Tiền mã hóa và an ninh tài chính quốc gia

Công nghệ mới được hỗ trợ bởi những tiến bộ trong mã hóa và tính toán mạng đang thúc đẩy sự thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả cách thức trao đổi hàng hóa, dịch vụ và tài sản. Một sự phát triển quan trọng của quá trình này là Tiền mã hóa được phát hành trên cơ sở thuật toán (điển hình như Bitcoin) ngày càng phổ biến đã tạo ra làn sóng tương lai cho các hệ thống thanh toán. 

Tiền mã hóa và an ninh tài chính quốc gia

Sự phát triển này đã cung cấp công cụ tài chính mới ra thị trường, đồng thời lại cung cấp nguồn tài chính tội phạm, khủng bố và các biện pháp trừng phạt khác nhằm di chuyển, lưu trữ các quỹ bất hợp pháp, ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật.Tiền mã hóa được sử dụng nguyên tắc mật mã để giao dịch với giá trị lớn đã và đang gây thách thức không nhỏ đối với Chính phủ trong nhiệm vụ ngăn chặn, đẩy lùi các cơ hội giao dịch bất hợp pháp từ các tổ chức khủng bố, các nhóm tội phạm xuyên quốc gia để đảm bảo an ninh tài chính ổn định, bền vững.

Tiền mã hóa và blockchain

Có thể nói khái niệm về tiền mã hóa đã tồn tại từ cuối những năm 1980, tuy nhiên chỉ vào những năm 1990 các yếu tố của tiền mã hóa hiện đại mới bắt đầu được phát triển bởi các kỹ sư phần mềm. Năm 1998, Wei Dai (kỹ sư máy tính) đã phát triển ý tưởng về “B-money”, nền tảng về một hệ thống thanh toán phi tập trung.

Cuối năm đó, Nick Szabo trên cơ sở sử dụng các kỹ thuật mã hóa để tạo ra các đơn vị tiền tệ mới và xác minh các giao dịch tiền mã hóa. Do vậy, tiền mã hóa được định nghĩa là hệ thống giao dịch trong đó sử dụng các kỹ thuật mã hóa để xác minh giao dịch chuyển nhượng hay tạo ra các đơn vị mới của “tiền mã hóa”. Tiền mã hóa và công nghệ DLT để tăng cường hiệu quả tài chính bằng cách tạo điều kiện trao đổi P2P.

Tiền mã hóa mang lại nhiều lợi ích tiềm tàng như tốc độ thực hiện thanh toán và chuyển khoản nhanh chóng và hiệu quả hơn, đặc biệt là các giao dịch xuyên biên giới.

Báo cáo giao dịch được thực hiện gần như đồng thời, truy xuất nguồn gốc nhờ công nghệ Blockchain không chỉ ghi nhận các thông tin hợp đồng mà còn gồm cả thông tin của khách hàng hoặc các liên lạc khác liên quan đến giao dịch. Vì thông tin được lưu giữ trên Blockchain là không thay đổi, duy trì mức độ toàn vẹn sẽ có lợi khi giải quyết các xung đột hay tranh chấp quyền sở hữu.

Chính những lợi ích như vậy mà thị trường tiền mã hóa đã tăng trưởng theo cấp số nhân trong những năm gần đây. Đến nay đã có khoảng 1.500 loại với tổng giá trị vốn hóa tăng từ 17 tỷ USD vào tháng 01/2017 lên 580 tỷ USD (tháng 01/2018), trong đó, bitcoin lần lượt là 15 tỷ USD và 170 tỷ USD.

Hiện nay, tiền mã hóa chưa được coi là đồng tiền hợp pháp của nhiều quốc gia, do đôi khi bị coi là nguồn tài chính cho khủng bố, rửa tiền và các giao dịch bất hợp pháp. Tội phạm mạng luôn tìm kiếm những lỗ hổng trong các hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng, việc thiếu định nghĩa chuẩn về tội phạm mạng đã làm hạn chế khả năng hợp tác liên ngành hiệu quả hơn và khiến cho việc xây dựng luật cụ thể về tội phạm mạng trở nên khó khăn hơn.

