Ảnh minh họa.
Ông Cấn Văn Lực, Giám đốc Trường Đào tạo BIDV cho rằng: “Thanh toán di động đang mở ra một cuộc cách mạng toàn cầu về thương mại điện tử, mang lại nhiều cơ hội cho các tác nhân trong nền kinh tế và là nhân tố quan trọng thúc đẩy tài chính toàn diện tại các quốc gia”.Ông cũng đưa ra một số ví dụ cụ thể ở một số quốc gia như Kenya, nhà mạng lớn nhất nước này đã tạo ra một dịch vụ thanh toán qua di động, giúp mọi thuê bao có thể chuyển, rút tiền từ các đại lý của nhà mạng tới số điện thoại, thực hiện thanh toán khoản vay hay gửi tiết kiệm. Trong khi đó tại Indonesia, các ngân hàng và các doanh nghiệp viễn thông ở nước này đều đưa ra giải pháp thành toan di động của riêng mình. Vấn đề lại nằm ở khó khăn phía người dùng, họ không thể dùng một ứng dụng để thanh toán cho mọi dịch vụ hay hoạt động mua sắm của mình.Tại Trung Quốc, mặc dù thị trường nước này đang phổ biến nhất chỉ có 2 giải pháp là Alipay và Wechat Pay nhưng Ngân hàng Trung ương vẫn yêu cầu các đơn vị cung cấp giải pháp thanh toán tham gia liên minh thanh toán Internet phi ngân hàng. Mục đích của việc này là giúp kiểm soát các kênh thanh toán với các dữ liệu liên quan, tránh hành vi đánh cắp tài sản, rửa tiền và thiết lập cơ chế tài chính an toàn cho người dùng. Chi phí phòng ngừa rủi ro với các nhà cung cấp dịch vụ sẽ giảm xuống, thị trường sẽ có tính sẵn sàng, minh bạch hơn. Ấn Độ lại là nước cho phép các doanh nghiệp cung cấp giải pháp thanh toán có thể truy cập cơ sở dữ liệu của nhà nước về số chứng minh thư, cho phép kết nối số này với số điện thoại, tài khoản ngân hàng của người dân. Từ đó hoạt động thanh toán qua thiết bị di động đã tăng gấp đôi và vượt trội so với các phương thức như thẻ. Việt Nam lúc này đang trong giai đoạn bùng nổ về số lượng các dịch vụ mới từ ví điện tử cho đến thanh toán không chạm, thanh toán qua mã QR. Tuy nhiên ông Lực nhận định: “Các giải pháp nối trên phần lớn mới xuất hiện trên thị trường và chưa có cái tên nào phổ biến”.Việt Nam đang có nhiều cơ hội giúp thanh toán di động phát triển mạnh mẽ, khi thị trường bán lẻ và thương mại điện tử đang tăng trưởng. Thẻ ngân hàng và smartphone ngày càng trở nên phổ biến.Các công ty Fintech cũng làm cho thị trường thanh toán di động trở nên sôi động hơn.
Tính tới năm 2016, hơn 30 doanh nghiệp Fintech đã được thành lập tại Việt Nam. 2/3 số này cung cấp các dịch vụ thanh toán di động. Các chuyên gia cũng tin rằng thanh toán di động tiếp tục là điểm sáng trong thị trường Fintech Việt Nam năm nay.Khi số thuê bao di động vượt quá dân số, thanh toán di động là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn. Phương thức thanh toán này đang có giá thành rẻ hơn các phương thức truyền thống, góp phần tiết kiệm chi phí chung cho xã hội, giảm giá thành sản phẩm dịch vụ. Đối với người dùng, lợi ích mà họ nhận được là một giải pháp thanh toán an toàn và tiện lợi hơn, hạn chế được việc bị mất tiền và thông tin tài khoản. Khó khăn đến từ thói quen người dùngCũng theo ông Lực: “Thói quen thanh toán bằng tiền mặt, sự xuất hiện của nhiều giải pháp thanh toán di động là những trở ngại cho người tiêu dùng và sự phát triển chung của thị trường”.Phần lớn người tiêu dùng hiện nay vẫn có thói quen thanh toán bằng tiền mặt. Phần đông dân số Việt Nam ở nông thôn với nhiều người chưa có tài khoản ngân hàng và chưa tiếp cận với các công nghệ thanh toán. Các giải pháp kỹ thuật hiện nay cũng chưa có sự thống nhất. Chỉ riêng về mã QR, thị trường hiện nay với hàng loạt các loại ví điện tử khác nhau lại sử dụng các hệ thống thanh toán riêng.
Vì vậy tương tự ở Indonesia, khách hàng muốn thanh toán các dịch vụ khác nhau phải sử dụng nhiều loại ví khác nhau.Những công ty viễn thông mặc dù có tiềm năng để cung cấp dịch vụ thanh toán di động nhưng họ lại không có chức năng cung cấp dịch vụ thanh toán còn ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ thanh toán lại không có nền tảng công nghệ.Một bài học từ các quốc gia đã có nền thanh toán di động phát triển lúc này đó là nhà nước cần có chính sách ưu tiên cho thanh toán di động. Bên cạnh đó chính phủ cũng cần chủ trì việc xây dựng cơ sở hạ tầng xác thực khách hàng.Lúc này, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng dự thảo về uỷ thác một số dịch vụ ngân hàng cho đơn vị thứ ba như công ty viễn thông, các công ty thanh toán. Nhưng vì chưa được ban hành quy định chính thức nên việc xác thực khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng vẫn còn hạn chế.
TÙNG LINH