Amazon là website thương mại điện tử được đánh giá là tốt nhất và có vị thế số một trên thế giới. Triết lý của hãng là tập trung nâng cao trải nghiệm cho khách hàng và hơn hết là hãng luôn cố gắng sáng tạo và cải tiến không ngừng. Chính bởi lý do đó, những chiến lược kinh doanh của Amazon được gắn với sự mới mẻ và không bao giờ là lỗi thời, hãy cùng tìm hiểu triết lý vạch ra của “ông trùm” ngành E-commerce trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 hiện nay.
Hành trình của Amazon từ những bước khởi đầu
Amazon được thành lập vào năm 1994 tại New York và cha đẻ của nó chính là Jeff Bezos, ông đã đưa Amazon lên một tầm cao mới trở thành thương hiệu về thương mại điện tử đứng đầu trên thế giới. Công ty này ban đầu được đặt tên là Cadabra, Inc, nhưng tên này đã được thay đổi khi người ta phát hiện ra rằng đôi khi mọi người nghe tên là “Cadaver” (“tử thi”). Tên gọi Amazon.com được chọn vì sông Amazon là con sông lớn nhất trên thế giới, và vì vậy tên gợi lên quy mô lớn, và cũng một phần vì nó bắt đầu bằng ‘A’ và do đó sẽ hiện lên gần đầu danh sách chữ cái.
Giao diện sơ khai của Amazon (Nguồn: isovietnam)
Công ty này khởi đầu bằng dịch vụ bán sách trực tuyến nhưng đã nhanh chóng đa dạng hoá các lĩnh vực của mình sang tất cả các mảng khác như đồ gia dụng, đồ nội thất, điện tử, đồ công nghệ, đồ chơi, thực phẩm… Với những chiến lược kinh doanh đúng đắn thì sau 21 năm, Amazon đã thu về khối tài sản 136 tỷ USD từ việc kinh doanh. Thương vụ gần đây nhất là mua lại Whole Foods và một doanh nghiệp điện toán đám mây hàng đầu được biết đến với sản phẩm loa thông minh Echo. Amazon đã đi một đoạn đường dài từ xuất phát điểm là một hiệu sách trực tuyến. Với những chiến lược đúng đắn và tập trung vào yếu tố sáng tạo, hơn thế nữa, khung “xương sống” của Amazon là tập trung vào phát triển định hướng cá nhân để cho ra những sản phẩm và ý tưởng hay nhất. Những yếu tố đã tạo nên một thương hiệu “quyền lực” như ngày hôm nay, hãy cùng xem chiến lược kinh doanh của Amazon là gì khiến hãng đạt được thành công như ngày hôm nay.
Chiến lược kinh doanh của Amazon: Sáng tạo là xương sống!
Triết lý sáng tạo nằm trong máu của Amazon
Theo tiến sĩ Werrner Vogles thì triết lý trong kinh doanh của Amazon chính là “Sáng tạo nằm trong DNA của mình”. Chính bởi câu nói đó, chiến lược kinh doanh của Amazon là không ngừng sáng tạo và tạo ra những sản phẩm, công nghệ, dịch vụ mới cho công chúng.
Vào năm 2007, Amazon đã thực hiện chiến dịch bán máy đọc sách Kindle với giá gần như “rẻ như cho” tung ra thị trường. Nhiều người cho rằng, đây là một chiêu trò gì đó được coi như kỳ lạ và không hiểu mục đích thực sự bên trong. Nhưng theo ông Werner thì mục đích của Amazon chính là bán được sản phẩm sách điện tử phổ cập được đến khách hàng trước tiên. Trước khi tạo được nguồn cung phải có cầu, chính vì vậy phải cho người tiêu dùng thấy được sách điện tử tiện dụng như thế nào từ đó mới thu hút được lượng khách hàng tiềm năng được về cho doanh nghiệp của mình. Tại chính thời điểm đó, máy tính bảng chủ yếu phục vụ cho những công việc thiết yếu của người dùng như giải trí, xem phim và công việc, người dùng muốn một công cụ đọc sách chuyên dụng mà yếu tố ảnh hưởng tới mặt được quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy Amazon thấu hiểu được người dùng và cho ra một sản phẩm đúng ý của họ nhằm mục đích đưa ra thị trường một sản phẩm mới hoàn toàn và thúc đẩy doanh số bán ebook của công ty hàng đầu tại thời điểm lúc thị trường đang cạnh tranh khốc liệt.
