Thái Lan đang có một bước tiếp cận khá chủ động trong việc điều chỉnh quản lý cryptocurrency. Để cân bằng lập pháp, nước này đã thông qua một bộ luật mới có thể chấm dứt một cuộc tranh cãi đã kéo dài từ lâu.
Tiền hay chứng khoán? Tại sao không là cả hai?
Bỏ qua cuộc tranh cãi mà các nhà quản lý khắp thế giới dường như chưa thể thích nghi, Thái Lan vừa thông qua một bộ luật hoàn toàn mới trong đó định nghĩa các tài sản kỹ thuật số là cả tiền và chứng khoán – tuỳ thuộc vào từng mục đích.
Theo Pháp lệnh Kinh doanh Tài sản kỹ thuật số, các nhà quản lý định nghĩa hai loại tài sản kỹ thuật số: “Cryptocurrency” được dùng làm phương tiện để trao đổi hàng hoá, trong khi các “digital token” là các quyền để tham gia đầu tư hoặc để nhận những hàng hoá cụ thể.
Thái Lan cũng đặt ra các luật để quản lý các tài sản kỹ thuật số mà các đối tượng được phép tham gia: (1) Sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số; (2) Môi giới tài sản kỹ thuật số; (3) Giao dịch tài sản kỹ thuật số; (4) Những hoạt động khác liên quan đến tài sản kỹ thuật số được chỉ định bởi Bộ Tài chính
Nước này cũng quy định các giao dịch cryptocurrency phải được đăng ký và cấp phép từ Bộ Tài chính.
Theo bà Archari Suppiroj, giám đốc Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Thái Lan, bước đi này xuất phát từ dự định của Ủy ban trong việc tạo ra sự cân bằng pháp lý giữa những người phản đối cryptocurrency và những người dùng cryptocurrency để đánh bạc. Bà Suppiroj cũng lưu ý rằng nếu tiếp cận quá khắt khe thì sẽ khiến các nhà đầu tư rút lui.
ICOs cũng nằm dưới tầm kiểm soát
Thái Lan cũng đang đi những bước vừa phải để giải quyết những vấn đề xung quanh ICOs. Nước này yêu cầu ICOs phải được sự chấp thuận từ Bộ Tài chính và cũng chính thức hoá quá trình theo một khía cạnh có thể so sánh với việc phát hành vốn hoặc khoản nợ.
Bộ luật cũng quy định rằng các portal của ICO phải thực hiện những gì cần thiết để giám sát các offering ít nhất một năm trong khi vẫn giữ 5 triệu baht (khoảng 157 nghìn USD) của nguồn vốn ưu tiên.
Theo bitcoinist