SteelSeries Siberia V3 tai nghe dành cho Games thủ chuyên nghiệp

Mới đây, thương hiệu đình đám của làng gaming gear thế giới này đã tung ra phiên bản V3 của dòng tai nghe dành riêng cho game thủ này. Điều đáng nói là thay vì chỉ tung ra một phiên bản, SteelSeries lại cho ra mắt cùng lúc ba mẫu Siberia mới với mức giá dao động từ khoảng 900.000 VNĐ cho tới 2,9 triệu Đồng: Siberia RAW, V3 và V3 Prism.

 

Trong bài viết đánh giá chi tiết ngày hôm nay, chúng ta sẽ trải nghiệm mẫu tai nghe Siberia V3. Hiện tại nhà phân phối Mai Hoàng Computer đang bán sản phẩm này tại thị trường Việt Nam với giá 1.999.000 VNĐ.

 

Âm thanh

 

Có lẽ sẽ là bất công nếu chúng ta chỉ xét Siberia V3 như một chiếc tai nghe dành riêng cho game. Lý do là, ở cái giá 2 triệu Đồng, nhiều game thủ Việt sẽ muốn tìm cho mình một thiết bị âm thanh có khả năng sử dụng với hầu hết mọi tác vụ, từ nghe nhạc, xem phim, chat voice và dĩ nhiên là chơi game.

Với Counter Strike: Global Offensive, driver được nâng cấp của Siberia V3 phát huy được gần như tối đa khả năng của một chiếc tai nghe, thứ vốn cực kỳ quan trọng với game thủ FPS competitive chỉ sau chú chuột chơi game. So sánh với Siberia V2, âm thanh trong game đã bớt chói, dễ nghe hơn nhưng đi kèm với đó là mức độ chi tiết cũng như âm trường của những tiếng động trong game tái tạo, ngay cả khi thiết lập vulume thấp để không gây ảnh hưởng tới thính giác của người chơi.

 

Trong khi đó với DOTA 2 và… Skype (dùng để thử nghiệm khả năng của microphone), phản hồi của những người đồng đội tôi chơi cùng là khá tốt, khi âm thanh mà đồng đội nghe được thông qua micrphone khá trong trẻo, dễ nghe, không bị tạp âm nhiều trong khi độ nhạy của mic vẫn được giữ nguyên. Vào ban đêm, những lời thì thầm khá nhỏ của tôi vẫn được nghe thấy một cách trọn vẹn, đó là điều Siberia V3 làm khá tốt.

 

Đó là về âm thanh trong game.

 

Đối với nhiều game thủ, đã từ lâu họ coi Siberia V2 như một trong số những chiếc tai nghe chơi game có chất lượng âm thanh phù hợp với âm nhạc nhất: Tiếng nịnh tai, ấm áp, bass dày, hợp với nhiều loại nhạc mà game thủ hay thưởng thức như pop, dance, dubstep hay EDM nói chung.

 

Tuy nhiên với bản thân tôi, Siberia V2 gần như không thể thỏa mãn được nhu cầu âm nhạc. Chính vì thế khi thử nghiệm Siberia V3, thay vì thử nghiệm game, tôi cắm vào điện thoại và máy tính để nghe nhạc trước tiên.

 

Vẫn là thứ âm thanh ấm áp vốn có của những chiếc tai nghe SteelSeries, thế nhưng nếu xét một cách tổng thể, V3 có chất lượng âm thanh tốt hơn nhiều so với người tiền nhiệm. Thay vì sở hữu bass dày dặn, có sức mạnh, thì dải mid mượt mà, ấm áp và hơi thiên về midbass khiến cho V3 hợp với những bản pop ballad hơn. Tương tự như vậy, mid bass có texture và chi tiết tốt, phù hợp với nhiều thể loại nhạc điện tử. Trong khi đó với thử nghiệm nhạc jazz và một số thể loại khác, cả dải high lẫn low bass đều bị roll off, hơi chới với và thiếu lực, cũng như sub bass không xuống đủ sâu để thỏa mãn những đôi tai khó tính.

 

Điều đáng chú ý là, tuy chỉ có trở kháng 32 Ohm, thế nhưng độ nhạy của Siberia V3 chỉ nằm ở ngưỡng 80 dB. Nó có thể có được “độ to” đáng ngạc nhiên trên điện thoại di động cũng như laptop, nhưng để có được độ chi tiết tốt của âm thanh, thứ mà dải mid trình diễn rất xuất sắc nếu xét tới những chiếc tai nghe chơi game trong tầm giá 2 triệu Đồng, thì một chiếc headamp hay soundcard lại là thứ cần thiết cho game thủ.

 

Thiết kế

 

Ở mức giá 2 triệu Đồng, điều đáng khen ngợi dành cho SteelSeries đó là bất chấp những sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều tên tuổi lớn của thị trường gaming gear, thiết kế của Siberia V3 vẫn giữ được sự hiện đại, cá tính và phù hợp với cộng đồng game thủ. Dĩ nhiên để đạt được điều này, những chi tiết được đánh giá cao trên Siberia V2 vẫn được giữ lại.

