Cận cảnh smartphone pin khủng Asus ZenFone Max giá 4,49 triệu đồng Smartphone pin trâu Lenovo Vibe P1 lộ cấu hình khủng Đánh giá smartphone pin khủng Gionee M5 mini So sánh smartphone màn hình 5 inch giá mềm
Thời lượng pin
Asus ZenFone Max sở hữu pin dung lượng đạt mức 5.000 mAh và cũng có thiết kế không thể tháo rời. Dung lượng pin của Asus ZenFone Max ngang ngửa với mẫu Lenovo Vibe P1 nhưng cao hơn mẫu Gionee M5 mini .
Do có sự chênh lệch về cấu hình phần cứng mà mỗi smartphone sử dụng, nên kết quả đánh giá PCMark sẽ có những khoảng cách điểm số nhất định.
Dẫu vậy, từ kết quả đánh giá mà Test Lab có được, Asus ZenFone Max thực sự nổi bật vì cho đến 18 giờ 13 phút - bỏ xa Vibe P1 vốn có cùng mức dung lượng pin với cách biệt điểm số lên đến 8 giờ - một kết quả ấn tượng như mong đợi.
Thiết nghĩ, với cấu hình phần cứng của Asus ZenFone Max cộng thêm pin 5.000 mAh và kết quả thử nghiệm, người dùng có thể 'vi vu' cùng máy với thời lượng pin vượt xa mốc 2 ngày 2 đêm mà không phải lo sạc.
Trong khi đó, VIBE P1 nhờ trang bị adaptor sạc siêu tốc nên chỉ mất trung bình chưa đầy 30 phút để cán mốc 50% dung lượng pin từ mức báo động đỏ. Nếu tính tổng thời gian sạc, Vibe P1 mất khoảng 2 giờ 30 phút để sạc đầy hoàn toàn.
Riêng M5 mini cũng cho kết quả thời lượng pin ngang ngửa với mẫu VIBE P1 là vì Gionee cơ bản đã rút gọn kích thước màn hình, hiệu năng bộ xử lý. Hãng còn trang bị kèm máy adaptor có dòng khá cao nên cũng không mất quá nhiều thời gian cho việc sạc pin.
Test Lab cũng đánh giá cao việc Asus ZenFone Max, Gionee M5 mini đều hỗ trợ tính năng 'chia sẻ' nguồn năng lượng từ pin máy cho smartphone khác (Asus và Lenovo trang bị kèm phụ kiện cáp OTG) tựa như Vibe P1 của Lenovo.
Tuy nhiên, với adaptor mà Asus bán kèm ZenFone Max, người dùng sẽ phải mất nhiều thời gian để 'bơm' đầy lại pin khủng cho chiếc smartphone này vì đơn giản bộ sạc chỉ hỗ trợ nguồn ra 5V, 1A.
Đánh giá:
Asus ZenFone Max:
Gionee M5 mini:
Thiết kế
Mỗi mẫu smartphone pin khủng thử nghiệm tại Test Lab đều có những nét riêng giúp tạo được ấn tượng tốt từ phía người dùng. Gionee M5 mini trông khá hiện đại và không thua kém những sản phầm tầm trung là mấy khi cũng có thiết kế màn hình vát cong 2.5d, mặt lưng ốp kim loại tông xuyệc tông với chi tiết viền giả kim chạy dọc thân máy.
Trong khi đó, ZenFone Max của Asus vẫn ít nhiều mang phong cách đặc trưng của dòng sản phẩm ZenFone 2, nhưng lại khá hấp dẫn nhờ chi tiết nắp lưng vân da trông khá sang trọng. Phiên bản sử dụng bộ cánh màu đen tuyền chủ đạo cũng trông hấp dẫn khi được nhà sản xuất “đính” kèm đường viền giả kim màu đồng chạy dọc thân máy.
Riêng Lenovo Vibe P1 trông khá nam tính khi sở hữu thiết kế gần như nguyên khối và góc cạnh. Tuy nhiên, nhờ chi tiết vát cong mặt lưng theo hướng lòng bàn tay nên Lenovo Vibe P1 cũng cho cảm giác khá thoải mái khi thao tác. Máy còn được bán kèm ốp lưng trong suốt giúp bảo vệ mặt lưng khỏi trầy xước.
Xét về tính tiện dụng, nhìn chung cả 3 smartphone thử nghiệm lần này đều đạt kết quả tốt. Nút Home trên Lenovo Vibe P1, tuy vị trí chưa thật “đắc địa” nhưng nhờ khả năng đọc dấu vân tay tốc độ, chỉ cần chạm nhẹ vẫn có thể mở nhanh màn hình chỉ với một tay. Tiếc là Vibe P1 chỉ hỗ trợ ghi nhớ tối đa 2 dấu vân tay của người dùng.
