FPT Retail là công ty quản lý hệ thống bán lẻ thiết bị di động và CNTT của tập đoàn FPT, với 2 hệ thống cửa hàng là và F.Studio (chuyên các sản phẩm Apple). Trong khi đó, FPT Trading là công ty phân phối điện thoại và các thiết bị công nghệ, với các thương hiệu nổi tiếng như Asus, Apple, HTC, Lenovo, Xiaomi, Dell, IBM, v.v.
Đây là tin không hề mới mẻ khi nó đã nằm trong kế hoạch tái cấu trúc các mảng kinh doanh của FPT từ hồi đầu năm nay. Dù vẫn có lợi nhuận, nhưng các mảng trên của FPT đóng góp không đáng kể vào tổng lợi nhuận của tập đoàn. Với việc thoái vốn khỏi FPT Retail và FPT Trading, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho biết tập đoàn này sẽ có được lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tốt hơn nhờ tập trung nguồn lực vào 2 mảng kinh doanh cốt lõi là công nghệ và viễn thông.
Hai mảng này đóng góp đến 70% lợi nhuận của FPT vào năm ngoái. Hiện các lãnh đạo FPT vẫn đang cân nhắc hình thức và tỷ lệ thoái vốn, và bỏ ngỏ khả năng chào bán cổ phần của FPT Retail và FPT Trading ra thị trường.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch tập đoàn FPTTheo một số ý kiến trong ngành, việc FPT rút chân ra khỏi mảng bán lẻ là động thái đúng đắn, Vì mảng này trước nay vẫn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường, vốn đầy rẫy các chuỗi cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ với chi phí tối ưu về mặt bằng. Việc VinGroup đóng cửa hệ thống VinPro và VinPro+là một điển hình cho thấy việc mở một loạt chuỗi cửa hàng kinh doanh thiết bị công nghệ với quy mô lớn sẽ đi kèm chi phí rất nặng về mặt bằng cùng những thứ khác.
Trong khi đó, FPT Trading dù vẫn là nhà phân phối điện thoại và thiết bị IT lớn nhất cả nước nhưng doanh số và lợi nhuận đã bị sụt giảm đáng kể khi một số chuỗi bán lẻ lớn như Thế giới Di động, ... được mua hàng trực tiếp từ Apple.
Theo đánh giá từ các chuyên gia, giá trị của thương vụ thoái vốn và FPT Trading sẽ dao động từ 2.300 - 2.700 tỷ đồng.
Nguyên Khang (Tổng hợp)
Theo Infonet
Nguồn : kul.vn