Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ đảm bảo an toàn dịch vụ ngân hàng

Ảnh minh hoạ

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Thủ tướng về triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2017 vừa diễn ra ngày 5/1 vừa qua.


Theo đó, Thủ tướng đánh giá năm 2016, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực dù phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thử thách. Những thành quả đó có sự đóng góp quan trọng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và toàn ngành Ngân hàng, mạch máu của nền kinh tế. Tuy nhiên, ngành Ngân hàng cũng còn một số điểm bất cập, cần được nhìn nhận thẳng thắn để sớm có biện pháp khắc phục ngay từ năm 2017.


Trong đó, quy mô, năng lực nội tại của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam còn khá nhỏ so với khu vực và nhu cầu của nền kinh tế, nhân lực, quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập trong khi năng lực thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu.


Đồng thời, mặt bằng lãi suất và nợ xấu vẫn còn cao, chưa xử lý được “điểm nghẽn” cốt lõi về nợ xấu trong hệ thống tổ chức tín dụng, nên chưa thể tạo ra sự tăng trưởng bền vững của ngành Ngân hàng và của nền kinh tế.


Cùng với đó, rủi ro hoạt động tín dụng vẫn đáng lo ngại; mức độ tiếp cận dịch vụ ngân hàng còn chưa đồng đều giữa dân cư và tổ chức kinh tế, tình trạng tín dụng đen khá phổ biến ở các vùng nông thôn xa xôi.


Trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức, Chính phủ giao trọng trách cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần đi tiên phong để góp phần thực hiện thành công các mục tiêu đề ra tại các Nghị quyết này: điều hành các công cụ chính sách tiền tệ hiệu quả để kiểm soát lạm phát (bình quân dưới 4%), giữ ổn định và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế vĩ mô đạt mục tiêu 6,7%; đồng thời thực hiện các giải pháp đột phá để xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém và giải quyết vấn đề nợ xấu thực chất.


Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và toàn ngành Ngân hàng cần điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, sát thị trường hơn; tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tài khóa để vừa ổn định và hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, vừa kiểm soát tốt lạm phát, ổn định thị trường ngoại tệ và tăng dự trữ ngoại hối, ổn định giá trị đồng Việt Nam.


Cơ chế điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần thay đổi theo hướng tăng tính thị trường, giảm tính mệnh lệnh hành chính, nhất quán, công khai, dễ dự báo để doanh nghiệp và người dân chủ động trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đời sống. Nâng cao năng lực phân tích, dự báo; chú trọng các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro, từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả.


Đồng thời, Thủ tướng nhắc nhở cần đánh giá lại hiệu quả của tín dụng chính sách để đổi mới cơ chế triển khai, tăng tính cạnh tranh, công khai, minh bạch bằng sự tham gia của nhiều tổ chức tín dụng. Ngành Ngân hàng phải phấn đấu quyết liệt tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất từ đó giảm chi phí vay vốn cho doanh nghiệp, đồng thời sẽ góp phần tiết kiệm chi phí huy động vốn cho nhà nước khi phát hành trái phiếu Chính phủ. Các ngân hàng thương mại nghiên cứu, xây dựng các gói tín dụng ưu đãi cho một số lĩnh vực ưu tiên cụ thể như: nông nghiệp chất lượng cao, du lịch, khởi nghiệp...


Thủ tướng lưu ý cần tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tiếp tục hoàn thiện thể chế, quy định pháp luật nhằm hỗ trự hiệu quả cho quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, nhất là quy trình xử lý tài sản bảo đảm, tài sản thế chấp, quyền của chủ nợ, trách nhiệm nghĩa vụ của người vay. Hoàn thiện, báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương để trình Quốc hội theo trình tự rút gọn đối với dự án Luật tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.


Tập trung triển khai quyết liệt Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, trong đó ưu tiên xử lý dứt điểm các Ngân hàng Thương mại đã mua bắt buộc và thuộc diện kiểm soát đặc biệt. Quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu phải gắn với triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa nợ xấu gia tăng, đảm bảo giữ an toàn ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền lợi của nhà nước và người gửi tiền.


Rút kinh nghiệm thời gian trước, tăng cường thanh tra, giám sát hiệu quả nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Nâng cao chất lượng, năng lực cảnh báo sớm đối với rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống, hiệu quả hoạt động giám sát an toàn vĩ mô, vi mô của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tăng cường phối hợp công tác, chia sẻ thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan pháp luật, cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra, giám sát.


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động xây dựng và triển khai các biện pháp tái cơ cấu và xử lý nợ xấu nhằm nâng cao năng lực tài chính và quản trị điều hành. Các tổ chức tín dụng phải tích cực cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, an toàn và hiệu quả, chú trọng hơn tới an ninh, bảo đảm an toàn tài sản của khách hàng gửi tại các tổ chức tín dụng; có giải pháp đột phá để tăng cường cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế nhằm minh bạch hóa, phòng chống hiệu quả hiện tượng gian lận trốn thuế, tham nhũng, rửa tiền.


Các tổ chức tín dụng, nhất là các Ngân hàng thương mại cần nâng cao trách nhiệm pháp lý, ý thức chấp hành pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, phấn đấu đi đầu trong hưởng ứng chủ trương xây dựng Chính phủ, chính quyền các cấp liêm chính, kiến tạo, phát triển phục vụ người dân và doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 19 của Chính phủ.