 

Vẫn là thiết kế gọng nhựa với vành kim loại chịu lực kiêm cáp kết nối tín hiệu từ phần earcup bên phải sang bên trái, vẫn là khả năng kéo dài và thu gọn microphone vào bên trong earcup, vẫn là thiết kế driver lệch 30 độ so với trục nằm ngang để tạo ra trải nghiệm âm thanh như mong muốn đối với game thủ, thế nhưng Siberia V3 hoàn toàn không phải một bản sao 100% của người tiền nhiệm V2. Một số chi tiết đã được SteelSeries cải tiến so với phiên bản cũ để tạo ra trải nghiệm sử dụng thoải mái hơn cho người sử dụng.

 

Xét về mặt thiết kế thì điểm đáng chú ý nhất là nếu so sánh với V2, thì Siberia V3 đã có trọng lượng nhẹ đi phần nào. Cộng với đó là trong quá trình sử dụng, lực ép (clamping force) tác động lên đầu của game thủ đã không còn nhiều như trước đây. Chỉ hai thay đổi này đã khiến cho game thủ có thể đeo V3 trong một khoảng thời gian dài, phục vụ cho các tác vụ từ nghe nhạc, xem phim cho tới chơi game một cách thoải mái hơn rất nhiều.

 

Thêm vào đó, tuy vẫn sử dụng hệ thống cáp kéo cổ điển đã gặp trong rất nhiều chiếc tai nghe từ trước tới nay thay cho hệ thống thay đổi chiều dài của connector, thế nhưng phần headband đã được SteelSeries loại bỏ lớp bọc vải ở mặt tiếp xúc với đầu của game thủ. Điều này khiến cho headband có độ bền cao hơn và không còn bị tác động bởi mồ hôi của người dùng trong quá trình sử dụng.

 

Thay đổi thứ ba là về cáp kết nối. Thay vì giữ lại hệ thống tăng giảm âm lượng và switch bật tắt microphone tích hợp trên cáp tín hiệu, SteelSeries đã lược bỏ chúng hoàn toàn, thay vào đó là switch microphone được đặt ở ngay phía sau earcup bên trái, giúp người sử dụng linh hoạt hơn thay vì phải lần mò dây cáp để tắt mic như trước đây.

 

Kèm với đó là khả năng tương tác. Với cáp kết nối dài 1,2 mét và jack 3.5 4 chấu, game thủ có thể tùy ý sử dụng Siberia V3 với điện thoại, với tay cầm PS4 thông qua cổng tích hợp, hay bất kỳ thiết bị nào sở hữu cổng âm thanh 3.5 mà vẫn có thể sử dụng microphone đi kèm. Tuy nhiên với PC, người sử dụng sẽ cần tới đoạn cáp kéo dài với khả năng chia kênh headphone và microphone riêng để đem V3 vào những trận đấu game kịch tính.

 

Tuy nhiên một điểm trừ của Siberia V3 là phần bao bì tuy tinh tế, đậm chất hiện đại nhưng phần vỏ nhựa giữ tai nghe bên trong lại có xu hướng hơi 'dìm hàng' giá trị của chiếc tai nghe.

 

Sử dụng

 

Dĩ nhiên bên cạnh chất lượng âm thanh, thì trải nghiệm sử dụng vẫn là một trong số những điều đáng quan tâm với những chiếc tai nghe dành cho game thủ. Với Siberia V3, tuy mất thêm một vài giây để cố định hai earcup sao cho vừa khít với tai của tôi, tuy nhiên khả năng cách âm của chiếc tai nghe là rất đáng ngạc nhiên, đi kèm với đó là trọng lượng nhẹ hơn và lực ép không quá mạnh, giúp những người đeo kính như tôi trải nghiệm game khá thoải mái.

 

Tạm kết

 

 

Một lần nữa, SteelSeries lại đặt ra một chuẩn mực mới cho chiếc tai nghe dành riêng cho game thủ. Họ đã cân bằng được phần nào mức giá, trải nghiệm sử dụng thoải mái cũng như chất lượng âm thanh ở phiên bản thứ ba của dòng tai nghe Siberia đình đám.

 

Xin chân thành cám ơn công ty tin học Mai Hoàng đã hỗ trợ chúng tôi hoàn thành bài viết này.

TIN LIÊN QUAN

Phụ kiện bàn phím Steelseries liệu có tốt không?

