“Miếng bánh” cửa hàng tiện lợi trước khi 7-Eleven đổ bộ
Không phải đến khi 7-Eleven tuyên bố vào TP.HCM và bước đầu thực hiện kế hoạch, cửa hàng tiện lợi đang là 'miếng bánh' hấp dẫn trong thị trường bán lẻ Việt Nam từ lâu.
Hoàng Lâm, sinh viên Đại học Công đoàn cho hay anh thường xuyên là khách hàng của mô hình cửa hàng tiện lợi Circle K.
'Bản thân mình và bạn bè đi chơi về khuya, các cửa hàng tạp hóa truyến thống đều đã đóng cửa. Nên những cửa hàng như vậy là lựa chọn rất phù hợp khi đồ ăn rẻ, có chỗ ngồi khách hàng và sẵn sàng phục vụ bất cứ lúc nào', sinh viên này chia sẻ.
Không chỉ Lâm, nhiều bạn trẻ khác cũng cho hay khá hào hứng với mô hình cửa hàng tiện lợi như vậy. Tại Hà Nội, hai cái tên được nhiều người biết đến hơn cả là Circle K, hệ thống của Mỹ, và Vinmart+ của Vingroup.
Còn trên thị trường cả nước, những thương hiệu đi đầu phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam có thể kể đến như Family Mart, Circle K, Shop&Go, Ministop và gần đây là Vinmart+…
Family Mart đã hoạt động 8 năm, Shop&Go 11 năm, Circle K (8 năm), Ministop (5 năm)… Vinmart+ mới gia nhập thị trường được khoảng gần 3 năm nhưng đã vươn lên trở thành chuỗi cửa hàng tiện ích lớn nhất Việt Nam với gần 1.000 cửa hàng.
Đánh giá về phân khúc cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, ông Vũ Vĩnh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng vẫn còn sơ khai, manh mún, chưa được quản lý, chưa có sự cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra, theo ông, hệ thống các cửa hàng tiện lợi tuy có phát triển nhanh nhưng vẫn còn quá ít so với nhu cầu hiện tại.
'Thị trường 94 triệu dân còn rất rộng, các doanh nghiệp tuy hoạt động theo mô hình khác nhau, có những thăng trầm nhất định nhưng đều phát triển rất nhanh', ông Phú chia sẻ với chúng tôi.
Nếu điểm lại hoạt động của các hệ thống cửa hàng tiện ích ở Việt Nam, ta đều thấy một điểm chung đó là phát triển khá nhanh.
Family Mart mở cửa hàng đầu tiên tại đây vào năm 2009. Tại thời điểm đó, các công ty 100% vốn nước ngoài rất khó khăn trong việc xin giấy phép đầu tư - retail license tại Việt Nam. Do đó, khả năng mở rộng cửa hàng Family Mart không hề dễ dàng. Đến cuối năm 2010, Family Mart cũng chỉ có duy nhất một cửa hàng.
Thấy khó khăn trong việc mở rộng cửa hàng, Family Mart liên doanh với công ty Việt Nam tạo thành Vi Na Family Mart Co ltd (trong đó, 44% của Family Mart Nhật Bản, 51% của Công ty Phú Thái và 5% của Itochu Nhật Bản). Sau đó, trong vòng 1,5 năm Family Mart đã mở rộng đến 42 cửa hàng.
Năm 2013, Tập đoàn Berli Jucker Plc (BJC) của Thái Lan đã mua lại Family Mart và đổi thên thành B’s mart (B là ký tự đầu tiên của tập đoàn BJC). Tuy nhiên, hệ thống này không hề mất đi mà liên tục mở rộng đến hiện tại.
Hiện tại, B's Mart Việt Nam (hay còn gọi là Family Mart) đã có 73 cửa hàng và dự kiến sẽ nâng lên 100 vào năm 2016 và 300 vào 2018. Mục tiêu của Family Mart là trở thành chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Việt Nam. Đơn vị này dự kiến mở từ 1.500 đến 2.500 cửa hàng vào năm 2023.
Ở một góc độ khác, hệ thống Circle K cũng đang có tốc độ mở rộng nhanh chóng tại các thành phố lớn của Việt Nam. Circle K mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM tháng 12/2008 theo mô hình của Mỹ hoàn toàn mới mẻ khi mở cửa liên tục 24h/7 ngày. Đơn vị này nhận mạnh sẽ tạo ra các cửa hàng Circle K có sản phẩm đa dạng, dịch vụ nhanh gọn, chuyên nghiệp, thân thiện nhanh chóng.
'Sinh sau đẻ muộn' hơn Circle K, B's Mart nhưng hệ thống cửa hàng tiện lợi Vinmart+ của Vingroup đang có tốc độ phát triển nhanh 'chóng mặt'.
Tính đến hết năm 2016, Vinmart+ đã có gần 1.000 cửa hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Theo ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch tập đoàn Vingroup, năm 2017 đơn vị này dự kiến mở thêm khoảng 70 - 80 siêu thị cùng khoảng 1.500 cửa hàng tiện lợi. Kế hoạch của 2017 sẽ đưa Vinmart+ có mặt tại ít nhất 30 tỉnh thành phố trên cả nước.
Như vậy, nếu đúng như kế hoạch, hết năm 2017, đơn vị này sẽ có khoảng 2.500 cửa hàng trên khắp cả nước, đồng thời được dự báo bỏ rất xa các đối thủ còn lại về số lượng cửa hàng.
Nếu nhìn lại cả Vinmart+, Family Mart (B’s Mart) và Circle K có thể thấy đây là 3 phong cách cửa hàng tiện lợi điển hình và phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay.
