Du lịch Việt nở rộ dịch vụ "outbound"

Người Việt ngày càng chịu chi cho du lịch, mua sắm ở nước ngoài. Đó cũng là lý do khiến dịch vụ outbound của các công ty lữ hành nở rộ, với mức giá tour cạnh tranh thông qua việc phối hợp với các cơ quan du lịch của một số quốc gia.

Trong khi đó, Việt Nam có ưu thế về di sản văn hóa, điều kiện tự nhiên nhưng dường như vẫn chưa có đủ cơ cấu sản phẩm hấp dẫn để du khách sẵn sàng 'mở hầu bao'.

Tháng 8 vừa rồi, Văn phòng Chính phủ vừa có báo cáo truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu và làm rõ thông tin người Việt 'bạo tay' chi tiền đi du lịch, chi tiêu ở nước ngoài. Theo số liệu của Hiệp hội Du lịch Việt Nam ghi nhận từ các cơ quan quản lý du lịch nước ngoài, năm 2016, khoảng 6,5 triệu người Việt Nam đã du lịch nước ngoài, chi tiêu 7 - 8 tỷ USD. Bình quân mỗi người Việt chi 1.230 USD để xuất ngoại, tăng khoảng 15% so với năm 2015.

Người Việt chịu chi

Trong số các quốc gia mà người Việt đến nhiều nhất phải kể đến là Singapore. Thống kê của Bộ Du lịch Singapore cho thấy, năm 2015, Singapore thu hút 15,2 triệu lượt khách các nước, doanh thu 21,8 tỷ SGD (tương đương 15,98 tỷ USD). Khách quốc tế đến Singapore với 58% để tham quan, vui chơi giải trí, 20% là khách MICE, còn lại là các mục đích khác. Việt Nam nằm trong top 15 thị trường du lịch có lượt khách đến Singapore nhiều nhất, năm 2015 đạt 418.000 lượt.

Du lịch Việt nở rộ dịch vụ "outbound"

Trong số các quốc gia mà người Việt đến nhiều nhất phải kể đến là Singapore.

Giai đoạn 2006 - 2015, tốc độ tăng trưởng khách Việt Nam sang Singapore là 10,9%, cao nhất so với mức chung của khu vực châu Á (5,7%). Lượng khách Việt Nam đã tăng từ 156.101 lượt năm 2006 lên hơn 400.000 lượt của năm 2015. Riêng năm 2016, thống kê về khách nước ngoài của Bộ Du lịch Singapore cho thấy, đã có 16,4 triệu lượt khách quốc tế đến Singapore, trong đó khách Việt Nam là 469.429 lượt.

Du khách đến Singapore chi tiêu bình quân khoảng 1.430 SGD (1.048 USD), trong đó nhiều nhất dành cho tham quan, giải trí (245 USD), lưu trú (225 USD), mua sắm (188 USD) và ăn uống (chiếm 111 USD). Cũng theo thống kê, năm 2015, mức chi tiêu bình quân mỗi khách Việt Nam đến Singapore là 1.244 SGD (912 USD), cao hơn mức chi bình quân của mỗi khách trong khu vực ASEAN và cả nhóm khách Hàn Quốc, Nhật Bản đến Singapore.

Khách Việt Nam đến Singapore cũng với nhiều mục đích khác nhau nhưng có 58% du lịch, 21% vì công việc kinh doanh và còn lại là với những lý do khác. Trong doanh thu 520 triệu SGD (381 triệu USD) từ khách Việt Nam, mua sắm dẫn đầu (30%), thứ hai là lưu trú (28%), thứ ba là ăn uống (15%). Tỷ lệ này đối với du khách Thái Lan đến Singapore lần lượt là 23%, 40%, 16% và Malaysia là 26%, 24%, 12%. Được biết, trong top 10 nhóm du khách quốc tế chi cho mua sắm nhiều nhất ở Singapore năm 2014 - 2015 có Việt Nam, với mức tăng trưởng cao thứ hai (18%), sau Hàn Quốc.