Tội phạm tài chính và tiền mã hóa

Tội phạm tài chính được hiểu là các hành vi vi phạm liên quan đến chuyển đổi bất hợp pháp quyền sở hữu tài sản, gian lận, phạm tội máy tính, rửa tiền… Tội phạm tài chính có thể được thực hiện bởi các cá nhân, các nhóm tội phạm có tổ chức gây thiệt hại nghiêm trọng không chỉ cho cá nhân, tập đoàn kinh tế, chính phủ và toàn bộ nền kinh tế.

Tội phạm tài chính đã trở thành mối quan tâm của tất cả các chính phủ trên thế giới vì tác động của tội phạm tài chính thay đổi theo ngữ cảnh khác nhau và là mối đe dọa đáng kể cho phát triển kinh tế và ổn định tài chính tiền tệ. Tội phạm tài chính thường bao gồm:

Gian lận – thế mạnh của Bitcoin hay các loại tiền mã hóa là sự bất biến của Blockchain – một khi giao dịch được, nó không thể được đảo ngược hoặc chấm dứt theo cách ngân hàng có thể hủy bỏ hoặc đảo ngược các giao dịch. Trong giao dịch tiền mã hóa, người mua không phải lúc nào cũng được bảo vệ chống lại việc không giao hàng hoặc nhận hàng giả hay bị lỗi.

Bản chất ẩn danh của các tiền mã hóa cho phép những kẻ gian lận hoạt động ẩn giấu, làm sai lệch nhận diện trong các thị trường trực tuyến để gian lận. Rủi ro tiếp theo trực tiếp đến từ các sàn giao dịch tiền mã hóa và các nhà cung cấp dịch vụ số lượng các trường hợp được công bố rộng rãi liên quan đến sàn giao dịch Bitcoin hoạt động như các mô hình Ponzi.

Tội phạm mạng – Nguy cơ tức thời và đáng kể nhất mà tiền mã hóa đặt ra liên quan đến tội phạm mạng. Với tính bảo mật cao, tiền mã hóa trở thành công cụ ưa thích của tin tặc và kẻ trộm trực tuyến. Tiền mã hóa khiến tội phạm tài chính thay đổi ngày càng tinh vi, tiệm cận dần đến các dòng tài chính bất hợp pháp thuận tiện hơn.

Ẩn danh – Quyền riêng tư luôn là mục tiêu trọng tâm của các nhà phát triển tiền mã hóa hướng đến, tuy nhiên tiền mã hóa không hoàn toàn đồng nhất vô danh mà thay vào đó chúng có mức ẩn danh khác nhau, người dùng có thể nhận diện trên toàn mạng bằng các phím chữ và số.

Người dùng có thể sử dụng mã duy nhất cho tất cả các giao dịch hoặc tạo khóa mới cho mỗi giao dịch riêng lẻ mà họ thực hiện. Tiền mã hóa với khả năng để tích hợp và cân bằng, nâng cao tính minh bạch và quyền riêng tư làm hạn chế những nỗ lực thực hiện các quy định phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố truyền thống.

Thúc đẩy thanh toán giao dịch quốc tế – Giao dịch thanh toán tiền mã hóa được thực hiện gần với thời gian thực mà chi phí lại thấp hơn các phương thức khác. Đổi mới của Nakamoto cho phép người dùng thực hiện thanh toán tiền mã hóa tương đối nhanh chóng trên toàn thế giới, khiến tiền mã hóa được sử dụng thanh toán vi mô cũng như chuyển tiền đến các nước kém phát triển với chi phí hiệu quả.

Khả năng thực hiện giao dịch nhanh chóng và hiệu quả là môi trường hoạt động tốt để rửa tiền, theo ước tính của Liên hợp quốc (UN), tổng số dòng tài chính bất hợp pháp trên toàn cầu hàng năm khoảng hơn 2 nghìn tỷ USD. Điều này làm cho các cơ quan thực thi pháp luật lo ngại rằng các tiền mã hóa có thể là cơ hội hấp dẫn cho các nhóm tội phạm và khủng bố đang gia tăng trên toàn thế giới.

Rửa tiền(money laundering – ML) – là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là “hợp pháp”.

Các trường hợp ML thông qua sử dụng tiền mã hóa chủ yếu dưới hai hình thức: Thứ nhất, tội phạm sẽ gửi tiền không rõ nguồn gốc (tiền bẩn) vào ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, chuyển đổi số tiền đó sang tiền mã hóa và sử dụng để giao dịch chuyển khoản hoặc mua hàng để che giấu nguồn gốc của tiền. Thứ hai, tội phạm bán hàng hóa hoặc dịch vụ bất hợp pháp thu tiền mã hóa rồi chuyển chúng thành fiat currency, sau đó tài trợ các giao dịch và mua hàng để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp.

