Ethereum ra đời cho phép blockchain đóng vai trò như một máy ảo cho phép lập trình viên xây dựng các ứng dụng phân quyền(dApps) , các blockchain cho phép xây dựng các ứng dụng phân quyền được gọi là blockchain nền tảng ứng dụng (blockchain platform), đồng coin của blockchain này có thể đóng nhiều vai trò khác nhau nhưng cơ bản nhất vẫn là sử dụng để chi trả cho việc khởi chạy hoặc sử dụng dịch vụ của ứng dụng trên nó.
Khoảng cuối năm 2017 chứng kiến sự thành công của Crypto Kitty nhưng Ethereum lại chậm đi 15%(chỉ do 1 ứng dụng), điều này cho chúng ta thấy một dApps có thể là mảnh đất màu mỡ để phát triển nhưng blockchain cần phải hoàn thiện hơn các tính năng như khả năng mở rộng để dApps có thể thay thế các mô hình có sẵn.
Có 2 thang đo để mọi người tham khảo:
Rủi ro đầu tư: Xét toàn diện về đồng coin từ công nghệ, ứng dụng, chấp nhận thanh toán, ảnh hưởng,..v..v..Điểm càng thấp thì rủi ro càng thấp, min là 0, max là 10
Tiềm năng phát triển: Xét khả năng phát triển, điểm càng cao thì tiềm năng càng cao. Min là 0, max là 10
Dưới đây các điển hình cho các dạng coin nền tảng xây dựng ứng dụng
Ethereum (ETH)
Dự án blockchain 2.0 đầu tiên cho phép xây dựng các ứng dụng phân quyền. Tính năng nổi bật nhất của nó là Smart contracts(hợp đồng thông minh) – đó là một dạng điều khoản được lập trình trước và tự thực thi liên tục mà không cần sự kiểm soát của bên thứ 3. Smart contract cũng được xem tính năng cơ bản để xây dựng dApps trên blockchain.
Hiện tại, Ethereum có số lượng dApps và đội ngũ phát triển đứng đầu thị trường, lợi thế này sẽ ngày càng giúp Etherum tạo khoảng cách với các đối thủ còn lại và khẳng định vị thế vượt trội của mình trong thời gian tới.
Ảnh hưởng của Ethereum cũng đặt ra vấn đề mở rộng như là hướng đi cho các Blockchain platform sau này. Và từ khi sự nâng cấp Ethereum là không thể đảo ngược, thì quá nhiều ứng dụng đang chạy nên việc nâng cấp cải tiến là vấn đề khó khăn hiện tại của Ethereum. Tuy nhiên, ngày triển khải của các cải thiến nhằm giải quyết vấn đề trên cũng đang đến rất gần.
Rủi ro đầu tư: 0
Tiềm năng phát triển: 9
NEO
NEO thường được xem là “Ethereum của Trung Quốc”, nếu Ethereum được trở thành nền tảng cho việc xây dựng dApps thì NEO được tạo ra để mở rộng chức năng của dApps và smart contract nhắm phát triển nền kinh tế thông minh(smart economy). Ngoài ra, NEO có một hệ thống smart contract trả bằng GAS được tạo ra từ NEO khác với Ethereum, cơ chế đồng thuận DBFT mô hình quản trị và một cách tiếp cận khác đối với việc áp dụng thế giới thực.
Mặc dù NEO có vẻ tương đối tập trung nhưng nó đang hướng tới sự phân quyền trong tương lai, hiện tại chỉ có 9 nodes được tin tưởng (tổ chức có thể là các trường đại học, đối tác kinh doanh,…) sẽ chạy mạng lưới lúc đầu và NEO holder sẽ được quyền chọn các nodes cảm thấy tin tưởng tương lai giống như DPoS của EOS hay LISK.
Một điểm đáng lo ngại với giao thức đồng thuận DBFT của NEO là đã từng có trường hợp bị “rớt” mạng trong thời gian thực hiện các ICO lớn.