(Nguồn: Mashable)
Trong ba yếu tố mà hãng theo đuổi là “Sáng tạo, công ty, công nghệ” thì yếu tố sáng tạo được đặt lên hàng đầu và là kim chỉ nam để hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này. Tuy vậy, sáng tạo không bao giờ là công việc dễ dàng và dễ được chấp nhận, Amazon đã chứng minh cho cả thế giới thấy sự sáng tạo nằm trong ADN của công ty và trở thành triết lý trong hoạt động của công ty này.
Sáng tạo ăn sâu vào ADN của Amazon là nói không quá khi chỉ từ một hãng có website bán hàng sách rất bình thường nay hãng đã phát triển thành một tập đoàn với những công nghệ tối tân. Sự sáng tạo của hãng đi kèm với đổi mới và những sự đổi mới của hãng rất phù hợp với xu thế và công nghệ tối tân hiện nay. Từ nhân viên bốc dỡ bằng rô bốt, bình thường nhân viên kho phải tìm đến kệ hàng thì nay xe rô bốt chở hàng tự chạy, nhân viên giao hàng áp dụng kỹ thuật tiên tiến đưa cả máy bay không người lái vào trong quá trình giao hàng. Chính điều này đã chứng minh hãng là một người bắt kịp xu hướng cải tiến sáng tạo, nâng cao trải nghiệm cho người dùng, đây là yếu tố giúp một hãng thương mại điện tử có được lợi thế rất lớn trên thương trường đầy cạnh tranh. Thêm vào đó ông lớn ngành E-commerce còn mở siêu thị Amazon Go, hay thiết bị điều khiển giọng nói Amazon Echo… Tất cả là nhờ vào chiến lược kinh doanh của Amazon luôn cải tiến không ngừng nghỉ và thấm vào dòng chảy hoạt động của họ yêu cầu nhân viên không ngừng đưa ra những ý kiến sáng tạo.
“Phải cực kỳ kiên định với mục tiêu nhưng cần linh hoạt trước khi triển khai chi tiết”
Theo Werner tại sự kiện Transformation Day
Phá vỡ rào cản để đi lên
Nếu như các hãng nghệ khác luôn bị một điểm trừ là “tự đắc” luôn cho rằng dịch vụ của mình là đúng, luôn luôn hoàn hảo, thì với Amazon lại khác. Chiến lược kinh doanh của Amazon luôn biết chấp nhận sai lầm và phá vỡ mọi rào cản để đến đích cuối cùng là tạo ra được sự sáng tạo mới mẻ mang chất riêng của Amazon. Hãy nhìn vào sự thất bại của Nokia khi không chịu nhìn nhận sai lầm khi thị trường đã thay đổi về định nghĩa điện thoại thì hãng vẫn “cứng đầu” và để rồi giờ đây chỉ còn là dĩ vãng về một đế chế Nokia hùng mạnh xưa.
Kindle Direct Publishing là bước đột phá của Amazon (Nguồn: cnet.com)
Về công nghệ, Amazon đã tạo ra không gian sáng tạo không ngừng dành cho nhân viên và không gian làm việc của công ty mình và có thể nói không gian làm việc của Amazon cho phép không gian sáng tạo vô cực. Chẳng hạn, Amazon cho ra mắt Kindle Direct Publishing, một dịch vụ giúp người viết có thể tự xuất bản và bán tác phẩm của mình trên Amazon Kindle. Nếu như các phương thức truyền thống khiến người viết phải đi tìm nhà xuất bản và phải qua một loạt quá trình kiểm duyệt mới được phát hành ra công chúng. Thế nhưng với Kindle thì khác, hãng đã phá vỡ mọi rào cản truyền thống về cách xuất bản trên ứng dụng của mình giúp các tác giả có dễ dàng đưa sản phẩm của mình đến với công chúng. Chính chiến lược này khiến Amazon Kindle gây được thiện cảm rất lớn trong mắt khách hàng.
Facebook, Spotify, Airbnb, Grab,… là những công ty đang tạo ra những ngành dịch vụ mới hoàn toàn trên toàn cầu, và đặc điểm chung là đều là những công ty có tuổi đời rất “non”, thế nhưng những gì mà các hãng trên tạo ra là vô cùng đáng nể. Xương sống của những công ty này chính là điện toán đám mây, thiếu các dịch vụ và giải pháp về đám mây thì các công ty này không thể hoạt động. Dù vậy, theo ông Werner, phát triển nhanh nhưng cần phải tỉnh táo nhìn ra các sai lầm. Những sai lầm nào trả giá ít thì có thể thử, đồng thời giảm bớt chi phí trong những lần sai. Chỉ như vậy mới tìm ra được dịch vụ, sản phẩm đúng nhất.