Cùng với đó, ngành Ngân hàng cần nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực thi công vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quán triệt và thực hiện nghiêm túc nghị quyết trung ương 4 khóa XII, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần quan trọng xây dựng niềm tin đối với người dân trong xã hội.


Đồng thời, chú trọng và đẩy mạnh hơn công tác truyền thông để xây dựng và củng cố niềm tin của các tầng lớp xã hội vào hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền cho người dân và doanh nghiệp hiểu rõ chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các chính sách của ngành ngân hàng để tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn các dịch vụ tài chính, ngân hàng; có phản ứng nhanh, chính xác, kịp thời trước những luồng thông tin bịa đặt nhằm định hướng và tạo sự đồng thuận chính thống trong xã hội.

TIN LIÊN QUAN

Sản phẩm, dịch vụ CNTT nào được ưu tiên mua sắm bằng ngân sách nhà nước?

VietTimes -- Vừa qua, Bộ TT&TT vừa ban hành Thông tư số 47/2016/TT-BTTTT quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ CNTT sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Trương Minh Tuấn ký.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: “Chìa khoá” tăng năng suất lao động Việt Nam

Với nền kinh tế năng động và dễ thích ứng như Việt Nam, sáng tạo, công nghệ mới là cơ hội, hy vọng động lực dẫn dắt tạo nguồn tăng trưởng tương lai. Để bắt đầu, chúng ta cần phải đầu tư dài hạn cho nguồn lực con người, nhằm nâng cao tay nghề kĩ

Thứ trưởng cười tươi đi taxi, lãnh đạo tỉnh thích 'đặc thù xe công'

'Việc đi làm bằng taxi rất bình thường. Không đi xe này mình đi xe khác, có sao đâu”. Tuy nhiên, điều bình như vị Thứ trưởng Bộ Tài chính nói chưa dễ trở phổ biến. Bởi hình ảnh quan chức thường gắn với những chiếc xe biển xanh bóng loáng quen thuộc

Thực tế ảo thay đổi ngành Điện ảnh như thế nào?

Trang web So Rẻ (http://www.sore.vn) cũng giống như WebSoSanh là công cụ giúp bạn so sánh giá của nhiều sản phẩm, dịch vụ từ nhiều cửa hàng và nhà cung cấp. Dựa vào thông tin về...

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Thời điểm khó khăn nhất đã qua

Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Chính phủ trước thềm năm mới Đinh Dậu về cảm nhận của mình sau 9 tháng ở vị trí lãnh đạo ngành công thương, một ngành được cho là có nhiều vấn đề rất “nóng” trong năm 2016, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết giai

THỦ THUẬT HAY

Làm thế nào để tắt chế độ kiểm tra chính tả trong Windows 10?

Windows 10 cũng như bộ phần mềm Microsoft Office, hiện đã có chức năng tự động sửa lỗi chính tả, ngữ pháp... khi người dùng gõ trong hệ thống. Nhưng đối với nhiều người thì đây là tính năng gây ra sự phiền hà, không

Hướng dẫn tự khắc phục lỗi âm thanh sau khi cập nhật lên Windows 10 October 2018 Update

Vấn đề này không xảy ra trên diện rộng mà chỉ phát sinh trên một số lượng nhỏ thiết bị đã nâng cấp lên Windows 10 October 2018 Update cũng bởi vì Microsoft đã nhanh chóng thu hồi bản cập nhật này. Thật may là một nhân

Megabit(Mb)là gì?Nó có giống với Megabyte(MB)không?

Megabit (Mb) và megabyte (MB) nghe có vẻ giống hệt nhau, và thậm chí ký hiệu viết tắt của chúng cũng là các chữ cái giống nhau, nhưng chúng chắc chắn là không giống nhau đâu.

Ẩn thanh Taskbar để tạo không gian trống làm việc khác

Điểm thú vị ở tính năng này là khi di chuyển chuột vào thanh Taskbar thì nó hiện đầy đủ các chức năng như mặc định, còn di chuyển chuột ra chỗ khác thì Taskbar sẽ tự động ẩn đi.

Ping là gì? Hướng dẫn cách sử dụng các lệnh Ping thông dụng

Ping (Packet Internet Grouper) là công cụ kiểm tra kết nối giữa máy tính của bạn đến một máy chủ cụ thể nào đó bằng cách đo thời gian gửi và nhận một gói tin.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá hiệu năng Vsmart Joy 1: Đáp ứng tốt nhu cầu cơ bản, chiến tốt Asphalt 8 đồ họa cao

Snapdragon 435 không phải là một con chip mạnh nhưng nó thực sự nổi bật trong phân khúc 2,5 triệu đồng, cùng với 3GB RAM hiệu năng của Vsmart Joy 1 có thể nói là ấn tượng trong phân khúc.

Trên tay Xiaomi Redmi Note 11 Pro: Giá hơn 5 triệu với thiết kế độc đáo, chip Dimensity 920 và camera 108MP

Ngày 28/10 vừa qua, Xiaomi đã trình làng dòng sản phẩm Xiaomi Redmi Note 11 Pro với thiết kế bắt mắt và mới lạ, để lại ấn tượng mạnh mẽ cho giới công nghệ. Sau đây, bạn hãy cùng mình trên tay Xiaomi Redmi Note 11 Pro