Tài trợ cho khủng bố (terrorist financing – TF) – sử dụng tiền hoặc tài sản trực tiếp hay gián tiếp, các nguồn tài chính cho mục đích sử dụng để hỗ trợ hoặc thực hiện các hoạt động khủng bố. Các hoạt động khủng bố cũng có thể được tài trợ bằng những khoản thu nhập hợp pháp.

Sử dụng tiền mã hóa để tài trợ khủng bố được coi là hình thức mới và đầy rủi ro, các chuyên gia lo ngại rằng các tiến bộ Blockchain, chẳng hạn như sử dụng “hợp đồng thông minh” có thể cho phép các tổ chức khủng bố tài trợ cho các cuộc tấn công.

Các chuyên gia DLT coi hợp đồng thông minh là một trong những sáng kiến của Blockchain đầy triển vọng với khả năng đơn giản hóa các thỏa thuận pháp lý và chuyển giao tài sản giữa các đối tác liên quan đến các thỏa thuận phức tạp.

Khi tiền mã hóa còn ở quy mô nhỏ, rủi ro đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ dường như ít có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, trong môi trường các công nghệ mới được sử dụng rộng rãi, tần suất các giao dịch xuất hiện không rõ ràng và hoạt động ngoài hệ thống tài chính thông thường, khiến giám sát của cơ quan chức năng trở nên khó khăn thì rủi ro ổn định tài chính xuất hiện.

Có nhiều hành vi phạm tội trước đây chỉ kết nối trong thế giới vật chất nhưng trong những năm gần đây đã chuyển vào thế giới ảo do công nghệ ngày càng hiện đại.

Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để nói rằng các tiền mã hóa có thể phát triển như thế nào trong các kiểu hình tội phạm trong thời gian dài hơn. Tiếp cận trên khía cạnh pháp lý cho rằng tiền mã hóa là vấn đề chủ yếu của tội phạm là thách thức lớn mà cơ quan chức năng phải đối mặt.

Phòng chống tội phạm tài chính

Tội phạm tài chính được coi là một ngành công nghiệp với doanh thu nghìn tỷ USD mỗi năm. Cụm từ tội phạm tài chính không phải là mới mà cái mới là sự tinh tế của tội phạm tài chính và khả năng sử dụng công nghệ để “rửa tiền”. Sự gia tăng tội phạm tài chính công nghệ để đánh bại hệ thống giám sát tài chính và cung cấp các mạng lưới tội phạm quốc tế luôn là bài toán hóc búa đối với cơ quan quản lý.

Hàng năm, ước tính khoảng 2,4 nghìn tỷ USD thu được từ các hoạt động ngầm thông qua các thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng toàn cầu, trong đó chỉ có khoảng 1% vốn của tội phạm thông qua hệ thống tài chính quốc tế bị đóng băng hoặc tịch thu bởi các cơ quan thực thi pháp luật.

Tội phạm tài chính sử dụng tiền mã hóa không chỉ bởi đặc tính giải quyết giao dịch nhanh chóng và mức độ ẩn danh cao mà các giao dịch không liên quan đến ngân hàng hoặc các bên trung gian thứ ba cũng như kiểm soát của cơ quan quản lý trong xử lý thanh toán, tiện lợi cho tội phạm toàn cầu.

Cho tới thời điểm này, theo báo cáo nguồn mở cho thấy tội phạm tài chính tham gia hoạt động rửa tiền quy mô lớn vẫn đang trong giai đoạn “thích nghi” với tiền mã hóa, dường như chưa sử dụng trên quy mô lớn bởi chúng chưa thực sự nắm bắt được liệu người dùng có chấp nhận tiền mã hóa rộng rãi hơn không.

Cuốn hướng dẫn về tiền mã hóa của FATF đã đưa ra các khuyến nghị khung chính sách, tiêu chuẩn tài chính trong phòng chống hoạt động phạm tội tài chính trên cơ sở áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro tiền mã hóa (risk-based Approach-RBA).

Hướng dẫn của FATF xem xét các rủi ro về tài chính liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ thanh toán tiền mã hóa (Virtual Currency Payment Products and Services- VCPPS).

