Tiền kỹ thuật số đã được dùng để đóng học phí cao đẳng và đại học, trả tiền cho chuyến du lịch vũ trụ và mua cả Lamborghini. Và giờ đây bạn cũng có thể hỗ trợ các nhà báo bằng cách đóng góp cho Quỹ Tự do Báo chí (FPF) bằng Ethereum Bitcoin, Bitcoin Cash, Litecoin và Zcash.
Khoản tiền này sẽ hỗ trợ các dự án hiện tại của tổ chức tự do ngôn luận phi lợi nhuận bao gồm SecureDrop – một nền tảng cho phép các nhà báo nhận tin nhắn và tài liệu từ các nguồn tin nặc danh.
Các dự án khác mà FPF hiện đang tham gia bao gồm US Press Freedom Tracker – một trang web dành riêng cho việc ghi lại các vi phạm về tự do báo chí xảy ra tại Hoa Kỳ. FPF cũng là nhà tài trợ tài chính cho cuộc gọi điện thoại và ứng dụng tin nhắn văn bản được mã hóa, Signal.
Hơn 500.000 đô la đã được đóng góp
Và chỉ ít lâu sau khi cho phép nhận donate bằng tiền số, tổ chức có trụ sở tại San Francisco, California này đã nhận được khoản đóng góp 1.000 ETH từ Mainframe – một công ty trong lĩnh vực Blockchain, hiện đang phát triển một hệ thống thông tin liên lạc kiểm duyệt và mạng lưới ứng dụng phi tập trung.
FPF viết trên trang web của mình:
Chúng tôi rất biết ơn sự đóng góp quan trọng này nhằm giúp chúng tôi tron việc bảo vệ các nhà báo và những người nắm giữ thông tin mất và cũng rất cảm kích Mainframe cũng như công nghệ của họ, chia sẻ cam kết bảo vệ quyền riêng tư và tự do trực tuyến.
Trước đây, Mainframe đã huy động được khoảng 1,4 triệu USD trong một chiến dịch có tên là “Proof of Heart”. Trong chiến dịch này, tổng số ETH được ước tính lên đến $2.019.57 với cá nhân có mức đóng góp cao nhất là 19.84 ETH – một con số khiến ta liên tưởng đến tiểu thuyết nổi tiếng “1984” của George Orwell vốn mô tả một xã hội bị bóp chẹt trong những lời tuyên truyền và giám sát gắt gao của Chính phủ.
‘Nghỉ chơi’ với Stripe
FPF được thành lập cách đây 6 năm và xem “người thổi còn” Edward Snowden là một trong những thành viên trong ban quản trị, thật ra đã chấp nhận quyên góp bằng Bitcoin từ hồi năm 2013 thông quan Stripe.
Tuy nhiên, Stripe đã ngừng hỗ trợ Bitcoin bởi vì phí quá cao và tỷ lệ giao dịch thất bại gia tăng khiến FPF không thể tiếp tục nhận các khoản quyên góp bằng bitcoin. Bây giờ tổ chức phi lợi nhuận này sẽ chấp nhận quyên góp tiền điện tử trực tiếp từ các ví kỹ thuật số.
Bên cạnh FPF, các tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức từ thiện khác cũng chấp nhận quyên góp bằng tiền điện tử bao gồm một số chi nhánh của tổ chức cứu trợ nhân đạo UNICEF. Trong khi UNICEF New Zealand chấp nhận quyên góp trực tiếp bằng tiền điện tử, UNICEF Australia cũng kêu gọi các nhà hảo tâm quyên góp ‘máy đào’ để sử dụng để khai thác Monero bằng cách sử dụng một biến thể của phần mềm khai thác dựa trên jаvascript Coinhive.
Bitcoin News