Ở mặt khác, NEO dường như có cách tiếp cận rất hợp tác với chính phủ khi dự án THE KEY(chạy trên NEO) và Onchain lại được phép triển khai ở 2 tỉnh Quảng Đông, Quý Châu trong khi Facebook, Google thì bị cấm. Nếu được chính phủ hỗ trợ, NEO sẽ có khả năng được tiếp cận đến mọi mặt của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Rủi ro đầu tư: 3
Tiềm năng phát triển: 9
EOS
EOS có vẻ là công nghệ với tương lai đầy hứa hẹn muốn khi muốn cải tiến mọi mặt của một blockchain platform từ việc hoàn thiện smart contract (như Ethereum), nâng cao khả năng mở rộng, cho đến xây dựng cách thức quản trị hiệu quả,..mọi thứ đều hướng đến một nền tảng hoàn hảo để xây dựng dApp. Hiện tại, công nghệ EOS đang sử dụng bao gồm khả năng cho phép thực hiện nhiều smart contract một cách không đồng bộ (ASCs) cho phép cắt nhỏ các giao dịch và xử song song, do đó nâng cao được khả năng mở rộng lên đến hàng triệu giao dịch trên giây. Giao thức DPoS với 21 Block Producer cho phép người dùng bầu chọn nhà sản xuất khối cho mình, giảm hao phí điện năng như PoW.
Tuy nhiên, việc khởi chạy mạng lưới vừa qua không mấy suôn sẻ cho thấy EOS còn rất nhiều việc phải làm. Hiện tại EOS là một mớ hỗn độn ở khái cạnh quản trị, nhưng mạng lưới đã đươc khởi chạy, chúng ta sẽ cùng chờ xem sự thể hiện của EOS trong thời gian tới.
Rủi ro đầu tư: 6
Tiềm năng phát triển: 9
Cardano
Cardano cũng tự tuyên bố là một blockchain 3.0 tương tự như EOS, sự khác biệt chính ở Cardano là chúng cải thiện cái đang có của blockchain đặc biệt là smart contract thông qua cách tiếp cận triết học và cách tiếp cận nghiên cứu khoa họ. Tực là, Cardano bắt đầu xây dựng giao thức trên tờ giấy trắng từ các nghiên cứu mã hóa mới nhất (các đồng khác như Bitcoin là sự tổng hợp của các nghiên cứu năm 90s) và mỗi cải tiến của Cardano sẽ được review giữa các chuyên gia của các trường đại học và cải thiện dần thông qua đánh giá ưu nhược điểm của giao thức. Do đó, Cardano trên thực tế không phải là mạng lưới đã chạy như EOS mà là một đống phần mềm mã nguồn mở để các chuyên gia vào mổ xẻ với nhau. Những ứng dụng chúng ta thấy của Cardano là những thử nghiệm chứ không phải sản phẩm chính thức.
Đây là một dự án phức tạp nhưng đáng mong đợi vì cách tiếp cận độc đáo cho phép mỗi tính năng của Cardano đều sẽ được chứng minh là an toàn trên phương diện toán học( mathematically proven securities), smart contract được chứng minh an toàn trên phương diện toán học sẽ có mức độ an ninh cực cao.
Rủi ro đầu tư: 6
Tiềm năng phát triển: 9
NEM (XEM)
NEM được biết đến như một tài sản thông minh được xây dựng trên blockchain vì giao thức POI(Proof of Important) cho phép NEM trở thành một tài sản cổ phần trong toàn bộ blockchain, một người tham gia một tổ chức với số lượng NEM nhiều hơn sẽ có quyền quyết định. Với tính năng này, sự đồng thuận sẽ diễn ra nhanh hơn khi private blockchain được xây dựng trên blockchain chính với việc người nắm phần nhiều hơn sẽ chủ động trong tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng. Đặc biệt hơn, NEM sử dụng Eigentrust++ và cấu trúc 2 lớp máy chủ-máy trạm giúp giao dịch trên private blockchain an toàn hơn.
Ngoài ra, giao diện API của NEM cho phép người dùng xây dựng smartcontract với nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau do đó các doanh nghiệp sử dụng blockchain có nhiều tùy chọn hơn trong việc lập trình các smart contract của mình.
Hiện tại, NEM gặp vấn đề trong việc rút gởi token ở sàn giao dịch, Ví Nano hoạt động cũng không ổn định, sẽ cần cải thiện trong tương lai
Rủi ro đầu tư: 5
Tiềm năng phát triển: 8
LISK (LSK)
Tính năng độc đáo của Lisk so với các blockchains khác là tập trung vào việc tích hợp các chuỗi bên là phương tiện để tạo ra các dApps. Điều này cho phép các nhà phát triển tạo ra blockchain độc lập riêng với với chuỗi chính LISK,và dĩ nhiên chuỗi riêng cũng phải chạy nodes riêng.