Được ra mắt cộng đồng game thủ toàn cầu vào năm 2001, thương hiệu Steelseries liên tục gặt hái được những thành công vang dội không chỉ trong và ngoài lĩnh vực Gaming. Steelseries gây ấn tượng từ những sản phẩm đi vào lòng người hâm mộ trong nước

SteelSeries Arctis 7 Plus/ 7P Plus: Thời lượng pin dài hơn, tăng tốc sạc với cổng USB-C

Chỉ với vài thay đổi nhỏ, SteelSeries đã đem lại sự khác biệt hoàn toàn trên các mẫu tai nghe gaming mới Arctis 7 Plus và 7P Plus.

Đánh giá SteelSeries M750/M750 TKL: switch linear, đèn RGB đẹp, thiết kế bền bỉ

Apex M750 và M750 TKL sử dụng switch linear, đèn RGB đẹp, thiết kế bền bỉ, rất tối ưu cho nhu cầu chơi game nhưng lần này SteelSeries vẫn còn nhiều thiếu sót rất cơ bản để có thể khiến bộ đôi này trở cạnh tranh tốt hơn.

SteelSeries ra mắt chuột không dây thực sự cao cấp với giá 120 USD

Và SteelSeries - ông hoàng về gaming gear fps một thời trong những nỗ lực trở lại ở thời gian gần đây cuối cùng cũng đã ra mắt một chú chuột không dây thực sự cao cấp là Rival 650. Đây có thể coi như một phiên bản Rival 600 nhưng đã được 'cắt dây'.

Top những loại chuột tốt nhất dành cho game thủ trên PC

Chuột là thiết bị không thể thiếu cho người dùng PC, và đặc biệt dành cho game thủ, người luôn cần một con chuột chất lượng cao để 'chinh chiến'.

Tai nghe Somic E95X: món quà "bình dân" cho các gamer

Làn gió mới trong phân khúc tai nghe gaming dưới 2 triệu đồng.

SteelSeries tung ra hàng loạt bản nâng cấp cho dòng mousepad gaming QcK

Những sản phẩm mới là QcK Edge, QcK Prism Cloth, QcK Hard và thay đổi lại một chút về tên của các sản phẩm cũ. Những nâng cấp này được ra mắt ngay sau khi SteelSeries kỉ niệm chiếc mousepad thứ 10 triệu được bán ra, đây

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn lưu toàn bộ trang web về iPhone theo định dạng PDF

Thủ thuật này thực hiện hoàn toàn trên hệ điều hành iOS mà không cần đến ứng dụng bên thứ 3 nào. Kể từ iOS 11, Apple đã cung cấp cho hệ điều hành iOS ứng dụng quản lý tệp có tên “Files”. Nhờ ứng dụng này mà chúng ta có

Hướng dẫn dùng Photoshop CS6(Phần 1): Tạo ảnh kỹ thuật số

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn các bước để chuyển một bức ảnh thường thành một bức ảnh thời trang bắt mắt sử dụng hiệu ứng ánh sáng và hiệu chỉnh màu sắc trong Adobe Photoshop CS6.

Hướng dẫn cách kích hoạt USB Restricted Mode trên iPhone, iPad

iOS 11.4.1 vừa mới ra mắt cách đây vài ngày đã khắc phục nhiều lỗi nhỏ và có cải tiến đáng kể về bảo mật. Nổi bật trong đó chính là chế độ hạn chế quyền truy cập USB.

Cách tắt thông báo Update Link trên Excel

Khi file Excel lấy từ nhiều nguồn khác nhau bạn sẽ thường gặp thông báo yêu cầu update link khá khó chịu.

Cách sửa lỗi “You do not have sufficient access to uninstall”, lỗi gỡ bỏ phần mềm

Đã bao giờ khi gỡ bỏ phần mềm, ứng dụng bất kỳ trên máy tính Windows, bạn nhận được thông báo lỗi “You do not have sufficient access to uninstall”. Nếu có thì bạn đã tìm đúng chìa khóa rồi đó. Dưới đây là 4 cách sửa

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Mazda CX-5 2019: Thiết kế đẹp, nhiều công nghệ và trải nghiệm lái thể thao

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc crossover cỡ nhỏ, Mazda CX-5 2019 là lựa chọn không tồi nhờ thiết kế đẹp, nhiều công nghệ và trải nghiệm lái thể thao.

3 triệu rưỡi nên mua Realme C21Y hay Samsung Galaxy A03s?

Hiện tại, cả Realme C21Y và Samsung Galaxy A03s được bán với giá 3,49 triệu tại Viettel Store. Với số tiền 3 triệu rưỡi nên mua Realme C21Y hay Samsung Galaxy A03s? Cùng mình đặt hai thiết bị này lên bàn cân và so sánh

Đánh giá Asus RoG G701VI: Mạnh mẽ và cũng rất nặng

Ở tầm giá 80 triệu đồng, cá nhân mình không nghĩ một người dùng sẽ quan tâm đến cấu hình của một chiếc Laptop Gaming hơn là thương hiệu nó mang trên mình, bởi thực sự tầm giá này chiếc máy tính nào đi chăng nữa nó cũng