Đánh giá:
Asus ZenFone Max:
Gionee M5 mini:
Màn hình
Từ những kết quả đánh giá chất lượng hiển thị có được, Test Lab nhận thấy Lenovo VIBE P1và Asus ZenFone Max cho kết quả khá tốt. Đơn cử, 2 mẫu smartphone pin khủng này đều có khả năng tái hiện màu đơn sắc khá tốt, độ đồng nhất màu sắc cao và góc quan sát cũng thoải mái do khoảng cách giữa bề mặt panel màn hình với mặt kính bảo vệ bên ngoài gần như không đáng kể.
Các phép thử về độ chi tiết hình ảnh cũng cho thấy màn hình có độ sắc nét tốt như mong đợi. Dù quan sát bằng mắt thường, người dùng bình thường cũng khó có thể chê Vibe P1 hay ZenFone Max về độ sắc nét cũng như độ nhạy điều khiển cảm ứng.
Trong khi đó, Gionee M5 mini tuy cũng khá thành công trong việc tái hiện độ chi tiết hình ảnh/ký tự, nhưng do độ trong của panel màn hình và độ bão hòa vẫn còn ít nhiều hạn chế, nên chất lượng màu sắc tổng thể nhìn chung chỉ có thể xếp vào mức trung bình.
Xét về khả năng đảm bảo chất lượng hiển thị ở góc nhìn hẹp, Gionee M5 mini cũng tỏ ra nhún nhường 2 sản phẩm cùng tham gia thử nghiệm đơn giản là vì chất lượng panel chưa thật trong trẻo như đã đề cập.
Trong suốt thử nghiệm, ZenFone Max và Lenovo VIBE P1 dễ dàng vượt qua các phép thử về độ nhạy điều khiển cảm ứng với kết quả tốt như mong đợi. Điều này có nghĩa là người dùng có thể thực hiện nhanh các thao tác chạm, vuốt, zoom một cách dễ dàng hơn cả khi giải trí với các game đòi hỏi sự nhạy bén và chính xác trong việc sử dụng kết hợp nhiều ngón tay.
Đánh giá:
Asus ZenFone Max:
Gionee M5 mini:
Camera
Xét về mặt ứng dụng, ZenFone Max được Test Lab đánh giá cao nhất vì bên cạnh việc cung cấp các tùy chọn chế độ chụp ảnh từ cơ bản đến nâng cao, Asus còn kèm theo hàng loạt chế độ như selfie bằng camera sau nhờ tính năng phát hiện khuôn mặt, chế độ tua nhanh thời gian, xóa bỏ đối tượng chuyển động, chụp ảnh động và cả chế độ tua ngược thời gian rất thích hợp khi chụp các đối tượng chuyển động nhanh.
Xếp thứ 2 là Gionee M5 mini vì dù không cung cấp nhiều tùy chọn chụp ảnh, nhưng ứng dụng kèm theo lại cho phép xem trước từng thay đổi của bộ lọc màu trước khi áp dụng. Với mẫu smartphone này, người dùng cũng có thể chụp nhanh một nội dung văn bản bất kỳ cần dùng làm ghi chú, ứng dụng camera sẽ tự động cắt – crop và cho phép lưu dưới dạng tập tin PDF để tiện hiệu chỉnh sau đó.
Riêng với Lenovo VIBE P1, ứng dụng chụp ảnh đi kèm tuy không mang lại nhiều tùy chọn chụp ảnh, nhưng thực tế sử dụng và những kết quả đánh giá cho thấy chế độ chụp ảnh tự động của ứng dụng có độ tin cậy cao hơn hẳn ứng dụng camera trên ZenFone Max và M5 mini.
Xét về chất lượng ảnh chụp trong môi trường ánh sáng thuận lợi, màu sắc hình ảnh của VIBE P1 thực sự được đánh giá cao vì độ tương phản và khả năng đo sáng tự động khá tốt. Mẫu smartphone pin khủng của Lenovo cũng có khả năng lấy nét gần ấn tượng. Tuy nhiên, tiếc là độ ổn định của khả năng lấy nét tự động vẫn còn chút hạn chế, nên không phải hầu hết ảnh chụp thử nghiệm đều nét căng như mong đợi.
Nếu cũng dùng chế độ chụp ảnh tự động của Asus ZenFone Max, kết hợp khả năng bù/trừ sáng thủ công và “dặm” thêm một chút hiệu ứng màu sắc, người dùng vẫn có thể sáng tác những bức ảnh ưng ý để chia sẻ với bạn bè.
Gionee M5 mini tuy không thực sự tỏa sáng ở phần bổ sung này vì khả năng đo sáng, lấy nét vẫn còn ít nhiều hạn chế. Nhưng bù lại camera chính của máy có góc nhìn rộng hơn nhiều, giúp ghi được nhiều chi tiết vào khung hình hơn. Nếu pha trộn giữa một chút ít hiệu ứng màu sắc từ một ứng dụng thứ 3, cân chỉnh phơi sáng bằng cách di chuyển vùng đo sáng hỗ trợ kèm, Gionee M5 mini vẫn có thể cho những shot hình ưa nhìn hơn vì thực tế thì độ chi tiết ảnh chụp cũng không hề thua kém các sản phẩm ngang tầm giá.
