Hệ điều hành iOS 9.3 của Apple dường như đang gây ra nhiều rắc rối cho một người dùng thực hiện nâng cấp. Thông tin về các sự cố như một số ứng dụng bị treo hoặc không hoạt động và các vấn đề thường gặp về hiệu năng sau khi nâng cấp. Trên các diễn đàn thảo luận của cộng đồng người dùng Apple, rõ ràng những “rắc rối” khi nâng cấp lên phiên bản iOS 9.3 đang gây phiền lòng cho một số người dùng. Nhưng với tôi thì khác, những tin tức này không hề ảnh hướng đến tôi một chút nào. Nguyên nhân là do tôi chưa bao giờ có ý định nâng cấp lên iOS 9.3 cho chiếc điện thoại iPhone của mình.
iPhone SE, chiếc điện thoại mới ra mắt của Apple có giá chỉ từ 399 USD tại Mỹ mà không kèm bất cứ ràng buộc nào với nhà mạng.
Trên chiếc iPhone của tôi luôn xuất hiện biểu tượng vòng tròn nhỏ với số “1” trong đó, biểu tượng nhắc nhở đang có bản nâng cấp chờ đợi nhưng tôi luôn tảng lờ nó. Thành thật mà nói, tôi cũng đã từng nâng cấp các phiên bản ứng dụng trên điện thoại trong quá khứ, nhưng iTunes phiên bản sau luôn nặng hơn.
Tuy nhiên, sau một vài năm bỏ qua các phiên bản nâng cấp iOS, điện thoại của tôi vẫn hoạt động hết sức tốt đẹp. Tôi chưa bao giờ gặp vấn đề gì với hiệu suất, tôi không có cảm giác mình bị bỏ lỡ một số tính năng mới lạ mà tôi biết rằng không có nó cũng chẳng sao. Và quan trọng nhất là, tôi không gặp bất kỳ rắc rối nào với những hoạt động cơ bản với chiếc điện thoại của tôi. Các ứng dụng đều chạy tốt và tôi không quan tâm đến việc chuyển đổi những thứ nhỏ nhặt xung quanh.
Trước đây, tôi cũng từng chứng kiến người bạn của mình sau khi nâng cấp hệ điều hành cho chiếc Macbook của cô ta và nó gần như trở thành cục gạch khi không thể hoạt động được. Một thực tế là các phiên bản sau thường chứa nhiều dữ liệu và dung lượng lớn hơn phiên bản cũ, cũng như những đòi hỏi về phần cứng cao hơn. Đôi khi, việc nâng cấp khiến thiết bị của bạn không thể hoạt động được một cách bình thường, ngoài những lỗi phát sinh do hệ điều hành đem đến, còn là vấn đề các ứng dụng cũ đang hoạt động mượt mà bỗng trở nên chậm chạp. Không gì có thể gây khó chịu hơn việc phải sử dụng một thiết bị chậm chạp. Chính vì vậy, tôi luôn có xu hướng trì hoãn việc nâng cấp các phần mềm.
Có thể một số người cho rằng tôi thiếu hiểu biết hoặc đi sau thời đại. Nhưng những trải nghiệm trong quá khứ đã khiến tôi rút ra bài học là hãy chỉ cập nhật khi thực sự cần thiết khi một ứng dụng cần cho công việc có một tính năng đòi hỏi phải cập nhật phần mềm hoặc khi bạn thay điện thoại mới với một nền tảng phần cứng mạnh hơn. Còn không, nếu mọi thứ đang hoạt động tốt, thì tại sao bạn lại cần phải thay đổi điều đó?
Hải An (Theo Forbes)