Nhà thông minh ngày nay không còn xa lạ trong các công trình nhà ở, văn phòng, chung cư,... với nhiều tiện ích mang lại cho cuộc sống.
Để thiết kế một ngôi nhà thông minh không hề phức tạp như mọi người vẫn tưởng, nhất là với những ngôi ngôi nhà đã được hoàn thiện thì việc lắp đặt các thiết bị smarthome càng trở nên dễ dàng hơn.
Để hệ thống ngôi nhà được đồng nhất, chủ nhà nên cho cho mình một thương hiệu smarthome có đầy đủ hệ sinh thái, các thiết bị được liên kết với nhau và điều khiển trên cùng một ứng dụng phần mềm. Mình xin đơn cứ thiết bị nhà thông minh Hunonic.
Hunonic là công ty chuyên nghiên cứu và sản xuất các thiết bị nhà thông minh, mọi thiết bị công tắc, ổ cắm, đèn, tv, điều hòa, máy bơm, rèm, cửa cuốn, cổng.. đều được điều khiển từ xa bằng điện thoại hoặc giọng nói.
Đặc biệt, các thiết bị của Hunonic đều được nghiên cứu kỹ càng và thiết kế theo kích thước chuẩn quốc tế, nhờ vậy, những công trình đã hoàn thiện âm tường khi thay thế bằng thiết bị của Hunonic rất dễ dàng không phải thay đổi kết cấu công trình.
Lên ý tưởng và lựa chọn thiết bị
Để thiết kế một ngôi nhà thông minh, đầu tiên chủ nhà cần liệt kê lại số thiết bị trong nhà cũng như những giải pháp thông minh cần cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Nếu cẩn thận có thể vẽ lại sơ đồ các thiết bị trong gia đình.
Ví dụ:
- Giải pháp chiếu sáng thông minh
- Cảm biến cửa, cảm biến chuyển động
- Giám sát an ninh
- Cửa cổng tự động
Các thiết bị tương ứng cho những giải pháp trên bao gồm:
- Công tắc cảm ứng thông minh Hunonic
- Cảm biến chuyển động Hunonic ir sensor, cảm biến cửa Hunonic door sensor
- Camera tích hợp hệ thống nhà thông minh
- Công tắc cửa cuốn Hunonic door, Bộ điều khiển cổng tự động Hunonic gate
- Tổng chi phí cho những thiết bị trên có giá chưa đến 5 triệu đồng.
Tiến hành lắp đặt
Vì hệ thống điện đã hoàn chỉnh, các thiết bị của Hunonic đều có kích thước theo chuẩn cơ sở hạ tầng xây dựng ở Việt Nam, nên quá trình thay thế lắp đặt rất đơn giản và nhanh chóng. Trong khi lắp, chủ nhà cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như hướng dẫn của tư vấn viên, sau đó thay thế vào các vị trí cần thiết.
Ví dụ trong phòng khách của ngôi nhà có 2 đèn chiếu sáng, 1 đèn trang trí, điều hòa, quạt, tv thì số thiết bị chủ nhà cần chuẩn bị lần lượt là:
- 1 Công tắc cảm ứng 3 nút cho 3 đèn
- 1 Bộ điều khiển hồng ngoại cho tv, quạt, điều hòa
- 1 Cảm biến cửa
Lưu ý khi thiết kế nhà thông minh
Khi thiết kế nhà thông minh chủ nhà cần lưu ý
- Lựa chọn thương hiệu smarthome và thiết bị có giá thành phù hợp, mẫu mã thẩm mỹ, hiện đại, hợp với ngôi nhà của mình
- Kích thước thiết bị khớp với kích thước chuẩn trên thị trường cũng như kết cấu xây dựng ngôi nhà,
- Vẽ lại sơ đồ các thiết bị để đặt các cổng kết nối ở vị trí phù hợp, không làm ảnh hưởng tới chất lượng kết nối
- Ưu tiên các nhà sản xuất smarthome có server tại Việt Nam để các vấn đề về bảo mật và đường truyền được đảm bảo
- Xem kĩ chế độ bảo hành, đổi trả, hỗ trợ trong quá trình sử dụng
Trên đây là một số kinh nghiệm chia sẻ về thiết kế ngôi nhà thông minh. Tìm hiểu thêm về nhà thông minh và các sản phẩm smarthome của Hunonic tại website: https://hunonic.com/