Ngoài Singapore, trong những năm qua, người Việt cũng đã 'tích cực' du lịch Campuchia, Nhật Bản và gần đây là Hàn Quốc. Từ năm 2008 đến nay, Việt Nam luôn nằm trong nhóm dẫn đầu về khách nước ngoài đến Campuchia. Năm 2014, trong tổng số 4,5 triệu khách nước ngoài đến Campuchia, khách Việt chiếm hơn 21%. Số liệu của các cơ quan quản lý du lịch Campuchia cho thấy, năm 2016, khách nước ngoài đến nước này đạt 5 triệu lượt, thời gian lưu trú khoảng 6,3 ngày.

Việt Nam nằm trong top 15 thị trường du lịch có lượt khách đến Singapore nhiều nhất, năm 2015 đạt 418.000 lượt.

Trong năm 2015 - 2016, trong top 10 thị trường khách các nước đến Campuchia, Việt Nam dẫn đầu với lần lượt 959.663 lượt và 987.792 lượt, chiếm 19,1% thị phần. Trong khi đó, với thị trường Nhật Bản, năm 2016, thống kê của các cơ quan du lịch nước này cho biết, họ đã đón 24 triệu lượt khách các nước, tăng 21,8% so với năm 2015. Khách châu Á đến Nhật nhiều nhất với 20,4 triệu lượt, tăng trưởng 22,7%. Năm 2016 có 233.763 lượt khách Việt đã đến Nhật, tăng 26,1%, thuộc nhóm 7 thị trường khách tăng trưởng cao nhất của Nhật.

Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Hàn Quốc (KTO), chỉ riêng trong tháng 8/2017, Việt Nam nằm trong top 10 thị trường khách các nước của Hàn Quốc, đạt mức 27.572 lượt, so với 20.660 lượt khách cùng kỳ 2016. Ông Đặng Văn Tuân, Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại Du lịch Mười Phương (MP Travel) đánh giá, năm 2017, thị trường khách Việt du lịch Hàn Quốc ước tăng 30% so với năm 2016.

Người Việt cũng ngày càng chuộng các tour Đài Loan, Nhật Bản. Về phía các thị trường này, họ đang nhắm đến việc khai thác các tour tìm hiểu, khám phá văn hóa, lịch sử và nay là công nghiệp (ẩm thực, các ngành kinh tế mũi nhọn), vốn đã rất quen thuộc với khách Việt qua truyền thông, phim ảnh.

Tỷ trọng lớn trong doanh thu

Theo Ủy ban Du lịch và Lữ hành Thế giới - World Travel & Tourism Council (WTTC), mức chi tiêu của người Việt để du lịch nước ngoài tăng đáng kể, từ 51.583 tỷ đồng (trên 2,2 tỷ USD) năm 2011 lên 91.300 tỷ đồng năm 2016 (khoảng 4 tỷ USD) và dự báo đạt 235.193 tỷ đồng (10,3 tỷ USD) năm 2017. Với giá tour ngày càng cạnh tranh, nhiều công ty lữ hành trong nước cũng xem outbound là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu.

Điển hình như Công ty CP Dịch vụ Du lịch Bến Thành (BenThanh Tourist), trong tháng 5 và 6/2017, chỉ tính riêng thị trường khách lẻ, tổng doanh thu du lịch nội địa tăng 40% nhưng outbound tăng đến 205% so với cùng kỳ năm 2016. Trước đó, năm 2016, thị trường khách outbound tăng mạnh, theo đó, Công ty phục vụ trên 183.000 lượt khách, trong đó inbound tăng 7%, còn outbound tăng đến 20%, tổng doanh thu trên 679 tỷ đồng.

Ảnh: Cuộc thi Tự hào hàng Việt do DNSG tổ chức.

Nói về dịch vụ outbound, ông Nguyễn Minh Quyền - người có 27 năm gắn bó với du lịch outbound của một doanh nghiệp lớn tại TP.HCM cho biết, sở dĩ người Việt Nam ngày càng chọn tour du lịch nước ngoài vì giá rẻ, chẳng hạn, chi phí du lịch Singapore hay Malaysia hiện chỉ nhỉnh hơn đi Hà Nội.

Hơn nữa, các cơ quan du lịch nước ngoài có chương trình quảng bá, xúc tiến, kết hợp với các công ty lữ hành trong nước để đưa đón khách. Thái Lan đặt mục tiêu rất rõ ràng là nhắm đến 4 triệu khách du lịch tại TP.HCM, nên trong chương trình xúc tiến, họ đào tạo nhân viên, hướng dẫn viên nói tiếng Việt để khai thác nguồn khách này.

