Bạn đam mê thời trang? Bạn muốn mở shop quần áo? Hãy cùng chúng tôi tham khảo kinh nghiệm mở shop quần áo từng bước từng bước một dưới đây để hiểu thêm về những bước cần thiết khi mở shop quần áo nhé !
Trước khi bắt đầu kinh doanh, dù là kinh doanh mặt hàng gì đi chăng nữa điều đầu tiên bạn phải làm là Lập kế hoạch kinh doanh, càng chi tiết càng tốt.
Kinh nghiệm mở shop quần áo số 1:
Nghiêm túc xem lại vì sao bạn muốn mở shop quần áo mà không phải là một shop bán hàng gì đó khác hay thậm chí là đi làm một công việc khác. Kinh doanh thời trang nói riêng và buôn bán lẻ nói chung là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian công sức. Nên nếu bạn không xác định rõ mục tiêu mở shop của mình là gì, nếu không đủ đam mê và tâm huyết bạn sẽ giống 80% các shop khác – tức là sẽ đóng tiệm trong vòng 2 năm.
Nếu đã chắc chắn đây đam mê, là tâm huyết của mình, hãy đi cùng chúng tôi qua các bước tiếp theo.
Phân khúc khách hàng nào
Nghe cái từ có vẻ to tát vậy nhưng thực ra nó chỉ là cách để bạn xác định mình sẽ kinh doanh mặt hàng nào? Đối tượng khách hàng là ai? Bởi vì các mặt hàng thời trang rất đa dạng, bạn cần xác định mình sẽ kinh doanh mặt hàng thời trang nào: Quần áo nam, hay nữ, hay đồ trẻ em, quần áo thường ngày hay thời trang công sở, bình dân hay cao cấp.
Khi chọn một phân khúc, thì hãy tự đặt câu hỏi “vì sao mình chọn phân khúc này mà không phải là một phân khúc khác” để tự phản biện. Tốt nhất quá trình này nên diễn ra với một vài tờ giấy trắng và bút bên cạnh để kịp liệt kê ra các ý tưởng.
Các câu hỏi có thể tự hỏi để xác định phân khúc:
Mình có lợi thế gì về nguồn hàng (Có nguồn hàng nào có sẵn không)
Mình có lợi thế bán hàng cho những ai, vì sao
Mình có lợi thế gì về địa điểm (mặt bằng là nhà của mình, share được một mặt bằng giá tốt nào đó … )
Mình có bao nhiêu vốn khởi điểm, có thể “huy động” thêm được từ những ai.
Lập kế hoạch kinh doanh – phân bổ nguồn vốn
Kinh nghiệm mở shop quần áo cho thấy rằng nếu bạn không có kế hoạch cụ thể cho việc chi tiêu tiền thì bạn sẽ sớm lâm vào cảnh thiếu trước hụt sau. Đặc biệt trong giai đoạn đầu, khi có hàng trăm thứ phí phát sinh. Dưới đây chúng tôi liệt kê các nhóm chi phí chính, tuỳ thuộc vào qui mô và phân khúc khách hàng, bạn có thể thêm vào các hạng mục chi tiết. Lên kế hoạch càng chi tiết, càng giúp kiểm soát tốt các phát sinh và bạn tránh được các tình huống bị động
Chi phí mặt bằng, bao gồm chi phí thuê và đặt cọc (thông thường từ 3 – 6 tháng)
Chi phí sửa chửa, trang trí ngoại thất, nội thất, tủ kệ, đồ dùng ban đầu cho cửa hàng..
Chi phí lấy hàng ban đầu
Chi phí vận hàng cửa hàng hàng tháng
Sau cùng, bạn nên giữ lại một khoảng tiền mặt dự phòng, để phòng các phát sinh chưa được tính toán kỹ.
Tìm kiếm nguồn hàng tốt
Nguồn hàng là yếu tố rất quan trọng khi bắt đầu kinh doanh. Bạn cần phải tìm được cho mình một nguồn hàng ổn định, đẹp, tốt, và hơn nữa là giá cả phải hợp lý. Khi đã quyết định mở shop kinh doanh thời trang, chắc hẵn các bạn đã có dự tính cho nguồn hàng của mình, thậm chí với nhiều shop, thì đây là lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm mở shop quần áo mà các chủ shop lớn chia sẽ, trừ khi nguồn hàng của bạn cực kỳ thân thiết, tốt nhất ở giai đoạn đầu bạn nên đến tận nơi để xem xét nguồn hàng. Điều này giúp bạn giảm được những rủi ro không mong đợi như hàng lỗi, hàng kém chất lượng, hay là bị lừa đảo qua mạng.