Nhiệm vụ phòng chống tội phạm tài chính không chỉ của riêng chính phủ, mà còn của các nhà phát triển, thợ mỏ, nhà cung cấp ví và nhà giao dịch… khi tiền mã hóa được sử dụng rộng rãi, phát triển thành một ngành công nghiệp chính thức. Chính phủ và các bên liên quan ngành tiền mã hóa phải nhận thức rõ vai trò của mình trong cuộc chiến chống tội phạm tài chính, đảm bảo tuân thủ các quy định AML/CTF.

Vấn đề gợi mở

Tiền mã hóa và các công nghệ liên quan cung cấp nền tảng công nghệ giao dịch phi tập trung. Để phòng chống các tội phạm về tài chính, FATF định hướng tiếp cận hài hòa giữa lợi ích của tiền mã hóa và rủi ro được quản lý một cách tương xứng. Phương thức tiếp cận hài hòa có thể giúp đảm bảo rằng các nỗ lực trong chia sẻ thông tin và phát triển ứng dụng tiền mã hóa trong các diễn đàn về tội phạm tài chính để hiểu rõ hơn các rủi ro.

Đối với tiền mã hóa, ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền mã hóa. Theo đó, Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì xây dựng các quy phạm pháp luật, thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về tài sản ảo, tiền mã hóa ở Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì đề xuất sửa đổi, bổ sung và ban hành văn bản pháp luật về thuế với loại tiền này. Theo Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung, từ ngày 01/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

NHNN đã có khuyến cáo “các quy định của pháp luật hiện hành về tiền tệ và ngoại hối, Bitcoin và các loại tiền mã hóa tương tự khác không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc sử dụng chúng làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Để phòng chống các loại tội phạm tài chính đặc biệt liên quan đến tiền mã hóa cần chú ý:

Thứ nhất, AML/CTF là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Trước vấn nạn rửa tiền xuyên quốc gia ngày càng tinh vi, đồng nghĩa với việc Việt Nam đang phải đương đầu với tội phạm rửa tiền nên hoạt động phòng chống rửa tiền ngày càng trở nên cấp bách.

Từ tháng 5/2007, Việt Nam đã trở thành thành viên của APG (nhóm châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền) và cam kết thực thi đầy đủ 40 khuyến nghị về chống rửa tiền và 9 khuyến nghị về chống tài trợ khủng bố của FATF.

Khung pháp luật về phòng chống rửa tiền đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện trong thời gian mười năm qua, kể từ thời điểm Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về Phòng, chống rửa tiền – văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên điều chỉnh trực tiếp về hoạt động rửa tiền ở Việt Nam – có hiệu lực pháp luật.

Những chế định pháp lý cơ bản tạo nên khung cơ sở pháp lý cho công tác phòng chống rửa tiền bao gồm: (i) Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012; (ii) Chế định tội rửa tiền trong Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/1/2018 sửa đổi tội danh rửa tiền và thêm trách nhiệm hình sự cho những người hợp pháp tham gia rửa tiền. Trên cơ sở quy định của các văn bản kể trên, Chính phủ, NHNN ban hành văn bản hướng dẫn triển khai công tác phòng, chống rửa tiền.

Trong lĩnh vực tiền mã hóa, cần phải xây dựng khung pháp lý AML/CTF rõ ràng cả về ý định và phạm vi điều chỉnh, nhưng cũng phải đủ linh hoạt để cho phép đáp ứng với thay đổi công nghệ. Sẵn sàng bước ra ngoài các mô hình cũ về quản lý rủi ro tội phạm tài chính và xem xét đổi mới công nghệ để định hình lại AML/CTF truyền thống.

Tránh phụ thuộc vào khung pháp lý đã lỗi thời nên hướng đến trách nhiệm giải trình có thể mang lại hiệu quả hơn. Đơn cử thay vì cấm tiền mã hóa, nên chăng nghiên cứu, nỗ lực hơn để thúc đẩy đổi mới tiền mã hóa nhưng nhấn mạnh đến sự minh bạch tại các nút truy cập nhất định vào mạng giao dịch.

Thứ hai, Bộ Tư pháp sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật, thực tiễn tài sản ảo, tiền mã hóa (bitcoin) ở Việt Nam và quốc tế vào tháng 8/2018.