Ngành du lịch Hàn Quốc cũng được hỗ trợ quảng bá mạnh mẽ từ phim ảnh, Kpop. Mới đây, tại cuộc hội thảo giới thiệu các tour du lịch công nghiệp Hàn Quốc (do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc kết hợp với Tổng cục Du lịch Hàn Quốc và nhật báo The Korea Economic Daily tổ chức), đại diện của Công ty quốc doanh nhân sâm Hàn Quốc (sở hữu thương hiệu sâm Cheong Kwan Jang, tại quận Buyeo) tiết lộ, nam tài tử Song Joong Ki đã sử dụng thức uống mang thương hiệu Cheong Kwan Jang trong suốt quá trình đóng phim Hậu duệ mặt trời - bộ phim thành công đến nỗi Song Joong Ki sau đó trở thành đại sứ danh dự và làm người mẫu quảng cáo cho ngành du lịch Hàn Quốc (từ tháng 7/2016).

Nói về sức nóng của các tour du lịch outbound nói chung và du lịch Hàn Quốc nói riêng, chia sẻ bên lề hội thảo du lịch công nghiệp Hàn Quốc, bà Ngô Phi Thùy Nhã, Giám đốc Công ty TNHH Sai Gon Tourist Travel cho biết, đây là chương trình được sự hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc. Trước đây, du lịch Hàn chỉ đơn thuần hướng đến tham quan nhưng với đợt quảng bá này, họ muốn giới thiệu ngành công nghiệp mỹ phẩm, ngành trồng và chế biến sâm, sản xuất công nghiệp nặng của nền kinh tế Hàn Quốc.

Sở dĩ người Việt Nam ngày càng chọn tour du lịch nước ngoài vì giá rẻ, chẳng hạn, chi phí du lịch Singapore hay Malaysia hiện chỉ nhỉnh hơn đi Hà Nội.

Thông qua chương trình giới thiệu tour mới này, các cơ quan quản lý của Hàn Quốc muốn quảng bá đến khách Việt Nam, đặc biệt là giới doanh nhân những chương trình tìm hiểu, kết nối các cơ hội kinh doanh, bên cạnh những du khách muốn khám phá những nét đặc trưng của kinh tế Hàn Quốc.

Cũng theo bà Nhã, so với cách nay hai năm, giá tour đi Hàn Quốc đã giảm từ 20 - 30%, và thủ tục cũng dễ hơn nên gần đây, lượng khách Việt đi du lịch Hàn đã tăng đáng kể, từ 20 - 30%. Đại diện Công ty TNHH Sai Gon Tourist Travel chia sẻ thêm, khách đến Hàn Quốc phần đông là người trẻ, họ biết đến Hàn Quốc qua phim ảnh và muốn sang đây với mục đích tham quan, mua sắm.

Du lịch Việt Tiêu xài quá ít

Trái với outbound, việc làm gì để hút khách các nước vào Việt Nam và kích thích khách tiêu xài là vấn đề mà hiện nay nhiều địa phương vẫn nhắc đến trong các chương trình xúc tiến du lịch.

Tại báo cáo kết quả khảo sát ngành dịch vụ khách sạn năm 2017 của Grant Thornton Việt Nam tổ chức mới đây tại TP.HCM, các đại biểu nhận xét, chi phí du lịch hiện nay ở Việt Nam khá cao so với các nước trong khu vực ASEAN (chỉ xếp sau Singapore). Song, chi phí này lại có sự phân bổ khác biệt so với nhiều quốc gia.

Năm 2009, theo Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, chi tiêu bình quân mỗi ngày của khách nước ngoài đến Việt Nam là 91,2 USD. Trong cơ cấu chi tiêu, khoản chi cho lưu trú, ăn uống và đi lại chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cơ cấu này gần như không thay đổi cho đến những năm gần đây.

Theo Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới, so với Singapore, Việt Nam có ưu thế về di sản văn hóa, điều kiện tự nhiên và mức độ thân thiện của con người. Tuy nhiên, chất lượng hạ tầng du lịch, phương tiện di chuyển, lưu trú, ẩm thực, sản phẩm du lịch, Singapore hay Thái Lan đều được đánh giá cao hơn Việt Nam về tính đa dạng và chuyên nghiệp.

Singapore hay Thái Lan đều được đánh giá cao hơn Việt Nam về tính đa dạng và chuyên nghiệp.