Family Mart chạy theo mô hình Nhật Bản, Circle K theo mô hình của Mỹ còn Vinmart+ theo mô hình Việt Nam. Tuy mỗi hệ thống có sự phát triển thăng trầm riêng, có điểm mạnh điểm yếu riêng nhưng đều có sự gia tăng nhanh chóng.
Cũng theo ông Vũ Vĩnh Phú, thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất rộng lớn cho các hệ thống cửa hàng tiện lợi phát triển. 'Cho dù 7-Eleven vào Việt Nam thì thị trường vẫn còn rất 'khát' cửa hàng tiện lợi. Sự cạnh tranh ở phân khúc này là chưa lớn. Việc của các doanh nghiệp là tận dụng và có những chiến lược phù hợp', ông Phú cho biết thêm.
TIN LIÊN QUAN
Cửa hàng tiện lợi: Tham vọng của nhà đầu tư Nhật Bản
Thương mại bán lẻ có tốc độ tăng trưởng bình quân gần 12%/năm và quy mô thị trường sẽ đạt khoảng 179 tỷ USD vào năm 2020.
Mặt bằng cửa hàng tiện lợi: Doanh nghiệp Việt gặp khó
Theo báo cáo về tình hình thương mại của Bộ Công Thương, năm 2016, các doanh nghiệp nước ngoài chiếm 70% thị phần bán lẻ ở phân khúc cửa hàng tiện lợi.
Kinh doanh tiệm tạp hóa nhỏ có đủ sức chống chọi khi 7-eleven sắp đổ bộ Việt Nam?
Thói quen tiêu dùng của người Việt đang có nhiều sự thay đổi khiến cho số lượng hệ thống các...
[Infographic] Đại chiến của các ông lớn bán lẻ mini
Vinmart+, Co.op Food, Satrafood đối đầu với Circle K, Shop&Go, 7Eleven... ở mảng siêu thị mini với tốc độ mở cửa hàng nhanh đến chóng mặt. Quy mô cửa hàng nội trải rất rộng nhưng phải đối đầu với những tập đoàn ngoại mạnh về tiền và công nghệ
Chiến lược địa phương hóa của 7Eleven tại Việt Nam liệu có đang đi sai hướng?
Vào tháng 6/2017, cửa hàng đầu tiên của 7Eleven chính thức đặt chân tới Việt Nam tại tòa nhà Saigon Trade Center. Gia nhập thị trường khi đã có quá nhiều ông lớn, mục tiêu của 7Eleven là tạo ra sự khác biệt trong thị trường mua sắm bán lẻ tại Việt
Thị hiếu người tiêu dùng Việt thay đổi, xu hướng nào sẽ lên ngôi cuối năm 2018?
Market Pulse cho biết, sự sụt giảm doanh thu FMCG trên toàn quốc đã được thể hiện trong cả sáu nhóm ngành hàng lớn, đó là đồ uống, thực phẩm, các sản phẩm từ sữa, sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân và thuốc lá. Trong sáu ngành
Tại sao hàng Việt khó vào Wal-Mart?
Đưa sản phẩm vào Wal-Mart không có nhiều lợi nhuận, nhưng đổi lại họ có thể mở được cánh cửa bước vào thị trường Mỹ và các thị trường khó tính khác.
THỦ THUẬT HAY
5 biện pháp đảm bảo điện thoại Android an toàn
5 biện pháp đơn giản bạn có thể làm để đảm bảo dữ liệu và đời sống riêng tư được an toàn.
Cách di chuyển nhanh một hàng trong Words 2013
Bạn đã bao giờ căng mắt tìm trong bảng cho ra những hàng cần sắp xếp lại vị trí? Chỉ với những thao tác đơn giản sử dụng tổ hợp phím tắt là bạn có thể di chuyển các hàng lên hoặc xuống trong bảng một cách dễ dàng theo
Hướng dẫn tra từ điển trực tiếp trên iPhone, iPad chạy iOS 11
Với những người dùng đã cập nhật lên bất kì phiên bản nào của iOS 11 thì đều sử dụng được tính năng tra từ điển này trên iPhone, iPad mà không cần đến ứng dụng từ điển nào.
Landing page trong SEO là gì?
Landing page là một trang mục tiêu, một địa chỉ website hay một trang có chứa nội dung, sản phẩm dịch vụ bất kì mà người dùng sẽ hướng tới thông qua các công cụ tìm kiếm.
Đánh dấu địa điểm trên Google Maps bằng Stickers
Google Maps vừa chính thức cho người dùng thay đổi biểu tượng đánh dấu địa điểm bằng những nhãn dán ngộ nghĩnh và nhiều màu sắc hơn.
ĐÁNH GIÁ NHANH
Trải nghiệm nhanh camera Meizu Pro 7, chụp đêm rất ngon, còn lại bình thường.
Ấn tượng đầu tiên về Meizu Pro 7 đó là cụm 2 camera và cái màn hình nhìn 'ngầu hết xẩy' ở mặt sau để selfie đẹp hơn. Nhưng mà ngầu thì đâu thể gắn bó dài lâu được.
So sánh thời gian sử dụng pin Xperia XA1 Plus với các đối thủ cùng phân khúc
Dẫn đầu cuộc đua lần này thuộc về Vivo V7+ khi máy có thời lượng sử dụng pin lâu nhất (15.5 tiếng), tuy nhiên sản phẩm này chỉ có màn hình HD mà thôi (màn HD sử dụng ít điện năng hơn màn hình Full HD).