Cơ quan này cũng sẽ tiến hành đánh giá tác động của tiền mã hóa đến các hoạt động rửa tiền, buôn lậu ma túy, an ninh tiền tệ và các chính sách giao dịch khác. Cùng với đó là xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quản lý tiền mã hóa, tiền điện tử theo đúng tinh thần của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Do tính chất phức tạp của các dịch vụ tài chính, việc phát hiện và ngăn chặn gian lận đã và đang đặt ra thách thức gần như không thể vượt qua. Vi phạm có thể đến từ bên trong hay bên ngoài mỗi quốc gia hay kết hợp với nhau để thực hiện hành vi lừa đảo.

Do vậy, cần phải tính đến xây dựng đồng bộ hệ thống công nghệ cao bao gồm các module phần mềm linh hoạt và được tích hợp có khả năng lưu trữ dữ liệu quy mô lớn, được cập nhật và kiểm soát thường xuyên. Cần lưu ý, các quy định phòng chống tội phạm tài chính và KYC là rất quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh tiền mã hóa trên nền tảng Blockchain và fintech.

Thứ ba, tham gia phối hợp xuyên biên giới, các tổ chức quốc tế như FATF, tạo điều kiện hợp tác giữa các Chính phủ trong việc xây dựng quy định pháp lý thích hợp và thực thi pháp luật đối với tiền mã hóa.

Khuyến khích và tạo điều kiện chia sẻ thông tin phù hợp trên các diễn đàn toàn khu vực xem xét các cách tiếp cận để quản lý rủi ro, kiểm soát các trang điện tử bất hợp pháp… cũng như đưa ra quan điểm hiệu quả của tiền mã hóa.

Thứ tư, tăng cường tài trợ và đào tạo theo hướng đảm bảo nhân viên có kiến thức đầy đủ về tiền mã hóa, những kiến thức nhận diện cũng như kỹ thuật phát hiện tội phạm tài chính sử dụng tiền mã hóa. Đồng thời, đảm bảo thực thi pháp luật như tịch thu, phạt tiền, thậm chí truy tố hình sự đủ mức răn đe trước các hành vi vi phạm.

Tiền mã hóa và các công nghệ liên quan đã đặt ra thách thức không chỉ đối với khu vực tư nhân mà cả khu vực công thậm chí ảnh hưởng tới cả xã hội.

Tiền mã hóa hình thành các loại tội phạm tài chính mới, mặc dù các tổ chức tội phạm và khủng bố được thiết lập chưa thực sự sử dụng tiền mã hóa một cách phổ rộng nhưng phạm vi tham gia vào tội phạm trực tuyến lại tăng đáng kể, kích thích tiền mã hóa sẽ ngày càng được mở rộng trong tương lai gần.

Để chống lại các tội phạm tài chính trong nền công nghiệp 4.0 và đảm bảo hệ thống tài chính ổn định và phát triển đòi hỏi phương pháp tiếp cận và thực thi pháp luật mới phù hợp với khung động của tiền mã hóa.

Bitcoin News

TIN LIÊN QUAN

Các giao dịch Bitcoin giá trị lớn phải báo cáo với cơ quan thuế Israel

Cơ quan Thuế Israel (viết tắt là ITA) vừa xác lập một thỏa thuận với Bits of Gold, công ty Bitcoin lớn nhất trong nước có trụ sở đặt tại Tel Aviv phải báo cáo cho chính phủ tất cả các giao dịch tiền điện tử trên 50,000USD.

Nghiêm cấm công ty chứng khoán phát hành, môi giới giao dịch tiền ảo

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có thông báo về việc quản lý hoạt động phát hành, giao dịch và môi giới giao dịch liên quan tới tiền ảo.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nghiêm cấm các công ty chứng khoán phát hành, môi giới giao dịch tiền ảo

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có thông báo về việc quản lý hoạt động phát hành, giao dịch và môi giới giao dịch liên quan tới tiền ảo.

Hàn Quốc tiếp tục soạn thảo các điều luật mới dành cho tiền điện tử

Theo Đại sứ Hàn Quốc, đại diện Song Hee-kyung của đảng đối lập tự do hàng đầu Hàn Quốc (LPK) đã kêu gọi thực hiện các quy định trên các nền tảng giao dịch để ngăn chặn rửa tiền, tội phạm mạng và rò rỉ dữ liệu cá nhân.

FCA thúc giục các ngân hàng Anh áp dụng các biện pháp an ninh mạnh mẽ chống lại việc kinh doanh tiền điện tử đầy rủi ro.