Đó là chưa kể chi phí du lịch đến Việt Nam khá cao. Một nhà đầu tư du lịch đang có ý định vào miền Trung đã chia sẻ khảo sát đối với phân khúc khách trung bình: Phương tiện đi lại và khách sạn là hai yếu tố tạo 'gánh nặng' cho du khách (nhưng lợi nhuận đem về cho ngành du lịch thấp).

Theo đó, trung bình du lịch trong vòng 18 giờ, du khách sẽ chi khoảng 150USD cho di chuyển, từ 60 - 100USD/đêm cho khách sạn. Trong khi những hạng mục đem lại lợi nhuận cao như nhà hàng, giải trí lại hạn chế. Khách đến miền Trung chỉ mất dưới 10 USD/ngày cho giải trí và khách giàu có chỉ tiêu dưới 100 USD/chuyến cho nhu cầu mua sắm.

Ngược lại, ở Thái Lan hay Singapore, chi tiêu của du khách cho mua sắm, tham quan lại chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2015, khách từ khu vực ASEAN dẫn đầu về khách nước ngoài đến Thái Lan. Mức chi tiêu bình quân mỗi ngày của du khách khi đến Thái Lan dao động khoảng 150USD/ngày.

Theo Bộ Du lịch Thái Lan, chi tiêu của khách du lịch đến Thái chủ yếu cho mua sắm (chiếm 25%), giải trí (12%), tham quan (4%), khách sạn (29%), ăn uống (20%), còn vận chuyển chiếm chỉ 10%. Dĩ nhiên, đã có hơn 6,7 triệu người Thái du lịch nước ngoài, với khoảng chi tiêu 5,8 tỷ USD, song chỉ chiếm 18,5% tổng chi phí du lịch trong nước.

Còn nếu xét về giá tour trọn gói, một chuyến tham quan qua 'Con đường di sản miền Trung' trong 4 ngày 3 đêm có mức 8,5 triệu đồng/khách (máy bay khứ hồi). Trong khi đó, tour 5 ngày 4 đêm chặng TP.HCM - Bangkok - Pattaya chỉ mất khoảng 6,7 triệu đồng/khách (bao gồm vé máy bay khứ hồi).

Liên quan đến việc cải thiện nguồn thu, cơ cấu nguồn thu của ngành du lịch, ông Nguyễn Minh Quyền cho rằng, để kích thích du lịch trong nước nói chung và địa phương nói riêng, phải có sự kết hợp của nhiều ngành, nhiều cơ quan. Chẳng hạn, nếu trong năm, Nghệ An hay Thanh Hóa đẩy mạnh xúc tiến du lịch thì chí ít phải có sự hỗ trợ (chi phí vận chuyển) của các hãng hàng không, hãng lữ hành, cơ sở lưu trú (giá phòng) tạo điều kiện thu hút khách, và quan trọng hơn nữa là địa phương phải có sản phẩm du lịch đặc thù, nếu không có sản phẩm du lịch hấp dẫn sẽ rất khó để 'mở ba lô” của du khách.

Nguyên Bảo - Hải Âu
* Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

TIN LIÊN QUAN

Ngành du lịch có thể đạt doanh thu 500.000 tỉ đồng trong năm 2017

Ngành du lịch đã tăng trưởng tốt trong những tháng qua, kỳ vọng doanh thu cả năm 2017 đạt 500.000 tỉ đồng, tăng đến 100.000 tỉ, so với năm ngoái và cao hơn 40.000 tỉ đồng so với kế hoạch cho năm nay.

Văn hóa du lịch Ireland với chiến dịch truyền thông sử dụng nhịp tim của các cặp đôi

Văn hóa du lịch Ireland luôn được ngưỡng mộ và yêu thích nhờ bản sắc rất độc đáo và truyền thống lịch sử phong phú. Năm 2018, với quyết tâm đem văn hóa du lịch Ireland lên một tầm cao mới, bộ du lịch Ireland đã cùng hợp tác với agency Publicis

[Case Study] Chiến dịch Viral Marketing “kỳ cục” của du lịch Thái Lan

Nhắc tới nền công nghiệp quảng cáo của Thái Lan, chắc ai cũng không khỏi nghĩ tới các mẩu TVC siêu dài, siêu hài hước và siêu viral đến từ các bộ óc sáng tạo của đất nước Chùa Vàng. Tuy nhiên, trong một “rừng: TVC đó, không mấy sản phẩm có thể đạt

Vì sao cánh cửa nhượng quyền thương hiệu chưa mở?

