Phần 1 chúng ta đã tìm hiểu được đến cá chú cá voi đã làm rung lắc thị trường bằng cách như thế nào. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tiếp phần cuối của 3 kiểu trader sẽ làm cháy tài khoản của bạn.
2. Cá Voi – Whales
Mua (Long) Bán (Short) – Long/Short Hunting
Đây là một hình thái kiếm lợi khác trong việc thao túng trị trường của “ông kẹ” cá voi, nhưng điều này chỉ được được thực hiện bởi các sàn giao dịch.
Hãy xem một ví dụ minh họa được thực hiện bởi Bitmex với Bitcoin.
– Một trader đặt $100 đô la của mình và gọi margin với đòn bẩy lên đến 100 lần cho vị thế mua (long) là $10.000 đô la.
– Mức cháy tài khoản sẽ được đặt là $9,900 nghĩa là bằng mức gọi margin trừ đi số vốn.
– Tuy nhiên Bitmex bắt đầu cảnh báo tài sản của trader trên nếu giá trị tài sản rơi xuống $9.950, chỉ với $50 đô là tương ứng với 0,5% so với tổng giá trị tài sản ban đầu.
– Khi thị trường rơi xuống mức mà sàn giao dịch này sẽ phát lệnh bán tháo hết tài sản của bạn, Bitmex sẽ đơn phương bán hết tài sản và bạn bị cháy tài khoản ở giá cháy là $9,900.
– Với sự thanh khoản cho sàn giao dịch, các nhà đầu tư sẽ mất hết margin của mình và phải trả phí giao dịch rất cao tại đòn bẩy gấp 100 lần vốn có ban đầu.
Thị giá của tài sản mà trader gọi margin để giao dịch chỉ cần một chút xê dịch nhẹ theo chiều hướng xấu sẽ kích hoạch lệnh bán tháo của sàn. Khi sự bán tháo của sàn xảy ra, các nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số vốn gọi margin của mình và trả một phí rất cao.
Bởi những sàn giao dịch biết chính xác mức giá sẽ kích hoạt sự bán tháo tài sản nên họ có khả năng và tài chính để thao túng thị giá di chuyển theo cách họ muốn.
Không có bằng chứng cụ thể nào cáo buộc Bitmex đã thực hiện điều trên nhưng người ta đang nghi ngời khi mà khối lượng giao dịch ở mức rất thấp với những nến giá sụt giảm nhanh chóng đi cùng với khối lượng giao dịch tương ứng. Khi điều này xảy ra, lệnh bán tháo sẽ xé toang khả năng sử dụng đòn bẩy để kiếm lời từ các traders, để lại họ không gì khác ngoài những khoản phí giao dịch cao ngất.
BitmexRekt đưa ra tweets về những lệnh bán tháo này trong cùng khoảng thời gian xảy ra (real time). Các bạn có thể theo dõi chúng tại đây.
Spoofing
Spoofing là một cách giao dịch mà trong đó người giao dịch – trader – tạo một ấn tượng giả tạo cho thị trường bằng cách vào lệnh chờ và nhanh chóng thoát lệnh với một khối lượng cực kỳ lớn, với mục đích chính là làm giá. Chiến thuật giao dịch này được sử dụng rất lâu từ trước bởi các trader và hiện nay đã bắt đầu bị kiểm soát chặt chẽ bởi các nhà lập pháp. Luật Dodd – Frank năm 2010 của Mỹ cấm Spoofing
Một vài ví dụ về sử dụng spoofing để kiếm lợi:
– Một spoofer đặt một lệnh mua khối lượng rất lớn ngay dưới một lệnh mua khối lượng nhỏ hơn với ý định sẽ gửi đi tín hiệu bullish (mua) đến thị trường.
– Sau khi thực hiện thành công một vài giao dịch, *poof*, spoofer sẽ hủy toàn bộ lệnh mua của mình.
– Khi thị giá bắt đầu tăng thì spoofer này sẽ bắt đầu bán những đồng coins của mình.
Điều này cũng được thực hiện với chiều hướng ngược lại với lệnh bán để mua được những đồng coin với giá rẻ hơn.
Bitfinex đang điều tra về một cá nhân được biết đến là một “Spoofer” trên sàn giao dịch này.
Wash Trading
Dấu hiệu dễ nhận biết trong việc giao dịch wash trade là đồ thị các cổ phiếu nằm như một đường thẳng trong một khoảng thời gian dài, khối lượng giao dịch các phiên tương đồng nhau hay thông tin về doanh nghiệp không có gì đặc biệt nhưng giá cổ phiếu cứ tăng hoặc giảm đều.
