dụng trong quảng cáo, thể thao hay phim ảnh... Song việc đưa những tiện ích đó vào SmartPhone có thực sự hữu dụng và thú vị hay không thì chúng ta cần trải nghiệm và tìm hiểu cách thực hiện, tư duy hình ảnh cho một Slow Motion. Hẹn các bạn ở những bài tiếp theo.