Trong khi tại các nước Đông Nam Á hoạt động nhượng quyền thương hiệu đã phổ biến thì tại Việt Nam chỉ mới đếm được một vài trường hợp.

Chiến dịch Marketing đỉnh cao của người Malaysia đưa đất nước lên một tầm cao mới

Malaysia là một đất nước đa dạng các dân tộc chung sống với nhau từ rất nhiều thế kỉ trước. Dân số hiện tại của quốc gia này là sự cấu thành của 70 dân tộc anh em. Điều đặc biệt ở đây là mỗi dân tộc lại sở hữu văn hóa, di sản, tín ngưỡng hoàn toàn

Chưa chịu tác động của thực phẩm Tết, CPI đã tăng 0,46%

Lần lấy giá cuối được thực hiện trước 20 Âm lịch nên các nhóm hàng liên quan đến ăn uống chưa tác động nhiều vào mức tăng 0,46% của CPI tháng 1 vừa qua, song đây vẫn là tháng Tết có mức tăng giá mạnh trong những năm gần đây.

Những mô hình khách sạn giá rẻ thu hút dân du lịch bụi

Trong những năm gần đây, trào lưu du lịch bụi đang thu hút đông đảo nhiều người tham gia ở...

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn cài đặt file Xapk trên Nox Player

*.Xapk là một định dạng tương tự *.apk, nhưng nó có thêm một phần khác gọi là OBB (những dữ liệu bộ nhớ). Chúng ta có thể cài đặt file Xapk lên điện thoại Android hoặc cài xapk trên giả lập máy tính để thực hiện mục

Hướng dẫn ẩn file và folder trong Windows 10 Search

Trong Windows 10, hộp Cortana hoặc mục Windows Search có thể giúp bạn tìm kiếm tất cả các tệp và thư mục trong máy tính. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn người khác xem một số file hoặc thư mục nào đó thì có thể ẩn chúng

4 công cụ kiểm tra URL đã rút gọn

Để có trải nghiệm duyệt web an toàn hơn, hãy sao chép và dán liên kết rút gọn vào UnshortenIt và bạn sẽ tìm ra URL gốc, bản tóm tắt hoặc mô tả trang (nếu có) và đánh giá an toàn của nó do Web of Trust cung cấp.

Hướng dẫn sử dụng tính năng Proxy trên Windows 10

Proxy là một Internet Server cho phép chuyển tiếp thông tin và kiểm soát sự an toàn cho người dùng truy cập mạng Internet, kết hối thông qua máy chủ proxy (Proxy Server).

Hướng dẫn tạo, đăng ký tài khoản Gmail cho người dùng mới

Muốn sử dụng được dịch vụ Gmail bạn phải tạo tài khoản Google, tài khoản đó có thể dùng chung cho rất nhiều dịch vụ khác như: YouTube, Google+, Google Drive...

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Lenovo Ideapad 530s: Laptop ấn tượng, thiết kế cao cấp và gọn nhẹ

Chiếc Laptop được thiết kế đơn giản và đẹp mắt như mẫu Ideapad 530S được coi là một bước thay đổi mới của hãng Lenovo giống Apple làm với Macbook Air vậy. Còn điều gì thú vị của Ideapad 530S trừ dáng vẻ được phá cách

Đánh giá nhanh smartphone tầm trung Nokia 7 Plus

Nokia 7 Plus có thiết kế kim loại nguyên khối với hợp kim nhôm đạt chuẩn 6000, kiểu dáng bên ngoài khá đẹp với độ hoàn thiện cao cho cảm giác cầm nắm thoải mái. Máy có kích thước lần lượt 158.4 x 75.6 x 8mm, trọng

Honda Goldwing 2018 giá 1,2 tỷ: Đem đến những trải nghiệm hoàn toàn mới

Đặt lốp tới đất Mỹ lần đầu vào năm 1975, Honda Goldwing được ví như bài hát ca ngợi sức mạnh, sự thoải mái và đáng tin cậy của một chiếc mô tô. Phiên bản cập nhật năm 2018 là cuộc cải tổ đầu tiên của Honda dành cho