Bạn đang gặp tình trạng máy báo còn pin nhưng ngay sau đó đã sập nguồn hay dùng mãi mà biểu tượng pin vẫn báo 100%? Sau đây là cách để giúp chiếc điện thoại của báo báo pin một cách chính xác hơn.
Ảnh minh họa
Đại bộ phận pin dùng trên các thiết bị di động hiện nay sử dụng công nghệ Lithium-ion (Li-ion). Ưu điểm của pin Li-ion là chứa được dung lượng điện lớn trong một thể tích nhỏ, hiệu ứng nhớ thấp và độ tự xả không cao.
Tuy nhiên, loại pin này khá 'kỳ quặc' vì sạc đầy 100% hay xả về 0% (đúng nghĩa đen) đều gây hại tới tuổi thọ của pin. Do đó mà các nhà sản xuất thiết bị di động thường có xu hướng cảnh báo sớm, nhằm tránh 1 trong 2 trạng thái trên.
Máy báo hết pin nhưng thực tế việc tắt máy bắt buộc là do sự can thiệp của nhà sản xuất.
Bởi vậy, khi sạc pin tới 100%, đó không thực sự là mức 100% dung lượng pin mà chỉ là giới hạn do nhà sản xuất đặt ra. Tương tự, máy sẽ tự động tắt khi pin chưa thực sự tụt về mức 0%.
Dù vậy, việc can thiệp này về lâu dài sẽ khiến cho mạch điều khiển đôi khi bị rối loạn và báo pin không chính xác nữa. Ngoài ra, cũng phải kể tới một yếu tố là nhiệt độ.
Ở nhiệt độ cao, những máy sử dụng pin Li-ion sẽ mau chóng 'nhảy' từ trạng thái yếu pin về tình trạng kiệt pin nhanh hơn thông thường rất nhiệt.
Một mẫu pin Li-ion sử dụng cho laptop. Ở nhiệt độ cao, pin Li-ion cũng sụt giảm dung lượng nhanh hơn thông thường.
Để 'chữa bệnh' cho pin, nếu nhận thấy tình trạng báo pin sai, bạn nên hiệu chỉnh lại bằng cách sau:
1. Sử dụng máy cho tới khi pin kiệt thực sự. Sau khi máy tự động tắt do yếu pin, hãy bật lên và tiếp tục sử dụng cho tới khi không thể bật lên trở lại nữa.
2. Cắm sạc cho máy mà không sử dụng, thậm chí, có thể để chế độ máy bay để tránh sử dụng pin trong lúc sạc. Sau khi máy báo đầy 100%, nên tiếp tục sạc khoảng vài giờ nữa để đảm bảo pin đạt mức 100% thực sự.
3. Làm lại các bước trên 2 - 3 lần để giúp pin 'nhớ' được giới hạn thực sự.
Mẹo này cũng có thể áp dụng cho các loại pin Li-ion khác như pin laptop, pin tablet, v.v...
Thành NT
Theo Trí Thức Trẻ