HIện tại, LISK dùng giao thức DPoS với 101 vị trí, nhưng vài nhóm nhỏ đã chiếm hơn 50% các vị trí nên bị xem là tập quyền. Lisk có kế hoạch thay đổi thuật toán đồng thuận để tăng sự phân quyền hơn nữa h trong tương lai gần.
Rủi ro đầu tư: 3
Tiềm năng phát triển: 8
Stellar Lumen (XLM)
Stellar là một dự án tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán tài chính để tạo thuận lợi cho các giao dịch xuyên biên giới và đa tiền tệ trên toàn cầu. Nó sử dụng một cơ chế đồng thuận PoS và rất giống với Ripple. Trong thực tế, cả Stellar và Ripple được thành lập bởi cùng một người: Jed McCaleb. Sự khác biệt chính là ý thức hệ; Stellar hướng tới triển khai thanh toán trong ngành bán lẻ và phần dân số không tiếp cận với ngân hàng, trong khi Ripple tập trung vào khía cạnh thể chế và lợi nhuận của ngành ngân hàng.
Stellar trở thành tâm điểm thị trường sau khi hợp tác với IBM vào tháng 11/2017 và hình thành hành lang tiền tệ đa quốc gia trong khu vực Nam Thái Bình Dương. Dự án này đặt mục tiêu xử lý đến 60% tất cả thanh toán xuyên biên giới trong khu vực, bao gồm các quốc gia như Australia, Fiji và Tonga. Điều này sẽ cho phép kết nối giữa các doanh nghiệp nhỏ, các tổ chức phi lợi nhuận và ngân hàng địa phương để xúc tiến quá trình thương mại.Stellar và Ripple nhắm vào chung một thị trường như Stellar mục tiêu mang lại lợi ích cộng đồng vô tình làm giảm lợi nhuận ngân hàng nếu nó thành công. Điều này lí giải vì sao Ripple đạt được sự chấp nhận lớn hơn ở các ngân hàng nhưng Stellar lại có sự phát triển công nghệ tốt hơn.s
Tuy nhiên, cần chỉ ra rằng 80% nguồn cung tiền xu của Stellar được sở hữu và kiểm soát bởi Stellar Foundation, mà về mặt kỹ thuật thì không thể xem là phân quyền.
Rủi ro đầu tư: 3
Tiềm năng phát triển: 8
Stratis (STRAT)
Stratis cho phép các doanh nghiệp và tổ chức tạo ra các blockchains theo nhu cầu riêng của họ và những blockchain này sẽ gắn với blochchain chính. Điều này tương tự như cấu trúc của Lisk, nhưng Stratis tập trung nhiều hơn vào các doanh nghiệp. ĐIểm nhấn của Stratis là giao diện đơn giản của Stratis sẽ cho phép các tổ chức triển khai nhanh chóng và dễ dàng và thử nghiệm chức năng của blockchain trên các môi trường như Ethereum, BitShares, BitCoin, Lisk và Stratis.
Stratis là một trong những torket mang lại lợi nhuận cao nhất cho nhà đầu tư, tính đến thời điểm hiện tại là 37,117 % (371 lần)
Rủi ro đầu tư: 2
Tiềm năng phát triển: 7
VeChain (VEN)
VeChain là một dự án blockchain đang xây dựng một nền tảng doanh nghiệp kinh doanh và hệ thống theo dõi hàng tồn kho. Một số ví dụ về các ứng dụng của nó bao gồm xác minh hàng hóa cao cấp chính hãng, xác minh toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm.
Ngoài ra, VeChain có mối quan hệ sâu sắc với chính phủ Trung Quốc và có đà tiến rất nhanh với công nghệ của họ. Và cộng đồng ủng hộ VeChain cũng là một trong những cộng đồng mạnh nhất trong thế giới crypto, với hơn 60.000 người theo dõi trên mạng xã hội. Hiện VeChain có độ hype rất cao nhưng nhiều người tin rằng nó xứng đáng với nó
Rủi ro đầu tư: 4
Tiềm năng phát triển: 8
Thật khó mà nói điều gì sẽ giúp một Blockchain Platform thành công, nếu dự án phát triển ổn định thì lĩnh vực ngách nào cũng lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng Platform nào thuận lợi cho nhà phát triển thì dễ sống và phát triển hơn. Chưa biết mặt mũi Blockchain 3.0 như thế nào nhưng khả năng cho phép xây dựng dApps một cách hiểu quả và thuận tiện sẽ đóng vai trò quyết định dẫn đến thành công của nó
Tham khảo tại masterthecrypto