Sau khi bước ra khỏi cổng trường cấp 3, nhiều bạn trẻ có thể sẽ suy nghĩ có nên học đại học hay không? Đó hoàn toàn không phải là tư tưởng thụt lùi mà nó giống như một phản xạ có điều kiện, khi mỗi ngày trên các báo đài lại kêu gào chuyện tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học hàng năm rất lớn, nhưng tỷ lệ xin được việc làm thì chiếm con số khá nhỏ, trong khi điều kiện duy trì chi phí cho mấy năm học đại học không phải gia đình nào cũng sẵn sàng đáp ứng tốt.
Có thể bạn là một học sinh nhút nhát, sợ sệt trước những thử thách mới của cuộc đời. Bạn cũng có thể là một cô cậu học trò đang tràn ngập những ước mơ, hoài bão để theo đuổi. Hay bạn đang sa đoạ trong bao cám dỗ, đang bị cuốn theo cuộc sống ảo trên mạng xã hội. Hoặc đơn giản bạn đang bị mất phương hướng và không biết mình nên học đại học hay không.
Đích đến của quá trình học tập là sự thành công
Suốt những năm tháng ròng rã theo cái “nghiệp học”, thầy cô, gia đình, xã hội luôn hướng học trò, các con em của mình phải vào được đại học. Nhưng xét cho cùng, mục đích bước vào cánh cửa đại học là để kiếm được việc làm. Vậy nếu nhìn theo một bức tranh toàn cảnh, cả quá trình học tập của bạn trước đó hay về sau chỉ là với mục đích duy nhất: kiếm được việc làm ổn định. Vậy đại học có là con đường tốt nhất để đạt được đích đến đó? Hay nó chỉ là một con đường an toàn mà nhiều người đang lựa chọn nên bạn cũng chọn bước đi?
Bất kể là lý do gì, bạn cũng nên cân nhắc trước những điều sau, bởi chỉ khi xác định đúng hướng bạn mới tìm thấy cái đích cần đến một cách nhanh nhất có thể.
Không học đại học hay không đủ khả năng đỗ đại học?
Đau đầu lựa chọn giữa “Đại học” và “Không đại học”
Rất nhiều người không có khả năng đỗ đại học luôn lấy các tỷ phú không bằng đại học như Bill Gates hay Steve Jobs làm lời nguỵ biện “không học vẫn giàu”. Nhưng thực chất hai tỷ phú này vẫn đỗ và học đại học, nhưng sau đó họ quyết định rời bỏ để theo đuổi ước mơ của mình, bởi họ xác định được ngay từ đầu rằng, những kiến thức mà nhà trường truyền đạt sẽ không có ý nghĩa cho định hướng mà họ sắp thực hiện. Việc bạn lựa chọn học đại học hay không và vấn đề bạn không thể đỗ đại học là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Nhưng có một mấu chốt: đó là bạn cần hiểu khả năng của mình và cần biết mình muốn gì. Việc xác định rõ con đường bạn muốn đi là rất quan trọng, thay vì chọn bừa một con đường rồi phải quay về vạch xuất phát.
Đừng học những thứ bạn không thích!
Điều này có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Trước hết, bạn cũng chỉ là một trong hàng triệu người trẻ tuổi đang không biết mình đam mê thứ gì. Nên việc chọn một ngành nào đó mà bạn không hề có đam mê là sai lầm rất nghiêm trọng. Sau một thời gian ngồi trên ghế giảng đường, bạn chán nản với quyết định của mình, đồng thời bản thân cũng bế tắc bởi câu hỏi“học tiếp hay bỏ”.
Cũng có rất nhiều bạn trẻ hiện nay lựa chọn trường đại học chỉ là thuận theo ý của gia đình, theo trào lưu, theo hoàn cảnh và xác xuất những nghành họ chọn thực sự phù hợp chỉ là 50-50. Rất nhiều sinh viên đại học than phiền rằng họ không được học thứ họ muốn, học trái ngành và sẽ không theo nghiệp này khi ra trường. Do đó nên nhớ: Hãy ưu tiên đam mê so với những yếu tố còn lại. Đam mê thứ giữ lửa trái tim bạn trong mọi giai đoạn của cuộc đời. Với một đam mê cháy bỏng, bạn sẽ có nghị lực vượt được qua mọi thử thách, khó khan và biến ước mơ thành hiện thực vì đam mê không bao giờ phản bội con người
Thành hay bại là do bạn!
Có rất nhiều con đường dẫn đến thành công. Bạn có hay không sự chủ động trong việc xây dựng sự nghiệp? Bạn có nỗ lực phấn đấu cho cuộc đời mình? Bạn có chịu trách nhiệm cho những lựa chọn? Đó chỉ là một vài trong rất nhiều câu hỏi bạn cần trả lời để tìm cho mình lối đi riêng.
Xác định rõ phương hướng của bản thân dù học hay không học đại học
Học hỏi mỗi ngày
Nếu bạn coi việc mình đến trường 6 ngày/tuần là học hỏi và ngược lại là không học hỏi, thì bạn đã lầm. Khái niệm về học rất rộng lớn. Học không chỉ bó buộc trong hành động lên lớp, ngồi vào bàn, nghe giảng rồi ghi chép.Học là sự chủ động thu nhập kiến thức từ vạn vật quanh ta. Dù có ở trong một môi trường học tập hay không, chúng ta luôn phải học hỏi từ những người xung quanh, từ cuộc sống. Dù có ở trong một môi trường học tập tốt đến đâu mà bạn thụ động, lười biếng, bạn chỉ phí hoài tiền bạc và thời gian của mình.
Những thứ dạy dỗ ta không chỉ gói gọn trong đôi quyển sách, vài cá nhân hay một ngôi trường mà là trường đời rộng mở. Nó bao gồm những kiến thức bao la mà “những gì ta biết chỉ là một giọt nước, còn những gì ta chưa biết là cả đại dương”. Ý thức tự bồi dưỡng cho mình của mỗi con người không những là một nấc thang dẫn bạn đến thành công. Nó còn là đòn bẩy giúp bạn trưởng thành và hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
Thành công đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng không ngừng
Những người thành công là những người biết học hỏi mỗi ngày. Và ngay cả khi họ có một sự nghiệp tầm cỡ hay gặt hái bao nhiêu thành tựu đi chăng nữa, họ vẫn không ngừng tìm tòi, bồi dưỡng. Bởi cái đích của tri thức là vô hạn!
Nhìn thẳng vào việc tuyển dụng của hầu hết các công ty, tập đoàn ngày nay cho thấy, họ không còn quá quan trọng chuyện bằng cấp. Bằng Đại học cũng chỉ giống như một tờ giấy chứng nhận bạn đã học Đại học vậy thôi. Điều quan trọng, họ quan tâm đến kết quả bạn làm ra, năng lực thật sự của bạn khi đối mặt với thực tế.
Vì vậy ần hay không cần tấm bằng đại học là do bạn lựa chọn. Hãy cẩn trọng và kiên nhẫn trong từng quyết định của mình!
Kinh doanh ngay hôm nay cùng Bizweb!