Đánh giá:
Asus ZenFone Max:
Gionee M5 mini:
Âm thanh
Xét về âm lượng, cả Asus ZenFone Max, Gionee M5 mini và Lenovo VIBE P1 đều vượt qua mức khá trong thang điểm đánh giá tại Test Lab. Chất lượng âm thanh loa ngoài nhìn chung cũng khá ổn và không bị vỡ tiếng khi cài đặt âm lượng ở mức cao.
Tuy vậy, thiết kế loa ngoài ở mặt lưng máy của Gionee vẫn chưa đủ sức vượt Asus, nên chất lượng cũng như độ lớn của loa giảm đáng kể khi đặt máy trên hầu hết mặt phẳng như mặt bàn, sách vở hoặc những vật liệu mềm có khả năng hấp thụ âm thanh.
Đánh giá:
Asus ZenFone Max:
Gionee M5 mini:
Hiệu năng
Xét trên phương diện phần cứng, người dùng cơ bản đã có thể nhanh chóng hình dung thứ hạng về hiệu năng của 3 mẫu smartphone thử nghiệm. Những kết quả đánh giá hiệu năng chi tiết cũng nói lên điều này khi trong hầu hết phép thử, Lenovo VIBE P1 luôn dẫn đầu và liền sau là ZenFone Max của Asus và Gionee M5 mini.
Quá trình hiện thực hóa số liệu cho thấy Vibe P1 rất xứng đáng với vị trí của mình khi có tốc độ xoay và chuyển trang màn hình nhanh, độ trễ khởi động ứng dụng nặng không đáng kể. Máy cũng đủ sức gánh vác các game đồ họa nặng như Unkilled, Modern Combat: Blackout vì tốc độ tải màn đầu tiên không hề chậm, các hiệu ứng đồ họa vẫn thể hiện đầy đủ và không phát hiện tình trạng lag, dừng hình trong lúc chơi thử.
Riêng với Asus ZenFone Max, do hiệu năng đồ họa chỉ ở mức phổ thông, nên sẽ không thể có được những trải nghiệm đồ họa chất lượng như những sản phẩm thuộc phân khúc tầm trung vốn trang bị SoC tích hợp nhân đồ họa hiệu suất cao hơn.
Gionee M5 mini với nội lực từ bộ xử lý giá rẻ MediaTek kèm RAM 2GB nhìn chung cũng đủ sức cân hầu hết tác vụ kết nối, cập nhật mạng xã hội cũng như giải trí với phim ảnh trực tuyến hằng ngày. Tuy nhiên, hiệu suất đồ họa của máy vẫn dưới ZenFone Max nên dù có thể chơi một số tựa game nặng về đồ họa với thiết lập đồ họa ở mức tối thiểu, tình trạng giật hình lẽ đương nhiên vẫn không thể tránh khỏi.
Đánh giá:
Asus ZenFone Max:
Gionee M5 mini:
Giao diện người dùng
Trong 3 smartphone thử nghiệm, Gionee M5 mini và Lenovo VIBE P1 đều có thiết kế giao diện phẳng nhưng cách thiết kế của Lenovo giúp người dùng dễ dàng làm quen hơn. Với người dùng mới, Gionee M5 mini có thể sẽ gây ít nhiều khó khăn khi cần tìm kiếm một hạng mục để cấu hình hệ thống trong giao diện Settings hoặc như khi cần truy cập nhanh giao diện điều khiển (tùy chọn điểm kết nối Wi-Fi, độ sáng màn hình, xoay màn hình, truy cập trình điều khiển hệ thống, máy ảnh,...).
Trong khi đó, Asus ZenFone Max nhìn chung cũng có giao diện đẹp, hỗ trợ nhiều cử chỉ điều khiển cảm ứng hiện đại nhưng lại mất điểm vì có khá nhiều ứng dụng không cần thiết đi kèm.
Dù đều là những sản phẩm thuộc phân khúc smartphone pin khủng, nhưng thực tế sử dụng cho thấy chỉ giao diện của Asus ZenFone Max Lenovo VIBE P1cung cấp tùy chỉnh tiết kiệm pin. Với ZenFone Max người dùng có khá nhiều mức độ tiết kiệm pin và cũng cho phép tùy chỉnh sâu bên trong mỗi chế độ. Riêng với Vibe P1 do được trang bị nút cứng ngay trên thân máy, nên một khi dung lượng pin đã “rớt” xuống đến mức báo động đỏ, vẫn có thể kích hoạt nhanh chế độ tiết kiệm pin thay vì phải tốn nhiều thao tác.
Đánh giá:
Asus ZenFone Max:
Gionee M5 mini:
PC World VN, 03/2016