Nguyên tắc độc đáo tạo ra trong chiến lược kinh doanh của Amazon
Một nguyên tắc trong chiến lược kinh doanh của Amazon hết sức thú vị là “nguyên tắc hai chiếc bánh Pizza”. Tại sao lại vậy? Theo lý giải của những người làm trong công ty là mỗi một nhóm làm việc trong Amazon tối đa vài chục người sao cho chỉ mua hai chiếc Pizza đủ ăn cho cả nhóm. Việc mỗi nhóm chỉ gồm ít người khiến ai cũng có thể đóng góp ý kiến của riêng mình, ai cũng có thể biết tường tận công việc của mình là gì, từ đó gắn kết và xây dựng sức sáng tạo một cách dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều.
Triết lý hai chiếc bánh Pizza của Amazon (Nguồn: Women Love Tech)
Ngoài ra, các nhóm hoạt động độc lập không hề phụ thuộc vào những nhóm khác trong việc đưa ra quyết định, điều đó nâng tầm cho quyền tự quyết trong yếu tố doanh nghiệp của Amazon. Chẳng hạn nhóm bán sách lại có một sự độc lập riêng, quyết định riêng và mục tiêu riêng nằm trong quyền hạn của nhóm, nhóm bán giày cũng có mục tiêu cụ thể và các nhóm như vậy tự quyết định trong hầu hết mọi việc, hầu như không qua nhóm quản lý trung gian của bất kỳ một phòng ban nào trong doanh nghiệp.
Mọi chuyện đều có thể xảy ra trong thời đại mà IOT lên ngôi
Ông Werner cho rằng về phương diện Internet vật lý, các công ty nhỏ và lớn hiện nay đều có cơ hội như nhau, điều mà trước đây chưa từng có. Với việc cung cấp dịch vụ đám mây theo thời gian sử dụng, chỉ trả tiền cho những thứ mình dùng, các công ty nhỏ cũng có thể chi trả các giải pháp và nền tảng đám mây – giống với những thứ mà hiện các tập đoàn toàn cầu đang dùng. Các công ty không phải đầu tư máy chủ, trung tâm dữ liệu vật lý như trước đây và dễ dàng mở rộng quy mô hơn khi sử dụng nền tảng cloud.
(Nguồn: theLeader)
Thị trường Việt Nam được nhắm đến bởi AWS và được đích thân phó chủ tịch Amazon tìm hiểu về “miếng bánh” hời này. Bởi Amazon biết rằng Việt Nam có tốc độ phát triển rất nhanh và nằm trong các nền kinh tế lớn trong khu vực hơn nữa Việt Nam có nền công nghệ thông tin hết sức phát triển và thúc đẩy hàng nghìn doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam cũng rất mạnh tay khi thấy tiềm năng từ thị trường này, Amazon không thể bỏ lỡ và thấy đây là cơ hội để chiến lược kinh doanh của hãng được phát triển bởi xu hướng và nhu cầu mua sắm của khách hàng được đẩy lên cao và xu hướng tăng trưởng. Trong thời đại IOT ngày nay thì không gì là không thể, có một sự thật sáng tạo đôi khi là chưa đủ, phải hiểu được khách hàng muốn gì mới là điều quan trọng dẫn tới thành công.
Kết luận
Chiến lược kinh doanh của Amazon hướng đến sáng tạo là yếu tố cốt lõi, và hãng đi theo tầm nhìn và chiến lược mình vạch ra. Với những sự thành công và sáng tạo luôn là “bản sắc” riêng trong Amazon thì hãng đã trở thành một đế chế và đạt được giá trị thị trường 1 ngàn tỷ USD chỉ chịu đứng sau Apple. Amazon là một hãng tập trung vào sáng tạo bên cạnh công nghệ, thêm vào đó Digital Marketing cũng là điều hãng tập trung vào, do đó hãng mới trở thành thương hiệu với độ phủ lớn trên khắp thế giới như hiện nay.
Thắng Nguyễn – MarketingAI
Nguồn: https://marketingai.admicro.vn/chien-luoc-kinh-doanh-cua-amazon-triet-ly-sang-tao-luon-duoc-dat-len-hang-dau/