Bạn có thể tham khảo thêm một số nguồn hàng thời trang tại đây
Lựa chọn vị trí cửa hàng phù hợp
Về lý thuyết thì ai cũng mong muốn có shop ở các vị trí đông dân cư như gần chợ, gần trường đại học, hoặc ở khu vực trung tâm thành phố để tiện cho việc kinh doanh… Tuy nhiên làm sao để lựa chọn được vị trí cửa hàng ở khu vực đông đúc với mức chi phí hợp lý như kế hoạch ban đầu là bài toán đau đầu khác. Muốn vậy bạn cần tìm các địa điểm không cần đông người vãng lai lắm nhưng tập trung đông khách thuộc phân khúc đã chọn,
Ví dụ như bạn muốn nhắm đến đối tượng khách hàng là sinh viên, đặt cửa hàng tại khu vực gần trường đại học/ cao đẳng sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Trang trí cửa hàng bắt mắt
Trang trí nội thất, ngoại thất cửa hàng như thế nào cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của bạn. Mặt tiền cửa hàng (từ biển hiệu cho đến cửa sổ trưng bày) như là bộ mặt của bạn vậy. Bạn có mời gọi được khách hàng hay không một phần là do nó quyết định đấy. Trong khi ngoại thất cửa hàng đóng vai trò mời gọi khách hàng thì nội thất giúp bạn giữ khách hàng ở lại cửa hàng lâu hơn. Bên cạnh đó, trang trí và sắp xếp nội thất hợp lý còn giúp bạn quản lý cửa hàng tốt hơn.
Về mặt này các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về Kinh nghiệm mở cửa hàng và Vận hành cửa hàng trên blog của chúng tôi nhé.
Hoàn thiện các thủ tục pháp lý
Dù kinh doanh nhỏ hay lớn bạn cũng nên làm các thủ tục đăng ký kinh doanh nhé. Nếu không, vào một ngày đẹp trời nào đó các anh quản lý thị trường, trật tự đô thị, quản lý thuế đến hỏi thăm thì khổ đấy.
Nói thêm một tí về vấn đề đăng ký kinh doanh. Nếu cửa hàng của bạn sử dụng thường xuyên trên 10 lao động thì buộc bạn phải đăng ký mở doanh nghiệp, nếu dưới thì bạn có thể đăng ký mở doanh nghiệp hoặc kinh doanh hộ gia đình đều được cả.
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp bạn thực hiện tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh.
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh bạn có thể liên hệ đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện.
Một mẹo cho việc này là bạn có thể hỏi kinh nghiệm của các shop xung quanh xem thủ tục thế nào, có đầu mối trung gian nào để làm hay không. Có thể mất một ít phí dịch vụ nhưng sẽ đảm bảo mọi việc được nhanh chóng.
Ứng dụng hệ thống quản lý
Sẽ nhanh chóng bạn nhận ra quản lý, vận hành một shop thời trang chẳng khác gì nuôi con mọn. Hàng trăm công việc có tên, không tên sẽ bủa vây và hút hết năng lượng và tinh thần của bạn như: kiểm đếm hàng tồn kho, xem hàng nào bán chạy hàng nào bán chậm, tính toán sổ sách để biết doanh thu, lời lỗ thế nào.
Lúc này, chủ shop nên cân nhắc áp dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý shop của mình. Nhờ đó bạn có nhiều thời gian hơn để tập trung cho công việc chính của mình – phát triển kinh doanh và dịch vụ chăm sóc khách hàng cho shop.
Đưa shop của bạn online
Thế giới ngày nay đã phẳng hơn rất nhiều. Khách có thể đặt mua hàng tại những cửa hàng không ở gần nơi ở của họ. Cách đây 10 năm Bill Gate đã nói một câu nổi tiếng là “Nếu trong 5 -10 năm đến bạn ko kinh doanh trên internet thì bạn đừng kinh doanh nữa”
Đưa cửa hàng của bạn online giúp bạn tiếp cận được với các khách hàng ở xa cửa hàng hơn và tạo nhận diện thương hiệu tốt hơn với các khách hàng tiềm năng ở gần shop của mình.
Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở shop quần áo online để nói kỹ hơn về việc này. Các shop nhớ chú ý theo dõi nhé.
Với những kinh nghiệm mở shop quần áo trên, chúng tôi mong rằng các bạn sẽ sớm có được một shop quần áo như ý muốn. Chúc các shop buôn may bán đắt