FCA khuyến khích các ngân hàng nên kỹ lưỡng hơn trong các hoạt động ‘biết khách hàng của bạn’ (KYC). Cơ quan giám sát tài chính kêu gọi các ngân hàng đặc biệt thận trọng với những khách hàng kiếm được doanh thu đáng kể từ thị trường này, nói rằng:

Cơ quan giám sát luật pháp của Hoa Kỳ nên hỗ trợ đơn đăng ký của quỹ đầu tư Bitcoin ETF mới

Đối với US. CBOE Global Markets công ty đã từng giao dịch hợp đồng tương lai của Bitcoin là công ty sớm nhất đăng ký giấy phép lập quỹ ETF. Vào 26 tháng 6 một thông báo về việc đăng kí bởi SEC đã thăm dò ý kiến về việc trên. Quỹ ETF sẽ chỉ giao

Tiền mã hóa vẫn đang phát triển rất tốt tại Nam Phi

Nền kinh tế cùa Nam Phi đang phải đấu tranh với những khó khăn trong năm 2018. Đồng tiền pháp chế – Rand – của nước này đang chạm ngưỡng 6 tháng thấp nhất vào trong tháng 6, giữa đợt tụt giá mạnh ở các thị trường mới nổi. Chính vì thế, rất nhiều

Toàn văn Luật An ninh mạng đã được Quốc hội thông qua

Luật này quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

THỦ THUẬT HAY

Đặt chế độ ẩn danh mặc định cho trình duyệt Chrome

Cách mở một trình duyệt dưới chế độ ẩn danh thì ai cũng biết, nhưng làm sao để chế độ này trở thành mặc định mỗi khi chúng ta khởi chạy một trình duyệt bất kỳ thì không phải ai cũng biết.

Mẹo giải quyết vấn đề treo ứng dụng, thoát ứng dụng đột ngột khi đang sử dụng trên Android

Có nhiều nguyên nhân gây ra trường hợp này: có thể là do phần mềm lỗi, điện thoại hết bộ nhớ Ram hoặc phần mềm không tương thích với điện thoại, vv. Điều này gây khó chịu và cực kỳ phiền toái cho người dùng Android.

Bạn đã biết cách sạc điện thoại đúng nhất?

Rất nhiều người trong chúng ta có thói quen sạc điện thoại vào ban đêm. Nhưng bạn cần biết rằng, sạc vào ban đêm là thói quen rất tồi tệ. Điều này được lý giải là do khi pin sạc đã đầy vào ban đêm, chúng ta không biết

Tạo mô hình và sử dụng tính năng Mixed Reality của Microsoft Paint 3D hiệu quả

Microsoft Paint 3D là phần mềm vẽ đồ họa 3D tuyệt vời của Microsoft với rất nhiều tính năng tuyệt vời. Đặc biệt, bạn có thể đưa tác phẩm vào “đời sống” bằng Mixed Reality.

Làm thế nào để máy tính đọc tài liệu cho bạn?

Kể từ những ngày đầu của thời đại máy tính, người dùng luôn thích máy tính nói chuyện với họ. Ngày nay, chức năng này đã được tích hợp ngay trong Windows và có thể dễ dàng sử dụng nó để máy tính đọc tài liệu.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá chi tiết thiết kế vận hành của xe Ford Everest 2019

Điểm thay đổi đáng chú ý nhất trên Ford Everest 2019 đến từ trang bị động cơ 2.0L TDCi Bi-Turbo công suất 213 mã lực, mô men xoắn cực đại 500 Nm, đi kèm hộp số tự động 10 cấp tương tự như trên Ford Ranger Raptor mới.

Đánh giá pin Meizu U20: Thời lượng sử dụng tốt, xem phim liên tục hơn 9 giờ

Bài đánh giá này được chia thành hai phần, phần một sử dụng tổng hợp với các tác vụ xem phim, lướt Facebook,… Và phần hai là đánh giá khả năng xem phim offline liên tục của Meizu U20. Điều kiện để thực hiện bài đánh giá

Đánh giá LG X Power: Còn gì khác ngoài viên pin khủng?

LG có lẽ là hãng điện thoại mình thích nhất bởi sự sáng tạo không ngừng nghỉ của họ cho nền công nghệ di động. Tuy nhiên không có đường lối marketing phù hợp, cũng như cấu hình không thực sự cạnh tranh trong phân khúc