Kỹ thuật giao dịch Wash trade là việc đối tượng thao túng giá thực hiện bán và mua lại cùng một cổ phiếu để tạo giao dịch và làm tăng/giảm giá cổ phiếu nhưng không làm thay đổi quyền sở hữu cổ phiếu đó hoặc làm thay đổi nhưng thay đổi trong một nhóm nhà đầu tư có liên quan chặt chẽ với nhau.
Wash trade tập trung vào mục tiêu tác động lên khối lượng, từ đó khiến giá giao dịch của cổ phiếu tăng lên. Cũng có thể lệnh sẽ được đặt tại mức giá cao hoặc thấp để tạo xu hướng giá giả tạo. Wash trade nếu bị phát hiện sẽ không khó khăn để tìm chứng cứ, và hầu như tại nhiều nước các giao dịch này khi bị phát hiện sẽ bị hủy bỏ.
3. Các nhóm, tổ chức thực hiện Pump&Dump
Chúng ta đã nhắc đến những kẻ giao dịch nội gián, những ông kẹ cá voi. Cuối cùng chúng ta sẽ đề cập đến đối tượng thứ 3 chính là những nhóm tổ chức thực hiện chiêu trò pump&dump.
Pump&Dump (P&D) là một hình thái của việc thao túng thị trường có liên quan đến việc mua tài sản ở giá thấp và thao túng đẩy giá lên cao sau đó dumping tài sản này ở mức giá cao cho những nhà đầu tư phía sau.
Có đầy rẫy những nhóm như thế này ở thị trường. Sau đây là một vài nhóm thống kê cho hay:
- Big Pump Signal (82,184 members)
- VIP Signal Strategy (24,138 members)
- PumpKing Community (11,124 members)
- Crypto4Pumps (13,954 members)
- AltTheWay (8,350 members)
Sau đây là cách mà P&D hoạt động:
Các nhóm P&D sẽ tìm một đồng coin có thể dễ dàng thao túng và dễ dàng bán nó. Tức là một đồng coin có một cộng đồng hoạt động mạnh, với khả năng quảng bá rộng rãi, với sổ lệnh nhỏ, và khối lượng giao dịch thấp.
Các nhóm này sẽ bí mật tích lũy các đồng coin này qua thời gian và cố gắng không làm ảnh hưởng đến thị giá quá nhiều.
Những nhóm này sau đó sẽ chia sẽ lan truyền tín hiệu pump của họ trong các thành viên sẵn sàng trả đến $300 đô la cho việc được biết đến tín hiệu sớm hơn.
Những đợt sóng đầu tiên của đợt pump sẽ bắt đầu làn truyền cho các nhóm tín hiệu. Họ sẽ lan truyền đến các nhà đầu tư dễ bị mắc lừa rằng đợt pump sẽ xảy ra vì “trang web mới của đồng coin sẽ cập nhật cái gì đó” hoặc “một thông báo về sự hợp tác nào đó”, nói chung là bất kể điều gì có thể làm cho giá bị pump.
Khi giá trị đồng coin răng lên, các nhóm P&D sẽ bắt đầu dumping những đồng coin của họ.
Một khi những nhóm này bắt đầu trước sau đó họ sẽ lan truyền tín hiệu cho các thành viên trả phí của họ bắt đầu dumping đồng coin này.
Khi giá của đồng coin bắt đầu rơi tự do và như là trò chơi bánh quy thấm nước, những người chơi chậm chân nhất sẽ bị thua cuộc.
Bạn nghĩ rằng cuộc chơi này là một trò hề, vì vậy chúng ta phải làm sao ?
Điều đơn giản là việc bạn phải ngừng việc giao dịch thường xuyên. Bạn càng cố gắng chạy đua với thị trường, bạn sẽ càng gặp nhiều rủi ro để bị dump.
Theo lý thuyết thì trading là một trò chơi zero-sum. Khi ai đó thắng cuộc đồng nghĩa phải có người thua cuộc. Trong một thị trường mà sự công bằng không tồn tại, những nhà đầu tư trung bình sẽ có nhiều khả năng thua lỗ bởi những kẻ chơi không công bằng trên thị trường.
Hãy đầu tư bằng khoản tiền nhàn rỗi của mình. Không nên vay mượn để làm giàu khi bạn chưa hiểu thật kĩ về các rủi ro trên thị trường.
Nguồn: hackernoon.com